Giải SGK Vật Lí 10 (Cánh diều) Bài 1: Lực và gia tốc

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 1: Lực và gia tốc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật Lí 10 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

Giải Vật Lí 10 Bài 1: Lực và gia tốc

Mở đầu trang 43 Vật Lí 10:

Hình 1.1 là một chiếc siêu xe. Nhà sản xuất công bố nó có thể tăng tốc từ 0 km/h

Hình 1.1 là một chiếc siêu xe. Nhà sản xuất công bố nó có thể tăng tốc từ 0 km/h đến 100 km/h trong khoảng thời gian dưới 2 giây, tăng tốc từ 0 km/h đến 300 km/h trong khoảng thời gian dưới 12 giây. Tốc độ tối đa khoảng 350 km/h. Một trong những thông số mà các nhà sản xuất ô tô thường cạnh tranh là giảm thời gian tăng tốc. Mối liên hệ giữa lực và gia tốc là cơ sở để các nhà sản xuất cải tiến ô tô nhằm giảm thời gian tăng tốc.

Vậy làm thế nào để rút ngắn thời gian tăng tốc của ô tô?

Lời giải:

Muốn rút ngắn thời gian tăng tốc của ô tô có nhiều cách:

+ Thiết kế hình dạng của ô tô có đường cong mềm mại, nhằm giảm lực cản của không khí.

+ Sử dụng các bộ phận nhẹ hơn để xe giảm được lực tải.

+ Cải tiến động cơ nhằm tăng lực phát động cho xe: tăng số xy-lanh, điều chỉnh ống xả (pô) để tăng mã lực, tăng khí nạp, tăng góc đánh lửa.

I. Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng

Câu hỏi 1 trang 44 Vật Lí 10: Từ số liệu của bảng 1.1, hãy chỉ ra mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên nó.

Từ số liệu của bảng 1.1, hãy chỉ ra mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên nó

Lời giải:

Ta thấy khi lực tác dụng tăng thì gia tốc của xe cũng tăng theo.

Khi F1=0,071N ứng với a1=0,206m/s2. Suy ra: k1=F1a10,345

Khi F2=0,089N ứng với a2=0,263m/s2. Suy ra: k2=F2a20,338

Khi F3=0,108N ứng với a3=0,315m/s2. Suy ra k3=F3a30,343

Khi F4=0,127N ứng với a3=0,369m/s2. Suy ra k4=F4a40,344

Khi F5=0,144N ứng với a1=0,423m/s2. Suy ra k5=F5a50,340

Từ đó có thể thấy F và a tỉ lệ thuận với nhau.

Câu hỏi 2 trang 44 Vật Lí 10: Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm như thế nào?

Lời giải:

Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm cho các xe có khối lượng m khác nhau, tổng hợp các kết quả đo giá trị a của gia tốc khi cảm biến lực cho giá trị như nhau.

II. Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất

Vận dụng 1 trang 46 Vật Lí 10: Thông số của một mẫu xe ô tô được cung cấp như bảng dưới đây.

Thông số của một mẫu xe ô tô được cung cấp như bảng dưới đây

a) Hãy đổi các thông số về độ dài, khối lượng, tốc độ ở bảng trên sang giá trị theo đơn vị đo trong hệ SI.

b) Tính lực tác dụng để mẫu xe trên chở đủ tải trọng và tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 2 giây.

Lời giải:

a) Đổi đơn vị

Khối lượng 2,140 tấn = 2,140.1000 = 2140 kg

Tải trọng 0,710 tấn = 0,710.1000 = 710 kg

Chiều dài cơ sở 2933 mm = 2933.0,001 = 2,933 m

Tốc độ tối ưu 80 km/h = 80.10003600=  22,22 m/s

b) Khi xe chở đủ tải trọng thì khối lượng tổng thể của cả xe lúc này là

m = 2140 + 710 = 2850 kg.

Xe tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến khi đạt tốc độ tối ưu trong 2 giây,

khi đó gia tốc của xe là: a=vv0t=22,2202=11,11m/s2

Lực tác dụng khi đó:

F = m.a = 2850 . 11,11 = 31635 (N )

Luyện tập trang 47 Vật Lí 10: Hãy chỉ ra tổ hợp đơn vị cơ sở của đơn vị dẫn xuất niutơn.

Lời giải:

Đơn vị dẫn xuất niuton là đơn vị đo của lực.

Ví dụ như lực F = ma trong đó m là khối lượng (có đơn vị là kg); a là gia tốc (có đơn vị là m/s2) khi đó tổ hợp đơn vị cơ sở của đơn vị dẫn xuất niuton là kg.m/s2.

Vận dụng 2 trang 47 Vật Lí 10: Chứng tỏ rằng các công thức ở chủ đề trước không vi phạm về đơn vị:

a) s=vot+12at2

b) s=v2v022a

Lời giải:

a) Biểu thức s=vot+12at2

Trong đó:

+ vận tốc v0 có đơn vị là m/s;

+ thời gian t có đơn vị là s;

+ gia tốc a có đơn vị là m/s2,

+ quãng đường s có đơn vị là m.

Dựa vào công thức ta thấy vế phải của biểu thức có tổ hợp đơn vị:

ms.s+ms2.s2=m (thỏa mãn đơn vị của quãng đường s ở vế trái)

b) Biểu thức s=v2v022a 

Trong đó:

+ Vận tốc v và v0 có đơn vị là m/s;

+ Gia tốc a có đơn vị là m/s2,

+ Quãng đường s có đơn vị là m.

Dựa vào công thức ta thấy về phải của biểu thức có tổ hợp đơn vị:

ms2ms2=m (thỏa mãn đơn vị quãng đường s ở vế trái).

Xem thêm lời giải bài tập SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian 

Bài tập chủ đề 1

Bài 2: Một số lực thường gặp

Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động

Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Câu hỏi liên quan

Ta thấy khi lực tác dụng tăng thì gia tốc của xe cũng tăng theo. Từ đó có thể thấy F và a tỉ lệ thuận với nhau.
Xem thêm
Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm cho các xe có khối lượng m khác nhau, tổng hợp các kết quả đo giá trị a của gia tốc khi cảm biến lực cho giá trị như nhau.
Xem thêm
Muốn rút ngắn thời gian tăng tốc của ô tô có nhiều cách: + Thiết kế hình dạng của ô tô có đường cong mềm mại, nhằm giảm lực cản của không khí. + Sử dụng các bộ phận nhẹ hơn để xe giảm được lực tải. + Cải tiến động cơ nhằm tăng lực phát động cho xe: tăng số xy-lanh, điều chỉnh ống xả (pô) để tăng mã lực, tăng khí nạp, tăng góc đánh lửa.
Xem thêm
Tốc độ tối ưu 80 km/h = 22,22 m/s Lực tác dụng khi đó: F = m.a = 2850 . 11,11 = 31635 (N )
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
Đơn vị dẫn xuất niuton là đơn vị đo của lực. Ví dụ như lực F = ma trong đó m là khối lượng (có đơn vị là kg); a là gia tốc (có đơn vị là m/s2) khi đó tổ hợp đơn vị cơ sở của đơn vị dẫn xuất niuton là kg.m/s2.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lực và gia tốc
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!