Giải Lịch Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Trả lời:
Việc khai thác thông tin về tên, địa điểm, thời gian xây dựng, sự kiện xảy ra của cầu Long Biên cung cấp tư liệu để các nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu về những sự kiện gắn với sự ra đời của cầu Long Biên trong lịch sử của Thủ đô và đất nước.
1. Lịch sử là gì?
Trả lời:
- Lịch sử là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử. Bởi vì: giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về lịch sử.
- Lịch sử là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ. Bởi vì: khám phá hay tìm hiểu cái gì, tìm hiểu như thế nào về sự thật lịch sử lại xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện tại. Cho nên, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tạo trò chuyện, “đối thoại” với quá khứ.
Trả lời:
- Hình 2 (Mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa) và hình 3 (Khuân đúc tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa) thể hiện hiện thực lịch sử.
- Hình 4 (Tác phẩm Chuyện nỏ thần của Tô Hoài) thể hiện nhận thức lịch sử.
Trả lời:
* Điểm giống trong nội dung 2 tấm bia:
- Cùng phản ánh về một sự kiện: ngày 27/4/1521 đã diễn ra cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng với các chiến binh của La-pu-la-pu. Kết quả là Ma-gien-lăng đã chết trong cuộc đụng độ đó.
- Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ph. Ma-gien-lăng (chỉ huy đoàn thủy thủ), La-pu-la-pu (thủ lĩnh địa phương),...
- Bia tưởng niệm đề cập đến một địa điểm: ở Xê-bu, Phi-líp-pin.
* Sự khác nhau giữa nội dung 2 tấm bia:
- Tấm bia hình 5:
+ Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược.
+ Sự kiện đó nói về cuộc đấu tranh chống sự xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-líp-pin.
+ Tưởng niệm về thủ lĩnh Lapulapu.
- Tấm bia hình 6:
+ Ph.Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí.
+ Sự kiện đó nói về cuộc phát kiến địa lí vĩ đại: lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Tưởng niệm về Ma-gien-lăng.
* Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau: Tùy thuộc vào: mục đích, thái độ, quan điểm… của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử mà chúng ta có những nhận thức lịch sử khác nhau.
2. Sử học
Câu hỏi 1 trang 10 Lịch sử 10: Nêu khái niệm Sử học.
Trả lời:
- Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
Trả lời:
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học: toàn bộ quá khứ của loài người (cá, nhân, tập thể, cộng đồng người, quốc gia, khu vực, toàn thể nhân loại). Ví dụ: lịch sử Việt Nam, lịch sử Đông Nam Á, lịch sử thế giới cổ trung đại,…
- Chức năng của Sử học:
+ Chức năng khoa học: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Chức năng xã hội: Giáo dục tư tưởng, đạo đức. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
+ Ví dụ về chức năng của sử học: Dựa vào sử học để khôi phục, dựng lại sự kiện trong quá khứ: sự kiện 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập trước quần chúng nhân dân tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Qua đó rút ra những bài học về sự độc lập, tự do cho đất nước; giáo dục thế hệ trẻ phải biết ơn những sự hi sinh của thế hệ trước đã đấu tranh để có được nền hòa bình như ngày nay, từ đó phấn đấu học tập để xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh.
- Nhiệm vụ của Sử học:
+ Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Góp phần truyền bá, giáo dục những truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
+ Đúc rút bài học kinh nghiệm, góp phần dự báo tương lai đất nước, nhân loại.
+ Ví dụ về nhiệm vụ của sử học: Thông qua các tư liệu các nhà nghiên cứu Sử học đã khôi phục lại hiện thực lịch sử về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam: Hoàn cảnh, thời gian, diễn biến sự kiện, kết quả của cuộc cách mạng tháng Tám. Qua đó rút ra những nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm cho cách mạng trong giai đoạn tiếp theo. Từ đó trang bị cho con người những nhận thức đúng đắn về cách mạng tháng Tám năm 1945 và giáo dục thế hệ ngày nay phải biết ơn những công lao của thế hệ ông cha đi trước, phấn đấu học tập để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trả lời:
- Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” được lưu truyền để tôn vinh đức tính trung thực, khách quan của các nhà sử học.
Trả lời:
Khi nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học cần đảm bảo được:
+ Nguyên tắc trung thực: Nhà sử học cần trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc, thêm bớt làm sai lệch hiện thực lịch sử.
+ Tuy nhiên khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học vẫn bị chi phối bởi góc nhìn cá nhân nên những ý “chủ quan” trong các bài nghiên cứu là khó tránh khỏi. Mỗi nhà sử học đều có nhận thức khác nhau nên cùng một sự kiện có thể có nhiều cách nhìn nhận khác nhau.
Câu hỏi 3 trang 11 Lịch sử 10: Phân tích ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
Trả lời:
+ Nguyên tắc khách quan: Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học bám sát mục tiêu, nhiệm vu, phương pháp nghiên cứu.
+ Nguyên tắc trung thực: Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.
+ Nguyên tắc nhân văn, tiến bộ: Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
Câu hỏi trang 12 Lịch sử 10: Hãy nêu một số phương pháp cơ bản của Sử học.
Trả lời:
- Một số phương pháp nghiên cứu của Sử học:
+ Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tránh suy diễn, hiện đại hoá lịch sử.
+ Phương pháp lô-gic: là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng, từ đó có thể nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
+ Phương pháp lịch đại: là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử,... theo trình tự thời gian trước - sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).
+ Phương pháp đồng đại: là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).
+ Phương pháp tiếp cận liên ngành: khai thác thông tin các ngành khoa học để làm sáng tỏ sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.
=> Trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic là phương pháp chủ đạo.
Trả lời:
- Căn cứ vào tính chất, sử liệu được chia thành 2 dạng là:
+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc / sử liệu sơ cấp): Ví dụ: hồ sơ, văn kiện, nhật kí, hiện vật gốc, đoạn băng hình,…
+ Sử liệu gián tiếp (còn gọi là: sử liệu thứ cấp / sử liệu phái sinh): Ví dụ: Công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài báo nghiên cứu…
- Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu chia làm 5 loại hình cơ bản:
+ Sử liệu truyền miệng: Ví dụ: truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ, truyện Thánh Gióng, Sự tích Bánh chưng bánh giầy,…
+ Sử liệu hiện vật: Ví dụ: các di tích, công trình, đồ vật cụ thể (văn bia, trống đồng,…).
+ Sử liệu hình ảnh: Ví dụ: tranh, ảnh, băng hình,..
+ Sử liệu chữ viết: Ví dụ: sách báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,…
+ Sử liệu đa phương tiện. Ví dụ: phim tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ; bản ghi âm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp…
Trả lời:
- Khai thác và phân tích thông tin sử liệu trong Hình 10. Lá đề gắn trên ngói úp nóc trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):
+ Chất liệu của hiện vật: gốm nung
+ Niên đại: khoảng thế kỉ XI – XII (dưới thời Lý).
+ Hiện vật được gắn lên các viên ngói dùng để lợp mái những cung điện tại Hoàng thành Thăng Long
+ Hình tượng trang trí: lá đề, rồng
+ Ý nghĩa của các hoa văn trang trí: hình tượng lá đề là biểu trưng cho sự giác ngộ Phật giáo; hình tượng rồng tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia
- Khai thác và phân tích thông tin sử liệu trong Hình 11. Trang đầu bản Tuyên ngôn độc lập
+ Người soạn thảo: Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Ngày công bố: 2/9/1945
+ Nội dung: khẳng định cơ sở pháp lí và thực tiễn cho nền độc lập của Việt Nam; khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Ý nghĩa: tuyên bố trước toàn thể thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Khai thác và phân tích thông tin sử liệu trong Hình 12. Hình ảnh một tờ tiền của Việt Nam:
+ Chất liệu: giấy
+ Mệnh giá: 10 ngàn đồng
+ Quốc hiệu (in trên tiền): Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Năm phát hành: 1993
+ Các biểu tượng/ hình ảnh in trên tiền, gồm: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh
Luyện tập và Vận dụng (trang 14)
Trả lời:
* Khái niệm: Lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.
* Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua ví dụ cụ thể:
- Hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
=> Hiện thực lịch sử tính khách quan.
- Nhận thức lịch sử: Có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá về sự kiện ngày 2/9/1945.
+ Nhóm quan điểm 1: Ngày 2/9/1945 đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
+ Nhóm quan điểm 2: Ngày 2/9/1945 đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chỉ là có yếu tố khách quan thuận lợi.
=> Nhận thức lịch sử có sự khác nhau, có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích nghiên cứu, năng lực nhận thức,…
Luyện tập 2 trang 14 Lịch sử 10: làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?
Trả lời:
- Để tái hiện được một sự kiện lịch sử, người nghiên cứu phải dựa vào các nguồn sử liệu; vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và cần đảm bảo các nguyên tắc: trung thực, khách quan; tiến bộ và nhân văn.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo: Tư liệu giới thiệu về tỉnh Ngệ An
- Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, là địa phương có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, giàu truyền thống cách mạng và tinh thần hiếu học. Nghệ An còn là mảnh đất đã sản sinh nhiều anh hùng, hào kiệt, danh tướng, danh nhân lịch sử cho đất nước, như: Phan Bội Châu; Lê Hồng Phong…. Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Danh xưng Nghệ An xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1030 dưới triều Vua Lý Thái Tông khi nhà vua cho đổi tên gọi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Từ đó, danh xưng Nghệ An trở thành tên gọi gần gũi, thân thương gắn liền vào lịch sử hào hùng của dân tộc và tồn tại sâu thẳm trong tâm thức các thế hệ người dân Nghệ An cho tới ngày nay. Tháng 11/2020, Nghệ An đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An; khẳng định một dấu mốc quan trọng, một chặng đường lịch sử vẻ vang của địa phương.
* Những thông tin khai thác được từ tư liệu:
- Vị trí của tỉnh Nghệ An (nằm ở trung trâm khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam).
- Tên gọi cũ của tỉnh Nghệ An là Hoan Châu
- Danh xưng Nghệ An xuất hiện lần đầu vào năm 1030 dưới triều vua Lý Thái Tông.
- Tên danh nhân nổi tiếng gắn liền với quê hương Nghệ An là: Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh; Lê Hồng Phong…
* Cảm xúc của em: xúc động, tò mò, muốn khám phá, tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử và truyền thống của quê hương Nghệ An
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Trả lời:
* Tên sách: Nam Phương - Hoàng Hậu cuối cùng (Tác giả: Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản thế giới, tái bản năm 2000)
* Điểm đặc biệt của sách: Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng là cuốn sách tập hợp những câu chuyện về Hoàng hậu Nam Phương, người con gái tài sắc vẹn toàn của đất Gò Công - Tiền Giang, người đã chinh phục hoàn toàn trái tim của Hoàng đế Bảo Đại để bước lên ngôi Hoàng hậu của triều Nguyễn vào năm 1934.
* Điều khiến em thích ở cuốn sách đó là nội dung kể về cuộc hôn nhân giữa Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương đã trải qua mọi thăng trầm, từ những ngày hạnh phúc êm đềm cho đến những tháng năm chia ly và đau khổ khi Vua Bảo Đại liên tiếp có các mối quan hệ tình ái ngoài luồng. Dẫu vậy, bà Nam Phương vẫn luôn một lòng một dạ chăm sóc con cái và thủy chung với chồng, không hề than trách nửa lời. Suốt cuộc đời mình, bà đã sống đúng với bốn chữ công, dung, ngôn, hạnh - không chỉ xứng đáng là một người vợ, người mẹ hoàn hảo mà còn xứng là một bậc mẫu nghi trong thiên hạ, cũng như một phụ nữ tiêu biểu của nước Việt Nam thời hiện đại: hết mình vì gia đình, chồng con, nhưng cũng không quên trách nhiệm của một công dân với Tổ Quốc.
Xem thêm lời giải bài tập sgk Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại
Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại
Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại