Giải SGK Lịch sử 10 (Kết nối tri thức) Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 5.

Giải Lịch Sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Mở đầu trang 33 Lịch sử 10: Tối ngày 3-4-2021, tại Cai-rô (Ai Cập) đã diễn ra một sự kiện quan trọng với tên gọi “Cuộc diễu hành vàng của các pha-ra-ông”. Trong hoạt động này, 22 xác ướp của 18 pha-ra-ông và 4 nữ hoàng của Ai Cập cổ đại đã được đưa từ Bảo tàng Ai Cập ở Ta-ri-ơ, qua trung tâm Thủ đô Cai-rô, đến “ngôi nhà mới” là Bảo tàng Quốc gia Văn minh Ai Cập ở Phu-xtat. Cuộc diễu hành được tổ chức với những nghi thức trang trọng nhất để tôn vinh nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những giá thị trường tồn của nó. Vì sao những thành tựu văn minh đã hơn 5000 năm vẫn được nhân loại trân trọng, tôn vinh trong cuộc sống hiện tại? Em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại và ý nghĩa của những thành tựu văn minh ấy.

Trả lời:

- Những thành tựu văn minh đã hơn 5000 năm vẫn được nhân loại trân trọng, tôn vinh trong cuộc sống hiện tại. Vì những thành tựu văn minh đó chứa đựng những  giá trị vật chất, giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo trong quá khứ, là cở sở để con người hiện nay có thể khám phá và hiểu hơn về nguồn gốc của đất nước mình và nhân loại.

- Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại:

+ Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã (thời cổ đại)

+ Văn minh Trung Quốc thời cổ - trung đại

+ Văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại

+ Văn minh Phục hưng (thời trung đại).

1. Khái niệm văn minh. Khái quát lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

Câu hỏi 1 trang 34 Lịch sử 10: Em hãy giải thích về khái niệm văn minh và văn hóa.

Trả lời:

- Văn hóa: là là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hóa tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.

- Văn minh: là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man.

Câu hỏi 2 trang 34 Lịch sử 10: Khái niệm văn minh, văn hóa giống nhau và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.

Trả lời:

* So sánh điểm giống và khác nhau của văn hóa và văn minh

- Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

- Khác nhau:

+ Văn hóa: toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay.

+ Văn minh: là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

* Ví dụ:

+ Việc Người tối cổ phát minh ra công cụ lao động (bằng cách ghè đẽo thô sơ một mặt của hòn đá…) là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

+ Công trình đền Pác-tê-nông vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

+ Đấu trường đền Pác-tê-nông đời vào khoảng thế kỉ V TCN, khi mà cư dân ở thành bang A-ten (ở Hy Lạp) đã xây dựng được nhà nước; nền văn hóa Hy Lạp đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

Câu hỏi 1 trang 35 Lịch sử 10Em hãy trình bày sự phát triển của một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại trên trục thời gian.

Trả lời:

(*) Sơ đồ trục thời gian tham khảo:

Giải Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 35 Lịch sử 10Hãy nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ - trung đại.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Các nền văn minh phương Đông cổ đại ra đời. Bước sang thời kì trung đại, nhiều nền văn minh ở phương Đông (ví dụ như: Trung Quốc, Ấn Độ…) vẫn tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.

+ Mặc dù ra đời muộn hơn nhưng văn minh phương Tây cổ đại đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ dựa trên sự kế thừa của văn minh phương Đông. Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.

2. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại

Câu hỏi 1 trang 35 Lịch sử 10: Khai thác Tư liệu 2, em hãy giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?

Giải Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Hê-rô-đốt cho rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” bởi vì sông Nin có vai trò lớn đối với cuộc sống và sản xuất của Ai Cập:

+ Sông Nin cung cấp nguồn nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ “một đồng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”;

+ Ngoài ra sông Nin còn cung cấp nước sinh hoạt cho con người; là môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật.  

+ Sông Nin bồi đắp phù sa màu mỡ cho các đồng bằng ven và hạ lưu sông Nin, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

+ Mặt khác, sông Nin cũng đồng thời là con đường giao thông kết nối với các vùng, giúp kinh tế Ai Cập phát triển.

Câu hỏi 2 trang 35 Lịch sử 10Hãy trình bày cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

Cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại:

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên:

Nền văn minh Ai Cập cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với sông Nin ở Đông Bắc châu Phi.

+ Ai Cập được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và các vùng rừng núi.

=> Ở Ai Cập sớm hình thành một nền văn minh rất độc đáo từ thời cổ đại.

- Cơ sở về kinh tế:

+ Nông nghiệp là nền tảng cơ bản của Ai Cập cổ đại. Người dân thường trồng các loại lúa mì, mạch, kê và nhiều loại hoa màu khác; thuần dưỡng, chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo và thực phẩm

+ Hoạt động buôn bán sớm phát triển

- Cơ sở về chính trị:

+ Từ thiên niên kỉ IV TCN, các nhà nước sơ khai đầu tiên ở Ai Cập hình thành trên lưu vực sông Nin.

+ Khoảng năm 3200 TCN, Nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời

+ Pha-ra-ông đứng đầu nhà nước. Có quyền lực tối cao cả về chính trị và tôn giáo.

- Cơ sở về dân cư và xã hội:

+ Dân cư: bao gồm các bộ lạc từ châu Phi, Pa-le-xtin và Xi-ri đã đến định cư tại lưu vực sông Nin, họ sống quần tụ lại, là chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Xã hội hình thành các tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.

Câu hỏi 1 trang 39 Lịch sử 10: Hãy giới thiệu về một số thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

- Tín ngưỡng, tôn giáo: người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ thần tự nhiên, thần động vật, linh hồn người chết….

- Chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN.

+ Nhờ có chữ viết, người Ai Cập đã ghi chép lại nhiều tư liệu quý giá thuộc về lĩnh vực: Lịch sử, Văn học, Thiên văn học, Toán học…

- Kiến trúc và điêu khắc:

Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại.

+ Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, ví dụ như: tượng nhân sư; tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti…

- Khoa học, kĩ thuật:

+ Toán học: Sáng tạo ra số thập phân, phép tính cộng trừ, biết tính diện tích tam giác, phép đếm đến 10, tính được số Pi (1) bằng 3,16,…

+ Thiên văn học: người Ai Cập biết làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới

+ Y học: có hiểu biết về cơ quan trong cơ thể con người.

Câu hỏi 2 trang 39 Lịch sử 10: Các thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Ý nghĩa: Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại đã góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh này, đồng thời đặt nền móng cho cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.

Câu hỏi 1 trang 43 Lịch sử 10: Hãy giới thiệu một số thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại.

Trả lời:

- Tôn giáo: Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như: Hin-đu giáo và Phật giáo.

- Chữ viết

+ Sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm

+ Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này.

- Văn học

+ Tác phẩm tiêu biểu: kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, vở kịch Sơ-kun-tơ-la (của Ka-li-đa-sa)

+ Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

- Kiến trúc và điêu khắc

Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Các công trình tiêu biểu là: Đại bảo tháp San-chi; Chùa hang A-gian-ta; Lâu đài thành Đỏ; Lăng Ta-giơ-ma-han..

+ Nghệ thuật kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

- Khoa học – kĩ thuật

Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số; tính được giá trị của số pi là 3,1416;...

+ Thiên văn học: cư dân Ấn Độ sớm có hiểu biết về vũ trụ, về Mặt Trời và các hành tinh; biết đặt ra lịch.

+ Vật lí học và Hoá học: nêu ra thuyết nguyên tử, đã khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất; phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn  mòn.

+ Y - Dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học và biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,...

Câu hỏi 2 trang 43 Lịch sử 10: Hãy nêu ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại.

Trả lời:

- Ý nghĩa: Cư dân Ấn Độ thời cổ trung đại đã sáng tạo nhiều thành tựu văn minh rực rỡ và đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại, đồng thời còn ảnh hưởng lớn đến văn minh của nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi 1 trang 44 Lịch sử 10Em hãy phân tích những cơ sở hình thành của nền văn minh Trung Hoa.

Trả lời:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á. Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang.

+ Điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên dồi dào là những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.

- Dân cư và xã hội:

+ Cư dân đầu tiên ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà là người Hoa – Hạ (tổ tiên của người Han). Cùng với dân tộc Hán, các dân tộc: Choang, Mãn, Hồi, Mông… đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa đa dạng, phong phú và phát triển rực rỡ.

+ Các tầng lớp cơ bản trong xã hội Trung Hoa là: Quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân…; thời trung đại địa chủ phong kiến và nông dân là những lực lượng xã hội chính.

- Kinh tế:

+ Nền tảng căn bản là nông nghiệp. Cư dân Trung Quốc đã trồng nhiều loại cây lương thực, cây nguyên liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng.

- Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, Hoàng đế (vua) có quyền lực tối cao, là cơ sở quan trọng của nền văn minh Trung Hoa.

Câu hỏi 2 trang 44 Lịch sử 10Hãy chỉ ra một số nét tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa so với các nền văn minh khác ở phương Đông.

Trả lời:

- Nét tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa so với các nền văn minh khác ở phương Đông là

+ Điều kiện tự nhiên: đều hình thành bên lưu vực các con sông lớn với những đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo thuận lợi cho sư dân sinh sống và sản xuất.

+ Kinh tế: nông nghiệp là ngành kinh tế chính, thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành bổ trợ.

+ Chính trị: đều thiết lập chính quyền theo mô hình quân chủ chuyên chế cổ đại, vua là người đứng đầu đất nước và nắm trong tay mọi quyền hành.

+ Xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.

Câu hỏi 1 trang 47 Lịch sử 10: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại và ý nghĩa của các thành tựu đó với lịch sử nhân loại.

Trả lời:

* Thành tựu cơ bản

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia…

+ Tiếp thu và cải biến Phật giáo.

- Chữ viết:

+ Phát minh ra chữ viết từ rất sớm

+ Bao gồm: chữ khắc trên mai rùa, xương thủ; khắc trên đồ đồng; khắc trên đá; khắc trên thẻ tre, trúc…

- Văn học

+ Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.

+ Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất.

- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

+ Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng, bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,...

+ Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,...

- Khoa học, kĩ thuật

+ Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,..

+ Thiên văn học: ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác; làm ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.

+ Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,...

+ Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu, Sử kí của Tư Mã Thiên.

+ Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

* Ý nghĩa:

- Để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn như chữ viết, kiến trúc điêu khắc, kĩ thuật… Đây là những sản phẩm trí tuệ sự lao động sáng tạo, đóng góp trực tiếp của cư dân Trung Hoa cổ đại đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.

- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…

Câu hỏi 2 trang 47 Lịch sử 10: Tư liệu 4 (tr.46) giúp em biết điều gì về giá trị và sức sống trường tồn của văn minh Trung Hoa? Hãy lấy một số ví dụ minh họa.

Giải Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Đoạn tư liệu số 4 cho biết: dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều giá trị của văn minh Trung Hoa vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX – điều này đã góp phần khẳng định giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của nền văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại.

Ví dụ: Vạn lí trường thành là công trình kiến trúc vĩ đại của cư dân Trung Quốc thời kì cổ - trung đại; cho tới hiện nay, dấu tích của công trình này vẫn còn tồn tại và trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng

Luyện tập và Vận dụng (trang 47)

Luyện tập 1 trang 47 Lịch sử 10: Em hãy trình bày về quá trình hình thành, phát triển của các nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.

Trả lời:

- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

- Thời kì cổ đại, ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Những điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như khó khăn mà con người phải đối mặt ở lưu vực của các dòng sông lớn đã dẫn đến sự hình thành sớm của các nền văn minh.

- Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.

Luyện tập 2 trang 47 Lịch sử 10Lập bảng thể hiện các thành tựu văn minh cơ bản của Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại theo gợi ý sau?

Giải Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Nền

văn minh

Thành tựu tiêu biểu

Thời điểm

xuất hiện

Thuộc

lĩnh vực

Đặc điểm/ ý nghĩa/ giá trị

Ai Cập

Cổ đại

- Tín ngưỡng đa thần

- Thờ linh hồn người chết

Thiên niên kỉ IV TCN

Tín ngưỡng

- Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại

- Đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực

- Chữ tượng hình

Chữ viết

- Kim tự tháp

- Tượng nhân sư…

Kiến trúc,

điêu khắc

- Hệ số thập phân;  Lịch; Kĩ thuật ướp xác

Khoa học,

Kĩ thuật

Ấn Độ

Cổ - trung đại

- Phật giáo; Hin-đu giáo

Thiên niên kỉ III TCN

Tôn giáo

- Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại

- Nhiều thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

- Chữ Phạn

Chữ viết

- Kinh Vê-đa

- Sử thi: Ra-ma-ya-na

- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la

Văn học

- Chùa hang A-gian-ta

- Đại bảo tháp San-chi

- Lăng Ta-giơ Ma-han

Kiến trúc

- Hệ thống 10 chữ số

- Lịch

Khoa học,

Kĩ thuật

Trung Hoa

Cổ - trung đại

- Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia….

- Tiếp thu, cải biến Phật giáo

Thiên niên kỉ III TCN

Tư tưởng, tôn giáo

- Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại

- Nhiều thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

- Chữ giáp cốt;

- Kim văn…

Chữ viết

- Thơ Đường luật

- Tiểu thuyết chương hồi

Văn học

- Vạn lí trường thành

- Tử cấm thành

Kiến trúc

- Tranh thủy mặc

Hội họa

- Số pi; Cửu chương toán thuật…

Toán học

- Các bộ sử nổi tiếng

Sử học

- Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

Kĩ thuật

Vận dụng 1 trang 47 Lịch sử 10:Liên hệ và cho biết ý nghĩa và ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông (Ai Cập cổ đại, Ấn Độ, và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại) đối với Việt Nam.

Trả lời:

- Ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến Việt Nam thể hiện ở: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc, chữ viết (chữ Phạn),…

- Ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa cổ trung đại đến Việt Nam thể hiện ở: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử, kiến trúc,..

=> Việc tiếp thu và có chọn lọc các thành tựu của 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn nền văn hóa Việt Nam.

Vận dụng 2 trang 47 Lịch sử 10Em hãy giải thích vì sao “Cuộc diễu hành vàng của các pha-ra-ông” ở Ai Cập được tổ chức trang trọng? Hãy đề xuất một số giải pháp để góp phần bảo tồn và tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới.

Trả lời:

- “Cuộc diễu hành vàng của các pha-ra-ông” ở Ai Cập đó là hành trình di chuyển xác ướp của 18 vị vua và hoàng hậu cổ đại đi qua quãng đường 7km xuyên thủ đô Cairo để rời khỏi Bảo tàng Ai Cập, nơi xác ướp được lưu giữ hơn 100 năm nay, để đến với Bảo tàng Văn minh Ai Cập quốc gia.

- “Cuộc diễu hành vàng của các pha-ra-ông” ở Ai Cập được tổ chức trang trọng để tôn vinh nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những giá trị trường tồn của nó. Đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân Ai Cập và quảng bá hình ảnh văn hóa, lịch sử, đất nước con người Ai Cập ra thế giới.

- Một số giải pháp để góp phần bảo tồn và tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới:

+ Tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị, thành tựu văn minh thế giới đến với mọi công dân.

+ Giới thiệu, quảng bá các thành tựu văn minh nhân loại đến với mọi người thông qua triển lãm, tham quan bảo tàng, các cuộc thi tìm hiểu về những giá trị thành tựu các văn minh thế giới. Nhằm nâng cao hiểu biết của con người về những giá trị và thành tựu của các nền văn minh đó.

+ Đề xuất những phương pháp thống kê, nâng cao hiệu quả quản lí; tiến hành tu sửa, bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đang bị xuống cấp, hư hại,…. 

Xem thêm lời giải bài tập sgk Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

 

Câu hỏi liên quan

* Thành tựu cơ bản - Tư tưởng, tôn giáo: + Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia… + Tiếp thu và cải biến Phật giáo. - Chữ viết: + Phát minh ra chữ viết từ rất sớm + Bao gồm: chữ khắc trên mai rùa, xương thủ; khắc trên đồ đồng; khắc trên đá; khắc trên thẻ tre, trúc… - Văn học + Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật. + Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất. - Kiến trúc, điêu khắc và hội họa + Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng, bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,... + Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,... - Khoa học, kĩ thuật + Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,.. + Thiên văn học: ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác; làm ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất. + Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... + Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu, Sử kí của Tư Mã Thiên. + Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. * Ý nghĩa: - Để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn như chữ viết, kiến trúc điêu khắc, kĩ thuật… Đây là những sản phẩm trí tuệ sự lao động sáng tạo, đóng góp trực tiếp của cư dân Trung Hoa cổ đại đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới. - Ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…
Xem thêm
* So sánh điểm giống và khác nhau của văn hóa và văn minh - Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. - Khác nhau: + Văn hóa: toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay. + Văn minh: là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. * Ví dụ: + Việc Người tối cổ phát minh ra công cụ lao động (bằng cách ghè đẽo thô sơ một mặt của hòn đá…) là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp). + Công trình đền Pác-tê-nông vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì: + Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa). + Đấu trường đền Pác-tê-nông đời vào khoảng thế kỉ V TCN, khi mà cư dân ở thành bang A-ten (ở Hy Lạp) đã xây dựng được nhà nước; nền văn hóa Hy Lạp đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).
Xem thêm
- Ý nghĩa: Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại đã góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh này, đồng thời đặt nền móng cho cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.
Xem thêm
- Ý nghĩa: Cư dân Ấn Độ thời cổ trung đại đã sáng tạo nhiều thành tựu văn minh rực rỡ và đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại, đồng thời còn ảnh hưởng lớn đến văn minh của nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
- Ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến Việt Nam thể hiện ở: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc, chữ viết (chữ Phạn),… - Ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa cổ trung đại đến Việt Nam thể hiện ở: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử, kiến trúc,.. => Việc tiếp thu và có chọn lọc các thành tựu của 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn nền văn hóa Việt Nam.
Xem thêm
- Tín ngưỡng, tôn giáo: người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ thần tự nhiên, thần động vật, linh hồn người chết…. - Chữ viết: + Sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN. + Nhờ có chữ viết, người Ai Cập đã ghi chép lại nhiều tư liệu quý giá thuộc về lĩnh vực: Lịch sử, Văn học, Thiên văn học, Toán học… - Kiến trúc và điêu khắc: + Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại. + Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, ví dụ như: tượng nhân sư; tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti… - Khoa học, kĩ thuật: + Toán học: Sáng tạo ra số thập phân, phép tính cộng trừ, biết tính diện tích tam giác, phép đếm đến 10, tính được số Pi (1) bằng 3,16,… + Thiên văn học: người Ai Cập biết làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới + Y học: có hiểu biết về cơ quan trong cơ thể con người.
Xem thêm
- Nhận xét: + Các nền văn minh phương Đông cổ đại ra đời. Bước sang thời kì trung đại, nhiều nền văn minh ở phương Đông (ví dụ như: Trung Quốc, Ấn Độ…) vẫn tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu. + Mặc dù ra đời muộn hơn nhưng văn minh phương Tây cổ đại đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ dựa trên sự kế thừa của văn minh phương Đông. Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.
Xem thêm
- Hê-rô-đốt cho rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” bởi vì sông Nin có vai trò lớn đối với cuộc sống và sản xuất của Ai Cập: + Sông Nin cung cấp nguồn nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ “một đồng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”; + Ngoài ra sông Nin còn cung cấp nước sinh hoạt cho con người; là môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật.   + Sông Nin bồi đắp phù sa màu mỡ cho các đồng bằng ven và hạ lưu sông Nin, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. + Mặt khác, sông Nin cũng đồng thời là con đường giao thông kết nối với các vùng, giúp kinh tế Ai Cập phát triển.
Xem thêm
- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á. - Thời kì cổ đại, ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Những điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như khó khăn mà con người phải đối mặt ở lưu vực của các dòng sông lớn đã dẫn đến sự hình thành sớm của các nền văn minh. - Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!