Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 15. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Mở đầu trang 92 KTPL 10:Em hãy cho biết, các hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung nào về chế độ chính trị? Em biết gì về những nội dung đó?

Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình ảnh 1: Hiến pháp quy định: “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hình ảnh 2: Hiến pháp ghi nhận Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử.

- Hình ảnh 3: Hiến pháp hiện hành, khẳng định Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Phương châm này bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, cũng như từ thực tế của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với tư tưởng chỉ đạo: lấy dân làm gốc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia, Nhà nước ta xác định đó là sự nghiệp của toàn dân.

Hình ảnh 4: Mọi công dân đều phải tuân thủ trước pháp luật. Theo cách hiểu chung nhất, pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bởi bộ máy Nhà nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của đời sống xã hội và Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình.

1. Quy định của Hiến pháp về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam

Câu hỏi trang 93 KTPL 10:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Ngày 15/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất - Quốc hội khoá VI được tiến hành trong cả nước và đã thành công rực rỡ, tạo nên tảng chính trị - pháp lí vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kì phát triển mới của dân tộc. Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin 2. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Việt Nam không những đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội; mà còn luôn tích cực ủng hộ, tham gia phong trào hoà bình, bình đẳng ở khu vực và trên thế giới.

a) Theo em, các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản nào của quốc gia?

b) Vì sao nội dung của những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp?

Trả lời:

Yêu cầu a) Các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản của quốc gia là: tên nước, hình thức chủ thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Yêu cầu b) Những nội dung của thông tin đó được quy định trong Hiến pháp vì đó là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của một đất nước, nó đại diện cho một quốc gia dân tộc và nhằm để phân biệt với các quốc gia dân tộc khác. Hơn nữa, những nội dung này là những nội dung rất ít khi bị thay đổi, có giá trị bền lâu cùng với lịch sử phát triển của đất nước.

2. Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị

Câu hỏi trang 94 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó, Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhưng khi đã có Hiến pháp và pháp luật thì Đảng chịu sự điều chỉnh của Hiền pháp và pháp luật bình đăng như mọi chủ thể chính trị khác.

(Theo Lyluanchinhtri.vn, ngày 22/4/2020)

Thông tin 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tính thần thượng tôn pháp luật, đáp ứng yêu câu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đồng thời, mặt trận thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

(Theo tapchicongsan.org.vn, 11/6/2019)

Trường hợp. Lần đầu tiên được tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cập, anh K rất phân khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bảu cử. Anh K được cùng mọi người trực tiếp bỏ lá phiếu của minh đề bầu ra những đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

b) Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của anh K trong trường hợp trên?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức.

+ Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Vai trò của Đảng:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng.

+ Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong đó Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật. Đảng luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên:

+ Có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia thực hiện dân chủ và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị.

+ Mặt trận Tổ quốc cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

Yêu cầu b) Nhận xét: Anh K đã thể hiện rõ ý thức và trách nhiệm của mình trong việc tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi đã phấn khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bầu cử. Việc làm của anh K đã thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử.

3. Quy định của Hiến pháp về đường lối đối ngoại

Câu hỏi trang 95 KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây.

Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị - Cánh diều (ảnh 1)

Thông tin. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đổi tác chiến lược toàn điện), 13 đối tác toàn diện, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực.

(Theo dangcongsan.vn, ngày 30/9/2021)

Câu hỏi:

a) Theo em, các hình ảnh và thông tin trên đã thể hiện nội dung nào về đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

b) Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

Trả lời:

Yêu cầu a) Nội dung về đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

- Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;

- Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Yêu cầu b) Nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013 vì bản chất của chế độ chính trị trong mỗi nước không chỉ được phản ánh trong các chính sách đối nội mà còn thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại, trong việc thiết lập và giải quyết các quan hệ với các nước khác. Hơn nữa, những vấn đề này được xem là những vấn đề quan trọng của một đất nước thể hiện mối quan hệ với các nước khác, quy định những vấn đề này trong Hiến pháp sẽ góp phần khẳng định bản chất chính trị của một quốc gia và làm tiền đề định hướng cho quan hệ ngoại giao của quốc gia với các nước khác, tránh những hành vi lệch lạc đi ngược lại lợi ích quốc gia.

4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị

Câu hỏi trang 96 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp, tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Thực hiện chủ trương của xã về xây dựng làng văn hoá, là một học sinh trung học phổ thông, H đã tích cực đóng góp các ý kiến cho chính quyền thôn. Trong đó, H đề xuất ý kiến phát huy vai trò của học sinh trong việc tham gia xây dựng tủ sách trong nhà văn hoá thôn. Ý kiến của H đã được cán bộ thôn tôn trọng và ghi nhận.

Tình huống. Khi tranh luận về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ biên giới, mỗi bạn đã có ý kiến khác nhau. M thì cho rằng, việc bảo vệ biên giới là trách nhiệm của người lớn và bộ đội biên phòng còn học sinh không cân tham gia. Y cho rằng việc bảo vệ biên giới của quốc gia là trách nhiệm chung của tất cả mọi người.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương.

b) Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của hại bạn M và Y.

Trả lời:

Yêu cầu a)

Việc làm của H đã thể hiện rõ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện và tuân theo Hiến pháp về chính trị, trong đó H đã rất tích cực đóng góp ý kiến của mình cho chính quyền địa phương để thực hiện chủ trương về xây dựng làng văn hóa.

Chính quyền địa phương đã thể hiện rất rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tiếp nhận các ý kiến để thực hiện chủ trương về xây dựng làng văn hóa của công dân.

Yêu cầu b)

Ý kiến của M sai khi M đã chưa có nhận thức đúng đắn cho rằng bảo vệ biên giới là trách nhiệm của người lớn và bộ đội biên phòng.

Ý kiến của Y rất đúng vì bảo vệ Tổ quốc nói chung hay bảo vệ biên giới nói riêng đều là trách nhiệm chung của mọi công dân. Công dân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 96 KTPL 10: Em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? Vì sao?

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước.

E. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức duy nhất là dân chủ trực tiếp.

Trả lời:

A - Đúng vì bất kì một quốc gia nào cũng đều có nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ riêng, buộc các quốc gia khác phải thừa nhận và tôn trọng nó.

C - Đúng vì Nhà nước ta là Nhà nước có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên đất nước Việt Nam, các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau để cùng phát triển.

D - Đúng vì Luật pháp quốc tế chính là cơ sở pháp lý chung để giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề trong mối quan hệ với các nước, buộc các nước phải có nghĩa vụ thực hiện và tuân theo nhằm hạn chế đáng kể những tranh chấp quốc tế và đồng thời những vấn đề được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.

Luyện tập 2 trang 97 KTPL 10: m hãy đánh giá các hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị trong các trường hợp dưới đây:

A. Chị M không tích cực tham gia góp ý dự thảo luật của Nhà nước.

B. Uỷ ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B luôn tích cực phổ biến, tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiệp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đông nhân dân.

C. Anh K rất vui vẻ chia sẻ cho khách nước ngoài về một danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam khi được hỏi.

D. Em Q luôn tự hào khi hát Quốc ca trong giờ chào cờ của trường.

Trả lời:

- Trường hợp A - Bạn M chưa ý thức được trách nhiệm của mình trong việc trang bị thêm kiến thức về những vấn đề liên quan đến nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị.

- Trường hợp B - Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B đã có ý thức trách nhiệm cao trong việc tích cực phổ biến, tuyên truyền và tạo điều kiện để nhân dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.

- Trường hợp C - Anh K đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giới thiệu danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam cho khách nước ngoài nhằm quảng bá về đất nước và con người Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trường hợp D - Em Q đã có nhận thức đúng đắn và nghiêm túc thực hiện các nội dung được quy định trong Hiến pháp về chế độ chính trị. Theo đó, Hiến pháp quy định Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

Luyện tập 3 trang 97 KTPL 10Nhà trường tổ chức trưng cầu dân ý về Luật Nghĩa vụ quân sự. bạn T đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến qua hòm thư góp ý của Quốc hội, đồng thời, còn động viên bạn bè cùng tham gia để hoàn thiện luật cho phù hợp với thực tiến đất nước.

Theo em, trong trường hợp trên Nhà nước đang thực hiện quyền gì đối với công dân? Quyền đó có ý nghĩa gì đối với bạn T?

Trả lời:

- Trong trường hợp trên, Nhà nước đang thực hiện quyền dân chủ đối với công dân.

- Ý nghĩa: Bạn T được tự do, bình đẳng đưa ra quan điểm của mình, được thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia vào các công việc chung của đất nước, góp phần phát triển đất nước.

Luyện tập 4 trang 97 KTPL 10: Khi tìm hiểu về bản chất của Nhà nước, M cho rằng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.

Em có đồng ý với ý kiến của M không? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của M vì Hiến pháp được xem là luật cơ bản, nó “là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật”. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước ta phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, luôn đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, phấn đấu nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho con người, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 5 trang 97 KTPL 10Q thắc mắc, tại sao nước ta lại cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Căn cứ vào nội dung đã học, em hãy giải thích cho Q.

Trả lời:

- Nước ta cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia vì ngoại giao đóng vai trò tiên phong, mở đường, phát triển và đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đi vào chiều sâu, mở rộng các thị trường, các lĩnh vực hợp tác mới, thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Hơn nữa, khi mở rộng quan hệ ngoại giao sẽ góp phần quảng bá, phổ biến và lan tỏa rộng rãi hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, giúp nhân dân thế giới hiểu biết, thiện cảm, yêu mến, từ đó dẫn tới quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến để hợp tác, đầu tư, du lịch, sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam… hay cao hơn là ủng hộ các quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam.

- Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều biến động to lớn, nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tiềm ẩn cả những cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải giữ vững bản sắc văn hóa, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 97 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn sưu tầm thông tin và thiết kế sản phẩm tuyên truyền về hoạt động đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo: Infographic - Đóng góp tích cực của ngoại giao Việt Nam

Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị - Cánh diều (ảnh 1)

 Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị - Cánh diều (ảnh 1)

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 97 KTPL 10:Em hãy viết một bức thư với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu của chúng em” và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Hà Nội, ngày...................

Cháu tên là Quyết Thắng, học sinh cấp III của một ngôi trường THOT giữa Thủ đô Hà Nội.

Lời đầu tiên cháu chúc các chú mạnh khỏe, vì có sức khỏe mới làm việc tốt mọi công việc, đúng không ạ.

Chắc các chú không ngạc nhiên vì nhận được thư của cháu, dù các chú không biết cháu là ai. Bởi vì, trước cháu, chắc chắn đã có rất nhiều bạn khác viết thư thăm các chú. Tất cả chúng cháu đều chỉ muốn viết chia sẻ phần nào những vất vả, nhọc nhằn, những hiểm nguy mà các chú đang ngày đêm trải qua nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, nhất là trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng thế này.

Các chú ạ, dù chưa một lần ra Trường Sa, Hoàng Sa, nhưng như bao nhiêu người Việt Nam khác, những ngày gần đây cháu không thể không quan tâm đến tình hình Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 vào thềm lục địa của Việt Nam. Chúng cháu rất bức xúc vì việc làm này. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi khắc lại vào những sổ sách chứng minh từ ngàn đời nay đó là của Việt Nam tức là người Việt đã sinh sống từ rất lâu rồi chứ không phải là một “đảo hoang” như Trung Quốc nghĩ. Vậy mà... Cháu thật sự lo lắng, dù biết mình chả giúp ích được gì. Nhưng cháu cũng luôn tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, luôn tin vào tinh thần yêu nước của dân tộc ta và nhất là tin tưởng vào lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu đến cùng của các chú. Các chú đã không ngần ngại rời xa gia đình, rời xa quê hương mình để đến với một vùng biển xa xôi, đầy sóng gió. Cháu biết rằng cuộc sống của các chú thiếu thốn về vật chất, của cải, gian nan và nguy hiểm nhưng các chú vẫn cố gắng bảo vệ chủ quyền của đất nước. Chúng cháu tin tưởng các chú sẽ bảo vệ biển đảo tới cùng, không thể để cho ai xâm phạm vào những gì thuộc hình chữ S thiêng liêng của dân tộc.

Các chú ạ, dù còn rất nhỏ, nhưng những gì đang diễn ra nơi biển khơi của Tổ quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, tình cảm của cháu và các bạn cùng trang lứa. Bởi lẽ, chúng cháu đã mang trong mình dòng máu Việt Nam, tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc. Hơn bao giờ hết, lúc này, tình cảm dành cho các chú càng in đậm trong lòng cháu và bao bạn bè cùng trang lứa, ghi khắc trong từng lớp học, mỗi hàng cây, in dấu trong từng lời thơ, câu hát... Các chú đừng buồn nhé, cháu biết các chú không ở bên gia đình, người thân nhưng có một điều rất quý giá và đáng trân trọng đó là tình cảm, tấm lòng của nhân dân Việt Nam luôn luôn dành trọn cho các chú...

Cảm ơn các chú đã bảo vệ cho một cuộc sống yên bình trên mọi miền đất nước cho đến ngày hôm nay và mai sau. Cảm ơn các chú rất nhiều!

Một ngày không xa, cháu hy vọng mình cũng được làm bộ đội để được bảo vệ cho đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta, bảo vệ cho nền hòa bình mãi mãi của dân tộc. Một lần nữa, cháu kính chúc các chú mạnh khỏe, đầy nghị lực vượt khó, giàu ý chí chiến đấu và có niềm tin bất diệt vào chiến thắng tất yếu sẽ xảy ra.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp Luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Chính quyền địa phương

Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Câu hỏi liên quan

(*) Bài tham khảo Hà Nội, ngày................... Cháu tên là Quyết Thắng, học sinh cấp III của một ngôi trường THOT giữa Thủ đô Hà Nội. Lời đầu tiên cháu chúc các chú mạnh khỏe, vì có sức khỏe mới làm việc tốt mọi công việc, đúng không ạ. Chắc các chú không ngạc nhiên vì nhận được thư của cháu, dù các chú không biết cháu là ai. Bởi vì, trước cháu, chắc chắn đã có rất nhiều bạn khác viết thư thăm các chú. Tất cả chúng cháu đều chỉ muốn viết chia sẻ phần nào những vất vả, nhọc nhằn, những hiểm nguy mà các chú đang ngày đêm trải qua nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, nhất là trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng thế này. Các chú ạ, dù chưa một lần ra Trường Sa, Hoàng Sa, nhưng như bao nhiêu người Việt Nam khác, những ngày gần đây cháu không thể không quan tâm đến tình hình Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 vào thềm lục địa của Việt Nam. Chúng cháu rất bức xúc vì việc làm này. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi khắc lại vào những sổ sách chứng minh từ ngàn đời nay đó là của Việt Nam tức là người Việt đã sinh sống từ rất lâu rồi chứ không phải là một “đảo hoang” như Trung Quốc nghĩ. Vậy mà... Cháu thật sự lo lắng, dù biết mình chả giúp ích được gì. Nhưng cháu cũng luôn tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, luôn tin vào tinh thần yêu nước của dân tộc ta và nhất là tin tưởng vào lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu đến cùng của các chú. Các chú đã không ngần ngại rời xa gia đình, rời xa quê hương mình để đến với một vùng biển xa xôi, đầy sóng gió. Cháu biết rằng cuộc sống của các chú thiếu thốn về vật chất, của cải, gian nan và nguy hiểm nhưng các chú vẫn cố gắng bảo vệ chủ quyền của đất nước. Chúng cháu tin tưởng các chú sẽ bảo vệ biển đảo tới cùng, không thể để cho ai xâm phạm vào những gì thuộc hình chữ S thiêng liêng của dân tộc. Các chú ạ, dù còn rất nhỏ, nhưng những gì đang diễn ra nơi biển khơi của Tổ quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, tình cảm của cháu và các bạn cùng trang lứa. Bởi lẽ, chúng cháu đã mang trong mình dòng máu Việt Nam, tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc. Hơn bao giờ hết, lúc này, tình cảm dành cho các chú càng in đậm trong lòng cháu và bao bạn bè cùng trang lứa, ghi khắc trong từng lớp học, mỗi hàng cây, in dấu trong từng lời thơ, câu hát... Các chú đừng buồn nhé, cháu biết các chú không ở bên gia đình, người thân nhưng có một điều rất quý giá và đáng trân trọng đó là tình cảm, tấm lòng của nhân dân Việt Nam luôn luôn dành trọn cho các chú... Cảm ơn các chú đã bảo vệ cho một cuộc sống yên bình trên mọi miền đất nước cho đến ngày hôm nay và mai sau. Cảm ơn các chú rất nhiều! Một ngày không xa, cháu hy vọng mình cũng được làm bộ đội để được bảo vệ cho đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta, bảo vệ cho nền hòa bình mãi mãi của dân tộc. Một lần nữa, cháu kính chúc các chú mạnh khỏe, đầy nghị lực vượt khó, giàu ý chí chiến đấu và có niềm tin bất diệt vào chiến thắng tất yếu sẽ xảy ra. Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
Yêu cầu a) Nội dung về đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nước Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. - Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; - Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Yêu cầu b) Nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013 vì bản chất của chế độ chính trị trong mỗi nước không chỉ được phản ánh trong các chính sách đối nội mà còn thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại, trong việc thiết lập và giải quyết các quan hệ với các nước khác. Hơn nữa, những vấn đề này được xem là những vấn đề quan trọng của một đất nước thể hiện mối quan hệ với các nước khác, quy định những vấn đề này trong Hiến pháp sẽ góp phần khẳng định bản chất chính trị của một quốc gia và làm tiền đề định hướng cho quan hệ ngoại giao của quốc gia với các nước khác, tránh những hành vi lệch lạc đi ngược lại lợi ích quốc gia.
Xem thêm
Yêu cầu a) - Việc làm của H đã thể hiện rõ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện và tuân theo Hiến pháp về chính trị, trong đó H đã rất tích cực đóng góp ý kiến của mình cho chính quyền địa phương để thực hiện chủ trương về xây dựng làng văn hóa. - Chính quyền địa phương đã thể hiện rất rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tiếp nhận các ý kiến để thực hiện chủ trương về xây dựng làng văn hóa của công dân. Yêu cầu b) - Ý kiến của M sai khi M đã chưa có nhận thức đúng đắn cho rằng bảo vệ biên giới là trách nhiệm của người lớn và bộ đội biên phòng. - Ý kiến của Y rất đúng vì bảo vệ Tổ quốc nói chung hay bảo vệ biên giới nói riêng đều là trách nhiệm chung của mọi công dân. Công dân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Xem thêm
Yêu cầu a) - Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: + Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. + Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Vai trò của Đảng: + Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. + Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong đó Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật. Đảng luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: + Có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia thực hiện dân chủ và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị. + Mặt trận Tổ quốc cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Yêu cầu b) Nhận xét: Anh K đã thể hiện rõ ý thức và trách nhiệm của mình trong việc tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi đã phấn khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bầu cử. Việc làm của anh K đã thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử.
Xem thêm
Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.
Xem thêm
- Nước ta cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia vì ngoại giao đóng vai trò tiên phong, mở đường, phát triển và đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đi vào chiều sâu, mở rộng các thị trường, các lĩnh vực hợp tác mới, thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Hơn nữa, khi mở rộng quan hệ ngoại giao sẽ góp phần quảng bá, phổ biến và lan tỏa rộng rãi hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, giúp nhân dân thế giới hiểu biết, thiện cảm, yêu mến, từ đó dẫn tới quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến để hợp tác, đầu tư, du lịch, sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam… hay cao hơn là ủng hộ các quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam. - Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều biến động to lớn, nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tiềm ẩn cả những cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải giữ vững bản sắc văn hóa, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Xem thêm
- Em đồng ý với ý kiến của M vì Hiến pháp được xem là luật cơ bản, nó “là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật”. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước ta phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, luôn đề cao vị trí, vai trò của pháp luật, phấn đấu nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho con người, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển thông qua hệ thống các thể chế và yêu cầu dân chủ xã hội chủ nghĩa. Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
- Trường hợp A - Bạn M chưa ý thức được trách nhiệm của mình trong việc trang bị thêm kiến thức về những vấn đề liên quan đến nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị. - Trường hợp B - Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc xã B đã có ý thức trách nhiệm cao trong việc tích cực phổ biến, tuyên truyền và tạo điều kiện để nhân dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. - Trường hợp C - Anh K đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giới thiệu danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam cho khách nước ngoài nhằm quảng bá về đất nước và con người Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trường hợp D - Em Q đã có nhận thức đúng đắn và nghiêm túc thực hiện các nội dung được quy định trong Hiến pháp về chế độ chính trị. Theo đó, Hiến pháp quy định Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
Xem thêm
A - Đúng vì bất kì một quốc gia nào cũng đều có nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ riêng, buộc các quốc gia khác phải thừa nhận và tôn trọng nó. C - Đúng vì Nhà nước ta là Nhà nước có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên đất nước Việt Nam, các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau để cùng phát triển. D - Đúng vì Luật pháp quốc tế chính là cơ sở pháp lý chung để giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề trong mối quan hệ với các nước, buộc các nước phải có nghĩa vụ thực hiện và tuân theo nhằm hạn chế đáng kể những tranh chấp quốc tế và đồng thời những vấn đề được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.
Xem thêm
Yêu cầu a) Các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản của quốc gia là: tên nước, hình thức chủ thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Yêu cầu b) Những nội dung của thông tin đó được quy định trong Hiến pháp vì đó là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của một đất nước, nó đại diện cho một quốc gia dân tộc và nhằm để phân biệt với các quốc gia dân tộc khác. Hơn nữa, những nội dung này là những nội dung rất ít khi bị thay đổi, có giá trị bền lâu cùng với lịch sử phát triển của đất nước.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!