Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào
200
10/05/2023
Câu hỏi trang 137 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
Trường hợp. Nhằm hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, Ủy ban nhân dân xã K có treo băng rôn với nội dung Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Anh A đọc nội dung băng rôn liền hỏi anh B:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có gì khác so với những luật mà mình biết a nhỉ?
Anh B trả lời:
- Theo tôi, so với những luật khác, Hiến páp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất của quốc gia, quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. Ngoài ra, Hiến pháp bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nghe đến đây, anh A đã hiểu rõ vấn đề.
Câu hỏi:
- Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
- Trong trường hợp một văn bản luật (Luật doanh nghiệp, Bộ lao động, …) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của Hiến pháp hay văn bản thay thế bị sửa đối, bổ sung? Vì sao?
Trả lời
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện:
+ Là luật cơ bản của quốc gia.
+ Quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Có hiệu lực pháp lí cao nhất.
- Yêu cầu số 2: Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì tất cả các văn bản luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp, tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 19: Thực hiện pháp luật
Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị
Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường