Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 20. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Mở đầu trang 135 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Trả lời

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm. Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1. Khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 136 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Hiến pháp là văn bản quy định pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân và có hiệu lực pháp lí cao nhât trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất cảu quốc gia như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kĩ thuật à môi trường; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện; xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu ttucs các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.

(Trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013)

Câu hỏi:

- Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

- Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là hiến pháp nào?

Trả lời

Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Trong pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặc biệt quan trọng, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xá hội. Hiến pháp do Quốc hội ban hành. Hiến pháp có vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp hiện hành của Việt nam là: Hiến pháp năm 2013.

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 137 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trường hợp. Nhằm hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, Ủy ban nhân dân xã K có treo băng rôn với nội dung Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Anh A đọc nội dung băng rôn liền hỏi anh B:

- Hiến pháp  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có gì khác so với những luật mà mình biết a nhỉ?

Anh B trả lời:

- Theo tôi, so với những luật khác, Hiến páp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất của quốc gia, quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Ngoài ra, Hiến pháp bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Nghe đến đây, anh A đã hiểu rõ vấn đề.

Câu hỏi:

- Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

- Trong trường hợp một văn bản luật (Luật doanh nghiệp, Bộ lao động, …) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của Hiến pháp hay văn bản thay thế bị sửa đối, bổ sung? Vì sao?

Trả lời

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện:

+ Là luật cơ bản của quốc gia.

+ Quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Có hiệu lực pháp lí cao nhất.

- Yêu cầu số 2: Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì tất cả các văn bản luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp, tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

3. Vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 137 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hệ thống pháp luật Việt Nam), Hiến pháp là luật cơ bản và là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác; được chi tiết hoả, cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, nếu không sẽ bị coi là vi hiển.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp là văn bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quyền lực nhà nước; chính sách kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế độ bầu cử quốc gia. Đây là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, từ đó làm cơ sở nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác.

Câu hỏi: Nêu vị trí của Hiến pháp trong mối quan hệ các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc về hệ thống pháp luật nước Cộn hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời

Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hệ thống pháp luật Việt Nam), Hiến pháp là luật cơ bản và là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 138 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

b. Hiến pháp bao gồm các chế định thừa kế, chế định hợp đồng, chế định Chủ tịch nước, chế định Chính phủ...

c. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí ngang bằng với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

d. Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp năm 2013.

Trả lời

- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.

- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: chỉ có một số chế định được thể hiện rõ trong Hiến pháp, số còn lại được thể hiện trong các Luật.

- Ý kiến C. Không đồng tình. Vì: Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất.

- Ý kiến D. Đồng tình. Hiến pháp hiện hành của nước Việt Nam là Hiến pháp 2013.

Luyện tập 2 trang 138 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

a. Khoản 2 Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý".

b. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự năm 2015.

c. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".

d. Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức”.

Trả lời

a.   Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

b.  Là luật cơ bản của quốc gia, có hiệu lực pháp lí cao nhất.

c.   Quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

d.  Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Luyện tập 3 trang 139 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, hành vi nào dưới đây là tuân thủ Hiến pháp, hành vi nào vi phạm Hiến pháp?

a. Doanh nghiệp tư nhân H tìm mọi cách để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.

b. Q thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có giấy báo từ địa phương.

c. Công ti Q xả nước thải ra môi trường mà không qua hệ thống xử lí.

d. K vận động gia đình và hàng xóm đi bầu cử đầy đủ để chọn ra người vừa có tài, vừa có đức cho đất nước.

Trả lời

- Hành vi tuân thủ hiến pháp là: b, d

- hành vi vi phạm hiến pháp là: a, c

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 139 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy tóm tắt nôi dung đã học về Hiến pháp năm 2013 bằng sơ đồ tư duy và thuyết trình trước lớp.

Trả lời

(*) Gợi ý: Học sinh căn cứ vào những thông tin dưới đây để hoàn thành bài tập

- Hiến pháp năm 2013 được thông qua tại Kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. Đây là hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới.

- Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới và tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp.

* Điểm mới về tổ chức nhà nước:

+ Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp

+ Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương

+ Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận

* Những điểm tiến bộ về tư tưởng dân chủ:

+ Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Hiến pháp năm 1993 chỉ ghi nhận hình thức dân chủ đại diện)

+ Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân

+ Quy định về thực ghiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân.

* Tiến bộ về kĩ thuật lập hiến:

+ Bố cục gọn (11 chương và 120 điều), vị trí các chương được sắp xếp hợp lí hơn.

+ Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí.

+ Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế.

Vận dụng 2 trang 139 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy thiết kế một sản phẩm nhằm tuyên truyền, phổ biến đến bạn bè, người thân về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Gợi ý: Hình thức có thể là bài viết, báo ảnh, áp phíc hoặc video clip, …

Trả lời

(*) Bài tham khảo

Pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 19: Thực hiện pháp luật

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi liên quan

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm. Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế. Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
(*) Gợi ý: Học sinh căn cứ vào những thông tin dưới đây để hoàn thành bài tập - Hiến pháp năm 2013 được thông qua tại Kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. Đây là hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới. - Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới và tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp. * Điểm mới về tổ chức nhà nước: + Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp + Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương + Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận * Những điểm tiến bộ về tư tưởng dân chủ: + Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Hiến pháp năm 1993 chỉ ghi nhận hình thức dân chủ đại diện) + Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân + Quy định về thực ghiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân. * Tiến bộ về kĩ thuật lập hiến: + Bố cục gọn (11 chương và 120 điều), vị trí các chương được sắp xếp hợp lí hơn. + Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí. + Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế.
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế. - Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: chỉ có một số chế định được thể hiện rõ trong Hiến pháp, số còn lại được thể hiện trong các Luật. - Ý kiến C. Không đồng tình. Vì: Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất. - Ý kiến D. Đồng tình. Hiến pháp hiện hành của nước Việt Nam là Hiến pháp 2013.
Xem thêm
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện: + Là luật cơ bản của quốc gia. + Quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. + Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Có hiệu lực pháp lí cao nhất. - Yêu cầu số 2: Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì tất cả các văn bản luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp, tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.
Xem thêm
- Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Trong pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặc biệt quan trọng, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xá hội. Hiến pháp do Quốc hội ban hành. Hiến pháp có vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Hiến pháp hiện hành của Việt nam là: Hiến pháp năm 2013.
Xem thêm
a.   Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. b.  Là luật cơ bản của quốc gia, có hiệu lực pháp lí cao nhất. c.   Quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. d.  Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Xem thêm
- Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hệ thống pháp luật Việt Nam), Hiến pháp là luật cơ bản và là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Xem thêm
- Hành vi tuân thủ hiến pháp là: b, d - hành vi vi phạm hiến pháp là: a, c
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!