Giải SGK Lịch sử 10 (Kết nối tri thức) Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10 Bài 4.

Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Mở đầu trang 26 Lịch sử 10“Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”. Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên? Theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại?

Trả lời:

- Em đồng tình với quan điểm: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”

Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.

- Sử học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch sử 10: Hãy cho biết: Các di sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ ra sao nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng?

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản, không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản có thể bị xuống cấp, hư hại và không giữ được những giá trị vốn có như cũ.

Câu hỏi 2 trang 27 Lịch sử 10: Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Trả lời:

- Sử học có vai trò quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Vì: kết quả của nghiên cứu sử học sẽ làm cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị đích thực của di sản, đề xuất những phương pháp bảo tồn vì sự phát triển bền vững trong xã hội hiện nay.

Câu hỏi 1 trang 29 Lịch sử 10: Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Trả lời:

- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có vai trò quan trọng:

+ Góp phần hạn chế hoặc khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, con người đối với các di sản;

+ Góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền các di sản văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác;

+ Góp phần phát triển đa dạng sinh học làm tăng giá trị khoa học của di sản thiên nhiên.

+ Góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Câu hỏi 2 trang 29 Lịch sử 10: Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó?

Trả lời:

- Một số di sản văn hóa ở địa phương em (thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

+ Làng cổ Đường Lâm

+ Thành cổ Sơn Tây

+ Đền Và

+ Chùa Mía

+ Đình làng Đoài Giáp

+ Đền thờ Phùng Hưng.

+ Đền thờ và lăng Ngô Quyền.

- Theo em để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của các di sản đó, chúng ta cần:

+ Nâng cao năng lực quản lý, tu bổ, bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích theo từng giai đoạn.

+ Nghiên cứu, sưu tầm một cách hệ thống di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ẩm thực…) ở Sơn Tây trước đây nhằm phục dựng lại đời sống văn hoá tinh thần xuyên suốt các thời kỳ lịch sử

+ Biên soạn, xuất bản các công trình nghiên cứu, sưu tầm, làm đĩa VCD thuộc các lĩnh vực, làm tài liệu nghiên cứu để bảo tồn và lưu giữ lâu dài.

+ Tích cực bảo tồn cảnh quan, môi trường, sinh thái, các loài gien quý như gà Mía, cây duối cổ và các cây cổ thụ ở địa phương.

+ Tích cực tuyên truyền và vận động người dân có ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo tồn giá trị tốt đẹp của quê hương

+ Tích cực giới thiệu với bạn bè, du khách về những nét đẹp của các di sản văn hóa trên các thông tin đại chúng, mạng internet,…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

2. Sử học với sự phát triển của công nghiệp văn hóa

Câu hỏi 1 trang 30 Lịch sử 10Khai thác Tư liệu 1 (tr.29) hãy cho biết công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển?

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mĩ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

- Tất cả các ngành công nghiệp văn hóa đều cần sử dụng những chất liệu về lịch sử- văn hóa trong quá trình phát triển.

Câu hỏi 2 trang 30 Lịch sử 10Quan sát các hình 6.7 hãy cho biết chất liệu lịch sử - văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó?

Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Sử học có đóng góp quan trọng trong sự phát triển một số lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa. Cụ thể là: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho các ngành như điện ảnh, thời trang, nghệ thuật biểu diễn. Từ đó góp phần tăng cường sức mạnh mềm và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.

Câu hỏi 3 trang 30 Lịch sử 10: Hãy phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp văn hóa.

Trả lời:

- Lựa chọn: phân tích vai trò của sử học với ngành điện ảnh: sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho ngành điện ảnh. Ví dụ:

+ Ví dụ 1: Bộ phim Phượng khấu của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh là một bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc sống của các phi tần chốn hậu cung nhà Nguyễn dưới thời vua Thiệu Trị. Nhân vật chính trong phim là Phạm Hiệu Nguyệt (được xây dựng dựa trên hình mẫu Từ Dụ Hoàng thái hậu).

+ Ví dụ 2: Bộ phim điện ảnh Thủ lĩnh nô lệ (công chiếu vào năm 1960) được lấy cảm hứng từ cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo.

Câu hỏi trang 30 Lịch sử 10: Sự phát triển các ngành trong công nghiệp văn hóa có vai trò thế nào trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc và của nhân loại?

Trả lời:

- Khi công nghiệp văn hóa phát triển, các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử- văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.

- Sự phát triển của công nghiệp văn hóa đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử-văn hóa.

3. Sử học với phát triển du lịch

Câu hỏi 1 trang 31 Lịch sử 10: Khai thác các tư liệu 2, 3, 4 hãy cho biết nội dung phản ánh của các tư liệu có điểm gì chung?

Trả lời:

- Điểm chung trong các tư liệu 2,3,4 đều đề cập đến những tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm những di sản văn hóa, bảo tàng, di tích khảo cổ học,…là những yếu tố thu hút khách du lịch.

Câu hỏi 2 trang 31 Lịch sử 10Từ kết quả trả lời câu 1, em hãy cho biết lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với du lịch?

Trả lời:

- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch:

+ Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn.

+ Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để giúp du khách hiểu rõ hơn về giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở nước ta, hỗ trợ quảng bá và thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

+ Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.

Câu hỏi trang 32 Lịch sử 10: Dựa vào kiến thức đã học và thông qua ví dụ cụ thể hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

Trả lời:

- Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

+ Góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

+ Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản. Đó chính là sự chăm lo và phát huy nguồn lực tối đa của ngành du lịch nói chung và văn hóa nói riêng.

+ Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo và phục dựng di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,…

Luyện tập và Vận dụng (trang 32)

Luyện tập 1 trang 32 Lịch sử 10: Hãy kể tên một số di tích lịch sử, di sản văn hóa/ di sản thiên nhiên của địa phương em (tỉnh/ thành phố/ huyện/ thị)

Trả lời:

- Ở quận Đống Đa, Hà Nội nơi em đang sinh sống có rất nhiều di tích lịch sử, như:

+ Chùa Bà Ngô là một ngôi chùa cổ ở Hà Nội, có niên đại từ thời vua Lý Nhân Tông, có tên chữ là Ngọc Hồ tự tức Chùa Ngọc Hồ, hiện nay tọa lạc số 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Hà Nội.

+ Chùa Bộc còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự (hay Thiên Phúc Tự), tọa lạc tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

+ Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

+ Chùa Phúc Khánh còn có tên Chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội.

+ Văn Miếu và Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô Hà Nội.

+ Gò Đống Đa hiện nay nằm trên phố Tây Sơn, tên phố được đặt theo tên nghĩa quân Tây Sơn, thuộc phường Quang Trung, Hà Nội. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, thuộc huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa này là một khu chiến trường xưa, nơi diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 32 Lịch sử 10Địa phương em đã làm gì để bảo tồn để phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa/di sản thiên nhiên?

Trả lời:

Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa ở địa phương em (Hà Nội)

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đến với mọi người dân.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản, tu bổ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử ở địa phương.

+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và bảo tồn giá trị của các di tích lịch sử.

+ Tích cực giới thiệu với bạn bè, du khách về những nét đẹp và giá trị của các di tích trên các thông tin đại chúng, mạng internet,…

Vận dụng 1 trang 12 Lịch sử 10Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

- Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.

- Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, ý kiến của em như thế nào?

Trả lời:

- Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, em sẽ đề xuất việc: ưu tiên bảo tồn nguyên trạng di tích; tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích với nguyên tắc: giữ nguyên kết cấu và hình thức ban đầu; hạn chế việc thay thế các chi tiết, vật liệu khác….

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 32 Lịch sử 10Giả sử có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mặt?”. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Sự phát triển kinh tế chỉ là lợi ích trước mắt, còn văn hóa lịch sử là lợi ích mang tính lâu dài. Lợi ích kinh tế từ ngành du lịch văn hóa mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên sức hút của ngành du lịch lại bắt nguồn từ sức hấp dẫn của các địa danh bao gồm các yếu tố về lịch sử, văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, cảnh quan, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ,…Chính vì vậy văn hóa lịch sử đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời  thông qua văn hóa lịch sử thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, tạo ra các giá trị, sản phẩm làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Văn hóa lịch sử được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Vì thế, chúng ta đừng để những lợi ích trước mắt nhất thời mà làm mất đi những giá trị lâu dài và có lợi ích về sau. Việc bảo tồn trân trọng và phát huy giá trị văn hóa chính là một cách phát triển lợi ích về kinh tế.

Vận dụng 3 trang 32 Lịch sử 10: Hãy xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương.

Trả lời:

- Lựa chọn: kế hoạch hành động bảo vệ nghệ thuật hát Xoan

+ Nỗ lực rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm từ các nghệ nhân

+ Tham gia vào câu lạc bộ hát Xoan tại địa phương

+ Tham gia tổ chức/ biểu diễn ca hát Xoan vào các dịp lễ tết, liên hoàn văn nghệ… (theo kế hoạch của câu lạc bộ/ của địa phương)

+ Quảng bá loại hình nghệ thuật hát Xoan thông qua các trang mạng xã hội như: Fackebook; You tube; Tiktok…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập sgk Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Câu hỏi liên quan

- Sử học có vai trò quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Vì: kết quả của nghiên cứu sử học sẽ làm cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị đích thực của di sản, đề xuất những phương pháp bảo tồn vì sự phát triển bền vững trong xã hội hiện nay.
Xem thêm
- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có vai trò quan trọng: + Góp phần hạn chế hoặc khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, con người đối với các di sản; + Góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền các di sản văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác; + Góp phần phát triển đa dạng sinh học làm tăng giá trị khoa học của di sản thiên nhiên. + Góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Xem thêm
(*) Bài tham khảo Sự phát triển kinh tế chỉ là lợi ích trước mắt, còn văn hóa lịch sử là lợi ích mang tính lâu dài. Lợi ích kinh tế từ ngành du lịch văn hóa mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên sức hút của ngành du lịch lại bắt nguồn từ sức hấp dẫn của các địa danh bao gồm các yếu tố về lịch sử, văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, cảnh quan, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ,…Chính vì vậy văn hóa lịch sử đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời  thông qua văn hóa lịch sử thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, tạo ra các giá trị, sản phẩm làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Văn hóa lịch sử được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”. Vì thế, chúng ta đừng để những lợi ích trước mắt nhất thời mà làm mất đi những giá trị lâu dài và có lợi ích về sau. Việc bảo tồn trân trọng và phát huy giá trị văn hóa chính là một cách phát triển lợi ích về kinh tế.
Xem thêm
- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch: + Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn. + Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để giúp du khách hiểu rõ hơn về giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở nước ta, hỗ trợ quảng bá và thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. + Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.
Xem thêm
- Một số di sản văn hóa ở địa phương em (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) + Làng cổ Đường Lâm + Thành cổ Sơn Tây + Đền Và + Chùa Mía + Đình làng Đoài Giáp + Đền thờ Phùng Hưng. + Đền thờ và lăng Ngô Quyền. - Theo em để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của các di sản đó, chúng ta cần: + Nâng cao năng lực quản lý, tu bổ, bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích theo từng giai đoạn. + Nghiên cứu, sưu tầm một cách hệ thống di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ẩm thực…) ở Sơn Tây trước đây nhằm phục dựng lại đời sống văn hoá tinh thần xuyên suốt các thời kỳ lịch sử + Biên soạn, xuất bản các công trình nghiên cứu, sưu tầm, làm đĩa VCD thuộc các lĩnh vực, làm tài liệu nghiên cứu để bảo tồn và lưu giữ lâu dài. + Tích cực bảo tồn cảnh quan, môi trường, sinh thái, các loài gien quý như gà Mía, cây duối cổ và các cây cổ thụ ở địa phương. + Tích cực tuyên truyền và vận động người dân có ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo tồn giá trị tốt đẹp của quê hương + Tích cực giới thiệu với bạn bè, du khách về những nét đẹp của các di sản văn hóa trên các thông tin đại chúng, mạng internet,… Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
- Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa ở địa phương em (Hà Nội) + Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đến với mọi người dân. + Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản, tu bổ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử ở địa phương. + Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và bảo tồn giá trị của các di tích lịch sử. + Tích cực giới thiệu với bạn bè, du khách về những nét đẹp và giá trị của các di tích trên các thông tin đại chúng, mạng internet,…
Xem thêm
- Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, em sẽ đề xuất việc: ưu tiên bảo tồn nguyên trạng di tích; tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích với nguyên tắc: giữ nguyên kết cấu và hình thức ban đầu; hạn chế việc thay thế các chi tiết, vật liệu khác…. Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Xem thêm
- Lựa chọn: kế hoạch hành động bảo vệ nghệ thuật hát Xoan + Nỗ lực rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm từ các nghệ nhân + Tham gia vào câu lạc bộ hát Xoan tại địa phương + Tham gia tổ chức/ biểu diễn ca hát Xoan vào các dịp lễ tết, liên hoàn văn nghệ… (theo kế hoạch của câu lạc bộ/ của địa phương) + Quảng bá loại hình nghệ thuật hát Xoan thông qua các trang mạng xã hội như: Fackebook; You tube; Tiktok… Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Xem thêm
- Nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản, không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản có thể bị xuống cấp, hư hại và không giữ được những giá trị vốn có như cũ.
Xem thêm
- Em đồng tình với quan điểm: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biết mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới” - Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản: kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản. - Sử học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!