Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 14. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Mở đầu trang 89 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy chỉ ra một số hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ mà em biết.

Trả lời

- Hoạt động của quốc hội: làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước; chức năng đại diện.

- Hoạt động của chủ tịch nước: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; quyết định tặng thưởng huân huy chương; thống lĩnh lực lượng vũ trang, …

- Hoạt động của chính phủ: đề xuất, xây dựng các chính sách; tổ chức thực hiện pháp luật, thiết lập trật tự hành chính; …

1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 90 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1. Tại kì hợp thứ 6 diễn ra ngày 28 - 11 - 2013, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin 2. Tại kì họp thứ 7, Quốc hội kháo XIV đã thông qua 07 luật: Luật Giáo dục; Luật Kiến trúc; Luật Quản lí thuế; Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Sở hữu trí tuệ.

(Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số: 84/2019/QH14 ngày 14 - 06- 2019 về kì họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV)

Thông tin 3. Tại kì họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, ngày 22 - 11- 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 52/2017/QH14, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc --Nam phía Đông giai đoạn 2017 --2020.

(Theo Điều 1 Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22 - 11 - 2017)

Thông tin 4. Vào ngày 27 - 7 - 2021, tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 --2025. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 --2020.

(Theo Nghị quyết 30/2021/QH15 ngày 28 0 7 - 2021 về kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV)

Thông tin 5. Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về Chương trình quan sát và thành lập 02 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022. Theo đó, bên cạnh các hoạt động giám sát tối cao theo quy định (xem xét báo cáo của cơ quan, chất vấn, trả lời chất vấn, xem xét kiến nghị giám sát, ...), Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luất Quy hoạch được ban hành" tại kì họp thứ 3 và "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 --021" tại kì hóp thứ 4.

Câu hỏi:

- Chức năng của Quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện qua những hoạt động gì?

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các chức năng nào?

Trả lời

Chức năng của quốc hội trong các thông tin trên được thể hiện:

+ Thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thông qua luật, nghị quyết, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 -2020;

+ Thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025;

+ Thông qua Nghị quyết về Chương trình quan sát và thành lập 02 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022.

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 3 chức năng chính:

+ Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các luật.

+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

+ Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Câu hỏi trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Thông tin 1.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Thành phần Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:

+ Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tích Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Các Phó Chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Các Ủy viên Thường vụ Quốc hội.

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, được thành lập ra để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể:

+ Hội đồng Dân tộc gồm có Chủ tích, các Phó Chủ tích và các Ủy viên.

+ Các Ủy ban của Quốc hội gồm 2 loại:

* Ủy ban lâm thời: là những ủy ban được lập ra khi xét thấy cần thieeys để nhiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ủy ban này sẽ tự động giải thế.

* Ủy ban thường trực: là những ủy ban được Quốc hội thành lập theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, là bộ phận cấu thành cảu cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong suốt nhiệm kì.

Thành phần của mỗi ủy ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên.

Câu hỏi:

- Chia sẻ hiểu biết của em về cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

- Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

Trả lời

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm:

+ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

+ Hội đồng Dân tộc

+ Các Uỷ ban của Quốc hội.

- Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của quốc hội:

Pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu hỏi trang 92 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Thông tin 2. Hoạt động của Quốc hội căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020. Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm (khoản 1 Điều 2). Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể họp kín. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kì. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Tại kì họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình (Điều 90). Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Quốc hội áp dụng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín (Điều 96).

Câu hỏi:

- Hãy cho biết Quốc hội hoạt động như thế nào?

- Nếu cách hiểu của em về chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội.

Trả lời

Hoạt động của Quốc hội:

Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

+ Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc chức năng của Quốc hội.

- Chế độ làm việc theo hội nghị và và quyết định theo đa số của Quốc hội:

+ Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội.

+ Quốc hội họp công khai.

+ Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng biểu quyết.

+ Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

+ Quốc hội áp dụng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

2. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 93 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Trong nhiệm kì 2016 - 2021, Chủ tịch nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí
thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khoá XIV.

Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã kí quyết định bổ nhiệm
5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
nhiệm kì 2016 - 2021; phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ kí quyết định bổ nhiệm một số Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ khi có thay đổi về nhân sự như: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với việc bổ nhiệm 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 - 2021, trong nhiệm kì, Chủ tịch nước đã kí quyết định miễn nhiệm 24 thành viên Chính phủ, đình chỉ công tác đối với 1 thành viên Chính phủ.

Chủ tịch nước đã kí Lệnh công bố 72 luật, 2 pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV thông qua; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước kịp thời, đúng quy định. Nhiều văn bản pháp luật được Quốc hội khoá XIV thông qua đã tạo cơ sở pháp lí quan trọng, đồng bộ, vững chắc, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.

(Trích Báo Điện tử Chính phủ, ngày 21/03/2021)

Câu hỏi: Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn gì của Chủ tịch nước?

Trả lời

Chức năng: Đứng đầu, thay mặt Nhà nước về các mặt đối nội, đối ngoại.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:

+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;

+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tích hoặc tước quốc tịch;

+ Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh;

+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…

+ Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ;

+ Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Câu hỏi trang 93 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Theo Điều 86, 87, 91, 92, 93 Hiến pháp năm 2013 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ. Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Câu hỏi:

- Trình bày cơ cấu tổ chức của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu các hình thức hoạt động của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

Trả lời

- Cơ cấu tổ chức:

+ Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

+ Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

+ Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.

+ Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

- Hình thức hoạt động:

Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành lệnh, quyết định.

Đồng thời Chủ tịch nước cũng có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tích nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 94 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chính thức thừa nhận Chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp bên cạnh chức năng lập pháp của Quốc hội và tư pháp của Toà án nhân dân.

Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện thông qua các hoạt động:

- Thứ nhất, đề xuất hoạch định các chính sách vĩ mô, đề xuất phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước Quốc hội, trình Quốc hội các dự án luật, pháp luật.

- Thứ hai, phù hợp với quyền hạn của Chính phủ trong việc ban hành các chính
sách, kế hoạch và ban hành các quy định, văn bản để thực hiện các chủ trương, chính sách và các văn bản do Quốc hội ban hành.

- Thứ ba, tổ chức ban hành, thi hành, tuyên truyền pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước,
thống nhất quản lí mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Thứ tư, thiết lập trật tự hành chính và thống nhất quản lí Nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

- Trình bày chức năng chính của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cho biết, chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Giải thích tại sao Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Chức năng chính của Chính phủ: thực hiện quyền hành pháp.

Yêu cầu số 2: Chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội;

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hoá do Quốc hội ban hành;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Giải thích: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì: Chính phủ do Quốc hội thành lập, Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Câu hỏi trang 95 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm:

- 18 Bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.

- 04 cơ quan ngang Bộ: Uỷ ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kì Quốc hội khoá XV gồm 27 thành viên: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ; 18 Bộ trưởng các Bộ; 4 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gồm: Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

(Trích Nghị quyết số 08/2021/QH15 ngày 23/7/2021 của Quốc hội)

Câu hỏi:

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?

- Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời

Chính phủ gồm: 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

+ 18 Bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Bộ hể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.

+ 4 cơ quan ngang Bộ: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính Phủ.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:

+ Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.

+ Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu hỏi trang 96 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin: Hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện dưới 3 hình thức:

Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ. Chính phủ họp thường kì mỗi tháng 1 phiên và chỉ được tiến hành khi có 2/3 thành viên Chính phủ tham dự. Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ. Nghị quyết của phiên họp của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến của Thủ tướng đã biểu quyết. Phiên họp Chính phủ là hình thức hoạt động tập thể duy nhất của Chính phủ, trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai.

Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những quyền hạn: triệu tập, chủ toạ phiên họp Chính phủ; quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo công tác của Chính phủ, thành viên của Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; đề nghị hoặc bãi bỏ các Bộ cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức cho từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong thời gian Quốc hội không họp thi Thủ tướng Chính phủ có quyền trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; chỉ đạo xây dựng các dự án trình Quốc hội, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng thành lập Hội đồng và Uỷ ban thường xuyên hoặc làm thời khi cần thiết. Trong lĩnh vực pháp chế, Thủ tướng Chính phủ có các quyền: đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực hoặc công tác trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ, lãnh đạo công tác của Bộ và cơ quan ngang Bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trước Quốc hội về hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.

Câu hỏi:

Cho biết, hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua những hình thức nào.

Trình bày hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Hình thức hoạt động của Chính phủ:

+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.

Yêu cầu số 2: Hoạt động của Chính phủ:

* Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ:

- Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như:

+ chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước;

+ các chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

- Nội dung phiên họp Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ. Các quyết định của phiên họp Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.

* Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó.

* Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ: Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 99 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:

a. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

b. Chức năng lập pháp của Quốc hội là hoạt động ban hành luật và tổ chức thi hành pháp luật.

c. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan lãnh đạo của Quốc hội.

d. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền ban hành Hiến pháp.

đ. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

e. Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.

g. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời

- Ý kiến A. Đồng tình.

- Ý kiến B. Không đồng tình. Chức năng lập pháp của Quốc hội là hoạt động ban hành và sửa đổi pháp luật.

- Ý kiến C. Đồng tình.

- Ý kiến D. Không đồng tình. Quốc hội mới có quyền ban hành hiến pháp.

- Ý kiến Đ. Đồng tình.

- Ý kiến E. Không đồng tình. Chính phủ có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống trong phạm vi cả nước và thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại. 

- Ý kiến G. Đồng tình.

Luyện tập 2 trang 99 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về ý kiến của nhân vật.

Trường hợp 1. Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của lớp 10A, N và D trao đổi với nhau về chức năng của Quốc hội. N cho rằng Quốc hội được thành lập chủ yếu nhằm thực hiện chức năng ban hành Hiến pháp và luật. Nhưng D không đồng ý vì theo D, Quốc hội còn nhiều chức năng khác cũng không kém phần quan trọng.

Trường hợp 2. Ngày 03 - 09 - 2020, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lí Căn cước công dân có gắn chíp điện tử. Sự kiện này nhận được nhiều quan tâm từ người dân. Đa số mọi người đều thực hiện đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân có gắn chip. Trong cuộc trao đổi với bạn, anh T cho rằng việc triển khai Căn cước công dân có gắn chíp là xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, Chính phủ dùng để theo dõi hoạt động của công dân. Do đó, anh T sẽ không thực hiện.

Trả lời

- Trường hợp 1: Em đồng tình với ý kiến của D. Ngoài chức năng an hành hiến pháp và luật, Quốc hội còn nhiều chức năng khác như: quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chức năng giám sát tối cao.

- Trường hợp 2: Em không đồng tình với ý kiến của anh T. Chíp được gắn trên thẻ Căn cước công dân là để lưu trữ các thông tin của công dân với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; chíp gắn trên thẻ Căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Luyện tập 3 trang 99 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy xác định thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Con trai duy nhất của bà P đang phải chấp hành án phạt 20 năm tù do hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý. Gần 75 tuổi, bà P muốn làm đơn xin cho con trai được ra tù sớm để chăm sóc mình những năm cuối đời.

Trường hợp 2. Anh T có quốc tịch Hoa Kì nhưng sinh ra ở Việt Nam. Anh muốn về quê hương để đầu tư, kinh doanh và có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam. 

Trường hợp 3. Bộ K đã có những đóng góp to lớn trong việc chỉ đạo ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Trường hợp 4. Thành lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án
hoặc điều tra về một vấn đề nhất định của Quốc gia.

Trả lời

- Trường hợp 1: Chủ tịch nước có quyền quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đặc xá.

- Trường hợp 2: Chủ tịch nước có quyền quyết định nhập tịch cho anh T.

- Trường hơp 3: Chủ tịch nước có quyền quyết định tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho bộ K.

- Trường hợp 4: Việc thành lập Ủy ban lâm thời này không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Luyện tập 4 trang 100 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Anh A là công dân Việt Nam, hiện đang làm việc tại quốc gia A. Do tình hình bất ổn của quốc gia này, Chính phủ Việt Nam quyết định đưa công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây về nước với sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao độ. Anh A là một trong những công dân được đưa về nước an toàn, khi được phỏng vấn, anh nói: “Tôi như được sinh ra một lần nữa. Tôi biết ơn Chính phủ rất nhiều. Hình ảnh các nhân viên y tế với vòng tay đón chúng tôi trở về quê mẹ là điều khó quên trong đời tôi".

Câu hỏi:

- Chức năng nào của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
thể hiện qua trường hợp trên?

- Em có suy nghĩ như thế nào về hành động của Chính phủ nước ta?

Trả lời

 - Chức năng của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
thể hiện qua trường hợp trên: 
Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Hành động của chính phủ là một hành động rất nhân văn, là hành động thể hiện sự bảo hộ, bảo vệ công dân của đất nước.

Luyện tập 5 trang 100 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:

Tình huống. A và B là bạn cùng lớp. Dạo gần đây, trang mạng cá nhân của A thường xuyên nhận được những bài viết với thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành địa phương. A kể chuyện này với B. Nghe xong, B bảo:

- Cậu có thể cài đặt chặn tin nhắn. Mà theo mình thì cậu nên thẳng thắn phản hồi. Cậu cứ trả lời là: “Bạn hãy dừng hành động này ngay! Đây là hành vi có thể vi phạm pháp luật đấy!". Mà mình nhận thấy tình hình dịch bệnh phức tạp. Mình dự định sẽ tham gia các nhóm tình nguyện chống dịch, hỗ trợ người dân. Cậu có tham gia cùng minh không?

Nghe B nói vậy, A liền xua tay từ chối:

- Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tớ nghĩ mình nên tích trữ lương thực, thực
phẩm, thuốc men trong nhà. Hãy giúp đỡ mình trước sau rồi mới giúp đỡ người khác...

Trả lời

- Em đồng tình với hành động của B, đâu tiên phải phản hồi thẳng thắn với những tin nhắn không chính xác, sau đó chặn luôn tin nhắn nếu còn làm phiền; nếu có thời gian chúng ta có thể tham gia tình nguyện chống dịch; không nên tích trữ lương thực thực phẩm như bạn A, vì điều này là không cần thiết. Vì khi dịch bệnh phức tạp, nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ đến người dân kịp thời.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 6 trang 101 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Gần đây, H hay nhận được một lời mời tham gia các diễn đàn mở. Theo đường dẫn, H thấy trang được lập ra bởi một số đối tượng cực đoan trong và ngoài nước có nội dung chống phá Nhà nước. Không những thế, H còn thấy một số anh chị khá trẻ tham gia các buổi phát trực tiếp của các đối tượng có tư tưởng chống đối Nhà nước, bịa đặt nhiều thông tin để nói xấu chế độ chính trị, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. H lo lắng, suy nghĩ rằng: “Có thể “sự ủng hộ, cổ vũ” nên các tài khoản tham gia cảm thấy phấn khích và bị cuốn vào việc tuyên truyền những nội dung chống phá” nên H quyết định phải trình bày ngay với cô giáo chủ nhiệm.

Câu hỏi:

- Những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng nhằm mục đích gì?

- Vì sao phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, chống phủ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trường hợp 2. Qua công tác điều tra trên các trang mạng xã hội, lực lượng Công an Quận H phát hiện tài khoản mang tên NVT thường xuyên cập nhật và đăng tải nhiều thông tin không khách quan, không đúng sự thật về sự phát triển của nước ta. Tiến hành làm việc và kiểm tra với chủ tài khoản, cơ quan điều tra xác định ngoài việc đăng tải, chia sẻ bài viết, hình ảnh không đúng sự thật, chủ tài khoản này còn tham gia bình luận với nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về hành vi của chủ tài khoản NVT?

- Là học sinh trung học phổ thông, em cần làm gì để đấu tranh với các hành vi chống phá Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời:

Trả lời tình huống 1:

- Những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng nhằm mục đích: bịa đặt nhiều thông tin để nói xấu chế độ chính trị, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống phá nhà nước.

- Phải cảnh giác với các thông tin xuyên tạc vì đây là những thông tin sai lệch, trái pháp luật, tiếp xúc với các thông tin này chúng ta sẽ dễ bị suy nghĩ lệch lạc nếu không cảnh giác có thể bị lôi kéo.

Trả lời tình huống 2:

- Nhận xét: hành vi của chủ tài khoản NVT là không phù hợp, vì tài khoản này thương xuyên cập nhật nhiều thông tin không khách quan và không đúng sự thật về đất nước.

- Là học sinh, em cần: cảnh giác, tránh xã các thông tin sai lệch, nếu gặp những thông tin này nên báo với người lớn (giáo viên hoặc cha mẹ), tìm hiểu thông tin qua những kênh thông tin uy tín, chính xác, chia sẻ những thông tin đã được kiểm đỉnh và đúng sự thật, tuyên truyền cho mọi người tránh những luồng tin trái pháp luật.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 101 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thiết kế một sản phẩm giới thiệu về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Gợi ý: Hình thức thiết kế trên infographic, cầm nang ngắn, tờ gấp, …

Trả lời

(*) Sản phẩm tham khảo

Pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 101 Kinh tế và Pháp luật 10Hãy viết một lá thư cho người bạn nước ngoài (khoảng 100 chữ, bằng tiếng Anh) để giới thiệu về Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà em yêu quý.

Gợi ý: tên, năm sinh, quê quán, nhiệm kì, lí do yêu quý, ....

Trả lời

(*) Tham khảo: Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Dear Peter,

How are you these days? I am very happy that I am writing to you today about the President that I love the most, President Ho Chi Minh.

President Ho Chi Minh's real name is Nguyen Sinh Cung, born in 1890 and died in 1969. Uncle Ho's hometown is Kim Lien commune, Nam Dan district, Nghe An province. President Ho Chi Minh devoted his life to the revolutionary cause. He served as president from 1946 to 1969.

The reason I love President Ho Chi Minh is because he did not hesitate to work hard to find the way to save the country and save our people from slavery. Uncle had steered the Vietnamese revolutionary boat to free the nation from slavery and shackles.

There are many things about President Ho Chi Minh that I cannot tell them all. See you next letter, I'll tell you more.

Your friend,

                                                                                                                                  Ngoc

Vận dụng 3 trang 101 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy thảo luận nhóm để lên ý tưởng và trình bày trước lớp một tiểu phẩm ngắn với chủ đề Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Quốc hội.

Trả lời

TIỂU PHẨM “NÊN THỰC HIỆN ĐÚNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ”

Người dẫn truyện: Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là vô cùng cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam khi đến tuổi nhập ngũ, bởi đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và vui vẻ khi nhận nhiệm vụ lên đường nhập ngũ, không chỉ vậy mà một số công dân đã nghĩ đến việc bỏ trốn nghĩa vụ vì những lí do. Vậy những lí do để một số thành viên ít ỏi này không vui vẻ khi nhận nhiệm vụ là gì và chính bản thân những thành viên này đã có nhận thức về việc đi nghĩa vụ ra sao, khi nhận được những lời khuyên vô cùng hiểu biết từ bạn và xã đội trưởng cùng mẹ đã có sự thay đổi như thế nào? Mời quý vị cùng theo dõi tiểu phẩm: “Nên thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự” chúng ta sẽ phần nào hiểu được những thành viên không vui vẻ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình nhé!

An (hát): Tổ quốc ơi tôi yêu người mãi mãi từ ngày hôm nay cho mãi mãi về sau…. La là lá la la là la lá lá la là la….

Bình (mặt buồn thiu): Mày làm gì mà vui thế hả?

An: Sao lại không vui được cơ chứ! Tao hạnh phúc quá! Từ lúc tao còn nhỏ, tao đã rất yêu các chú bộ đội, tao luôn ước nhanh lớn, khỏe mạnh để nhập ngũ trở thành chú bộ đội đẹp trai, con gái thấy là mê tít cả mắt.

Bình: Mày đúng là hâm. Mày chỉ thích đẹp trai thì ở nhà mặc đồ đẹp cũng đẹp trai chứ cần gì đến mặc đồ bộ đội.

An: mày nói đúng nhưng đẹp trai chỉ là một khía cạnh nhỏ thôi còn thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân và giúp ích một phần công sức nhỏ bé của mình vào bảo vệ tổ quốc mới là lớn và đáng yêu hơn kìa, con gái mê là mê ở chỗ đó đó( mắt chớp, nháy nháy… he….)

Bình (Thở dài): Tao biết ý của mày chứ nhưng từ lúc nhận giấy báo đến giờ tao cứ buồn và lo lắng đủ thứ.

An: Lo gì? Ai làm gì mà lo chứ. Hay mày sợ mất người yêu hả?

Bình: Yêu với đương gì? Mày là bạn thân của tao, mày cũng biết tao chẳng có tí

tình vắt vai nào lấy đâu ra yêu?

An: Thế chuyện gì nói nghe thử nào?

Bình: Tao sợ xa mẹ, sợ mẹ ở nhà làm cái rẫy khổ cực, không có tao cả nhà buồn lắm! Tao còn sợ đi bộ đội làm nhiều việc mà mình không biết làm người ta chửi mình thì sao?

An: Ha ….. nhìn mặt mày ngu như con gà rừng. Mày làm như là mày đi luôn không quay về nữa. Đi có 18 tháng chứ mấy. Mà đi bộ đội làm việc không biết thì các anh bộ đội dạy mình chứ sao mà chửi mày.

Bình: Nhưng tao đi rồi rẫy mẹ làm không hết, đã vậy không có ai chặt gỗ bán kiếm cái tiền mua gạo thì làm sao?

An: Mày lo gì, ở nhà mẹ mày lo được hết. Mày cứ nghĩ mày đi bộ đội giống như khi con gái nó bắt mày về nhà nó, mày không về lo cho mẹ nữa thì mẹ mày cũng sống như thế có sao đâu.

Bình (thở dài nhìn xa xăm)

Minh (Xã đội trưởng): chào hai thằng em, chuẩn bị lên đường đến đâu rồi mà tâm sự gì thế cho tao nghe với!

Bình và An: Chào XÃ ĐỘI TRƯỞNG, anh đi chơi à?

Minh (Xã đội trưởng): Ừ, anh ghé xem hai đứa chuẩn bị đến đâu rồi, có cần gì đến anh không, anh giúp cho.

An: Em thì vui lắm, chuẩn bị xong hết rồi, chờ ngày nhập ngũ thôi, còn Bình nó buồn và sợ mẹ nó không có ai làm cái rẫy cho và không có ai chặt gỗ về bán lấy tiền mua gạo. Nó còn sợ bộ đội bắt làm việc mà nó không biết làm rồi mắng nó.

Minh (Xã đội trưởng): anh nhắc miết rồi mày đừng có đi chặt gỗ nữa, mày đi sẽ bị Kiểm Lâm bắt phạt đó, nhưng phạt chỉ là chuyện nhỏ mà phá hại tài nguyên thiên nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chính mình và con cháu mình sau này mới là tội nặng, còn nhiều việc làm kiếm tiền lắm chứ đâu phải mỗi việc phá rừng. Còn vào quân ngũ chủ yếu là rèn luyện còn những việc nhỏ không biết đều có tiểu đoàn trưởng hoặc chỉ huy họ dạy cho lo gì.

Bình: Vậy những việc trong quân ngũ có người dạy hết hả anh, em nghe thế cũng mừng, còn chuyện chặt gỗ của em, em nghe anh nói nhiều rồi.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Bài 16: Chính quyền địa phương

Bài 17: Pháp luật và đời sống

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!