Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về ý kiến của nhân vật
253
10/05/2023
Luyện tập 2 trang 99 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về ý kiến của nhân vật.
Trường hợp 1. Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của lớp 10A, N và D trao đổi với nhau về chức năng của Quốc hội. N cho rằng Quốc hội được thành lập chủ yếu nhằm thực hiện chức năng ban hành Hiến pháp và luật. Nhưng D không đồng ý vì theo D, Quốc hội còn nhiều chức năng khác cũng không kém phần quan trọng.
Trường hợp 2. Ngày 03 - 09 - 2020, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lí Căn cước công dân có gắn chíp điện tử. Sự kiện này nhận được nhiều quan tâm từ người dân. Đa số mọi người đều thực hiện đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân có gắn chip. Trong cuộc trao đổi với bạn, anh T cho rằng việc triển khai Căn cước công dân có gắn chíp là xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, Chính phủ dùng để theo dõi hoạt động của công dân. Do đó, anh T sẽ không thực hiện.
Trả lời
- Trường hợp 1: Em đồng tình với ý kiến của D. Ngoài chức năng an hành hiến pháp và luật, Quốc hội còn nhiều chức năng khác như: quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chức năng giám sát tối cao.
- Trường hợp 2: Em không đồng tình với ý kiến của anh T. Chíp được gắn trên thẻ Căn cước công dân là để lưu trữ các thông tin của công dân với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; chíp gắn trên thẻ Căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Bài 16: Chính quyền địa phương
Bài 17: Pháp luật và đời sống