Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 14. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mở đầu trang 88 KTPL 10:Em hãy cho biết từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về Hiến pháp.

Trả lời:

Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013.

* Hiểu biết về Hiến pháp:

- Hiến pháp là văn bản quy pham pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân và có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau:

+  Thứ nhất, Hiến pháp là luật cơ bản, là “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào Hiến pháp để ban hành.

+ Thứ hai, Hiến pháp là luật tổ chức, là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.

+ Thứ ba, Hiến pháp là luật bảo vệ. Do Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.

Thứ tư, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao, tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với Hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.

1. Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 89 KTPL 10Em hãy đọc hội thoại, thông tin và trả lời câu hỏi.

Tình huống.

Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

- Mai: Minh ơi, pháp luật mình được học rồi, còn Hiến pháp do cơ quan nào ban hành nhỉ?

- Minh: Theo mình được biết thì Hiến pháp do Quốc hội ban hành.

- Mai: Mình thấy có rất nhiều luật như Luật Trẻ em, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục,...

Vậy Hiến pháp có nhiều không?

- Minh: Theo như mình tìm hiệu thì mỗi giai đoạn của đât nước chỉ có một bản Hiến pháp. Hiện nay chỉ có Hiến pháp năm 2013.

- Mai: Vậy Hiến pháp quy định về những gì nhỉ?

- Minh: Nghe bố mình nói thì Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

- Mai: Đó là vấn đề gì? Có phải là vấn đề kinh tế và chính trị không?

- Minh: Đúng rồi, ngoài ra còn có vấn đề văn hoá, xã hội và quyền học tập của chúng minh nữa đây.

Thông tin.

Hiến pháp năm 2013

Điều 119. (trích)

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viẹt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí.

Câu hỏi: Từ thông tin đoạn hội thoại trên, theo em Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật?

Trả lời:

- Vị trí:

+ Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân.

+ Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 89 KTPL 10Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Hiến pháp năm 2013

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Luật Trẻ em năm 2016

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cẩm (trích)

8. Kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vi đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

Bộ luật Lao động năm 2019

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (trích)

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

Câu hỏi:

a) Em hiểu như thế nào về quy định của điều 16 Hiến pháp năm 2013?

b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.

c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu a) Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và pháp lý.

+ Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội có nghĩa là tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội…

=> Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau.

Yêu cầu b)

- Điều 16 Hiến pháp năm 2013 chỉ ra những quy định chung về việc bình đẳng giữa người với người trước pháp luật.

- Khoản 8, điều 6 Luật trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, điều 8 Bộ Luật lao động năm 2016 thì chỉ ra đối tượng cụ thể trong việc được đối xử bình đẳng đó là trẻ em là người lao động.

Yêu cầu c) Đặc điểm của Hiến pháp

Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia: Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa bao quát, tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước cũng như từng cơ quan nhà nước, bên cạnh các nguyên tắc này, thì mỗi cơ quan nhà nước tùy vào đặc thù riêng sẽ có các nguyên tắc khác.

Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.

3. Công dân thực hiện nghĩa vụ tuân thủ

Câu hỏi trang 90 KTPL 10Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Hiến pháp năm 2013

Điều 43

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 47

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Trường hợp 1. Để bảo vệ môi trường, học sinh trường Trung học phỏổ thông A luôn tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh ở khu dân cư vào mỗi sáng chủ nhật.

Trường hợp 2. Gia đình ông T chuyên sản xuất thức ăn gia súc nhằm cung ứng cho nhu cầu trong huyện. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, gia đình ông T đã không xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, mà đã xả trực tiếp nước thải sản xuất ra dòng sông bên cạnh.

Trường hợp 3. Bà H mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và luôn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đây đủ. Thấy vậy, P là con trai bà đã cho rằng, bà H không cần phải đóng thuế vì gia đình nhà mình chỉ kimh doanh nhỏ lẻ.

Câu hỏi

a) Em có nhận xét gì về việc làm của học sinh Trường trung học phổ thông A, gia đình anh T, bà H và P trong các trường hợp trên.

b) Theo em, mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

Trả lời:

Yêu cầu a) Nhận xét

- Học sinh trường Trung học phổ thông A đã có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống tại khu dân cư.

- Việc xả thải trực tiếp nước thải sản xuất ra dòng sông của gia đình ông T là hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường.

- Bà H đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đã nộp thuế đầy đủ theo luật định.

- Anh H đã không hiểu biết về nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế.

Yêu cầu b) Để tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần:

- Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp, trong đó có quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện Hiến pháp.

- Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày.

- Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 91 KTPL 10: Theo em, khẳng định nào sau đây là đúng về Hiến pháp? Vì sao?

A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.

B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.

D. Hiến pháp là nội quy được áp dụng trong nhà trường mà mọi học sinh bắt buộc phải thực hiện.

E. Hiến pháp thể hiện tập trung nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

G. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.

Trả lời:

A - Đúng vì đây là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B - Đúng vì Hiến pháp phản ánh sâu sắc nhất các quyền của công dân, mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Đây chính là nguồn, là căn cứ để ban hành các văn bản luật, nghị quyết và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật.

C - Đúng vì Hiến pháp quy định tất cả những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

E - Đúng vì Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Luyện tập 2 trang 91 KTPL 10: Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và pháp luật.

Trả lời:

- Tính chất:

+ Hiến pháp: Là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân.

+ Pháp luật: Là tập hợp những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội, vì thế mang bản chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của Nhà nước (tuy nhiên không được đi ngược lại ý chí của nhân dân vì không được trái với Hiến pháp).

Giá trị pháp lí:

+ Hiến pháp: Có giá trị pháp lý cao hơn các đạo luật khác của quốc gia; các đạo luật khác trong quốc gia được xây dựng phải trên cơ sở Hiến pháp, không được vi phạm Hiến pháp.

+ Pháp luật: Có giá pháp lý thấp hơn Hiến pháp, được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, không trái với quy định của Hiến pháp.

- Phạm vi và mức độ điều chỉnh:

+ Hiến pháp: Có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết.

+ Pháp luật: Có phạm vi điều chỉnh hẹp chỉ trong một lĩnh vực chính trị,  thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh chi tiết, cụ thể trong lĩnh vực, quan hệ xã hội đó.

- Trình tự, thủ tục xây dựng và sửa đổi:

+ Hiến pháp: Phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn do với các đạo luật khác.

+ Pháp luật: Đơn giản và đòi hỏi ít thời gian hơn Hiến pháp.

Luyện tập 3 trang 91 KTPL 10:Theo em, hành vi của người nào trong các trường hợp dưới dây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp? Vì sao?

A. Anh X thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Ông M không tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

C. Chị T là cán bộ hội phụ nữ luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người.

D. Doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

E. Ông B có hành vi chống phá lại chính quyền nhà nước

Trả lời:

Trường hợp A: Là hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp vì anh X đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đã đi nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Trường hợp C: Là hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp vì chị T đã thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ trong hoạt động công tác của mình khi đã luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người.

Trường hợp D: Là hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp vì doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế cho Nhà nước theo luật định.

Luyện tập 4 trang 91 KTPL 10: Khi thấy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân, bạn Q thắc mắc: Hiến pháp chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước nên xã không cần phải tổ chức tuyên truyền.

a) Em suy nghĩ như thế nào về thắc mắc của bạn Q?

b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Thắc mắc của bạn Q không đúng do bạn Q chưa có hiểu biết về chức năng, vai trò, nội dung của Hiến pháp đối với đất nước và đối với công dân.

Yêu cầu b) Em sẽ nói với bạn Q rằng: Q đã hiểu sai về Hiến pháp rồi, Hiến pháp được áp dụng cho toàn bộ cơ quan Nhà nước và toàn thể công dân nên chúng mình cần tham gia vào các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp để có thêm kiến thức Hiến pháp, giúp chúng mình sống và tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật.

Luyện tập 5 trang 91 KTPL 10: Gần đây, các bạn trong lớp của P đang trao đổi rất sôi nổi về việc các anh học lớp 12 được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Các bạn đều bày tỏ mong, muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn Bí thư của lớp còn dự kiến sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt lớp tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự.

a) Em có nhận xét gì về mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P?

b) Theo em, buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Yêu cầu a) Mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Hiến pháp và pháp luật.

Yêu cầu b) Buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P có ý nghĩa rất lớn trong việc trang bị kiến thức về Luật Nghĩa vụ quân sự, khẳng định trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 91 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động với chủ đề: “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” và chia sẻ thông điệp của bức tranh.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo

Thông điệp: Tuân theo Hiến pháp, pháp luật là nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 91 KTPL 10: Em hãy viết một bài ngắn giới thiệu về Hiến pháp năm 2013, trong đó có liên hệ với bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp.

Trả lời:

Ngày 6/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 9 tháng (từ tháng 1 đến tháng 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp năm 2013. Ngày 8/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nams

Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Là một công dân đang ngồi trang ghế nhà trường, em ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ Hiến pháp bằng cách tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp, trong đó có quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện Hiến pháp. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp Luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 13: Chính quyền địa phương

Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Câu hỏi liên quan

(*) Sản phẩm tham khảo Thông điệp: Tuân theo Hiến pháp, pháp luật là nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân
Xem thêm
Yêu cầu a) Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. + Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và pháp lý. + Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội có nghĩa là tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… => Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Yêu cầu b) - Điều 16 Hiến pháp năm 2013 chỉ ra những quy định chung về việc bình đẳng giữa người với người trước pháp luật. - Khoản 8, điều 6 Luật trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, điều 8 Bộ Luật lao động năm 2016 thì chỉ ra đối tượng cụ thể trong việc được đối xử bình đẳng đó là trẻ em là người lao động. Yêu cầu c) Đặc điểm của Hiến pháp - Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia: Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật. - Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa bao quát, tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước cũng như từng cơ quan nhà nước, bên cạnh các nguyên tắc này, thì mỗi cơ quan nhà nước tùy vào đặc thù riêng sẽ có các nguyên tắc khác. - Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. - Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.
Xem thêm
- Vị trí: + Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân. + Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
Xem thêm
Yêu cầu a) Nhận xét - Học sinh trường Trung học phổ thông A đã có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống tại khu dân cư. - Việc xả thải trực tiếp nước thải sản xuất ra dòng sông của gia đình ông T là hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường. - Bà H đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đã nộp thuế đầy đủ theo luật định. - Anh H đã không hiểu biết về nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế. Yêu cầu b) Để tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần: - Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp, trong đó có quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện Hiến pháp. - Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày. - Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.
Xem thêm
Ngày 6/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 9 tháng (từ tháng 1 đến tháng 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp năm 2013. Ngày 8/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nams Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp. Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Là một công dân đang ngồi trang ghế nhà trường, em ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ Hiến pháp bằng cách tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp, trong đó có quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện Hiến pháp. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp. Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm
* Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. * Hiểu biết về Hiến pháp: - Hiến pháp là văn bản quy pham pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân và có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau: +  Thứ nhất, Hiến pháp là luật cơ bản, là “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào Hiến pháp để ban hành. + Thứ hai, Hiến pháp là luật tổ chức, là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương. + Thứ ba, Hiến pháp là luật bảo vệ. Do Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân. + Thứ tư, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao, tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với Hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.
Xem thêm
Yêu cầu a) Thắc mắc của bạn Q không đúng do bạn Q chưa có hiểu biết về chức năng, vai trò, nội dung của Hiến pháp đối với đất nước và đối với công dân. Yêu cầu b) Em sẽ nói với bạn Q rằng: Q đã hiểu sai về Hiến pháp rồi, Hiến pháp được áp dụng cho toàn bộ cơ quan Nhà nước và toàn thể công dân nên chúng mình cần tham gia vào các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp để có thêm kiến thức Hiến pháp, giúp chúng mình sống và tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật.
Xem thêm
- Trường hợp A: Là hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp vì anh X đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đã đi nghĩa vụ quân sự theo quy định. - Trường hợp C: Là hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp vì chị T đã thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ trong hoạt động công tác của mình khi đã luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người. - Trường hợp D: Là hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp vì doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế cho Nhà nước theo luật định.
Xem thêm
A - Đúng vì đây là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. B - Đúng vì Hiến pháp phản ánh sâu sắc nhất các quyền của công dân, mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Đây chính là nguồn, là căn cứ để ban hành các văn bản luật, nghị quyết và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật. C - Đúng vì Hiến pháp quy định tất cả những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp. E - Đúng vì Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Xem thêm
Yêu cầu a) Mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Hiến pháp và pháp luật. Yêu cầu b) Buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P có ý nghĩa rất lớn trong việc trang bị kiến thức về Luật Nghĩa vụ quân sự, khẳng định trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!