Em hãy thảo luận nhóm để lên ý tưởng và trình bày trước lớp một tiểu phẩm ngắn vớ

Vận dụng 3 trang 101 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận nhóm để lên ý tưởng và trình bày trước lớp một tiểu phẩm ngắn với chủ đề Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Quốc hội.

Trả lời

TIỂU PHẨM “NÊN THỰC HIỆN ĐÚNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ”

Người dẫn truyện: Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là vô cùng cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam khi đến tuổi nhập ngũ, bởi đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và vui vẻ khi nhận nhiệm vụ lên đường nhập ngũ, không chỉ vậy mà một số công dân đã nghĩ đến việc bỏ trốn nghĩa vụ vì những lí do. Vậy những lí do để một số thành viên ít ỏi này không vui vẻ khi nhận nhiệm vụ là gì và chính bản thân những thành viên này đã có nhận thức về việc đi nghĩa vụ ra sao, khi nhận được những lời khuyên vô cùng hiểu biết từ bạn và xã đội trưởng cùng mẹ đã có sự thay đổi như thế nào? Mời quý vị cùng theo dõi tiểu phẩm: “Nên thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự” chúng ta sẽ phần nào hiểu được những thành viên không vui vẻ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình nhé!

An (hát): Tổ quốc ơi tôi yêu người mãi mãi từ ngày hôm nay cho mãi mãi về sau…. La là lá la la là la lá lá la là la….

Bình (mặt buồn thiu): Mày làm gì mà vui thế hả?

An: Sao lại không vui được cơ chứ! Tao hạnh phúc quá! Từ lúc tao còn nhỏ, tao đã rất yêu các chú bộ đội, tao luôn ước nhanh lớn, khỏe mạnh để nhập ngũ trở thành chú bộ đội đẹp trai, con gái thấy là mê tít cả mắt.

Bình: Mày đúng là hâm. Mày chỉ thích đẹp trai thì ở nhà mặc đồ đẹp cũng đẹp trai chứ cần gì đến mặc đồ bộ đội.

An: mày nói đúng nhưng đẹp trai chỉ là một khía cạnh nhỏ thôi còn thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân và giúp ích một phần công sức nhỏ bé của mình vào bảo vệ tổ quốc mới là lớn và đáng yêu hơn kìa, con gái mê là mê ở chỗ đó đó( mắt chớp, nháy nháy… he….)

Bình (Thở dài): Tao biết ý của mày chứ nhưng từ lúc nhận giấy báo đến giờ tao cứ buồn và lo lắng đủ thứ.

An: Lo gì? Ai làm gì mà lo chứ. Hay mày sợ mất người yêu hả?

Bình: Yêu với đương gì? Mày là bạn thân của tao, mày cũng biết tao chẳng có tí

tình vắt vai nào lấy đâu ra yêu?

An: Thế chuyện gì nói nghe thử nào?

Bình: Tao sợ xa mẹ, sợ mẹ ở nhà làm cái rẫy khổ cực, không có tao cả nhà buồn lắm! Tao còn sợ đi bộ đội làm nhiều việc mà mình không biết làm người ta chửi mình thì sao?

An: Ha ….. nhìn mặt mày ngu như con gà rừng. Mày làm như là mày đi luôn không quay về nữa. Đi có 18 tháng chứ mấy. Mà đi bộ đội làm việc không biết thì các anh bộ đội dạy mình chứ sao mà chửi mày.

Bình: Nhưng tao đi rồi rẫy mẹ làm không hết, đã vậy không có ai chặt gỗ bán kiếm cái tiền mua gạo thì làm sao?

An: Mày lo gì, ở nhà mẹ mày lo được hết. Mày cứ nghĩ mày đi bộ đội giống như khi con gái nó bắt mày về nhà nó, mày không về lo cho mẹ nữa thì mẹ mày cũng sống như thế có sao đâu.

Bình (thở dài nhìn xa xăm)

Minh (Xã đội trưởng): chào hai thằng em, chuẩn bị lên đường đến đâu rồi mà tâm sự gì thế cho tao nghe với!

Bình và An: Chào XÃ ĐỘI TRƯỞNG, anh đi chơi à?

Minh (Xã đội trưởng): Ừ, anh ghé xem hai đứa chuẩn bị đến đâu rồi, có cần gì đến anh không, anh giúp cho.

An: Em thì vui lắm, chuẩn bị xong hết rồi, chờ ngày nhập ngũ thôi, còn Bình nó buồn và sợ mẹ nó không có ai làm cái rẫy cho và không có ai chặt gỗ về bán lấy tiền mua gạo. Nó còn sợ bộ đội bắt làm việc mà nó không biết làm rồi mắng nó.

Minh (Xã đội trưởng): anh nhắc miết rồi mày đừng có đi chặt gỗ nữa, mày đi sẽ bị Kiểm Lâm bắt phạt đó, nhưng phạt chỉ là chuyện nhỏ mà phá hại tài nguyên thiên nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chính mình và con cháu mình sau này mới là tội nặng, còn nhiều việc làm kiếm tiền lắm chứ đâu phải mỗi việc phá rừng. Còn vào quân ngũ chủ yếu là rèn luyện còn những việc nhỏ không biết đều có tiểu đoàn trưởng hoặc chỉ huy họ dạy cho lo gì.

Bình: Vậy những việc trong quân ngũ có người dạy hết hả anh, em nghe thế cũng mừng, còn chuyện chặt gỗ của em, em nghe anh nói nhiều rồi.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Bài 16: Chính quyền địa phương

Bài 17: Pháp luật và đời sống

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả