Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 13: Chính quyền địa phương

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 13: Chính quyền địa phương sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 13. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

Mở đầu trang 80 KTPL 10:Em hãy kể tên các đơn vị hành chính từ tỉnh hoặc thành phố trở xuống ở địa phương em và chia sẻ hiểu biết của em về những đơn vị hành chính đó.

Trả lời:

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp xã.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

1. Hội đồng nhân dân

Câu hỏi trang 81 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Ngày 23/5/2021, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026.

Thông tin 2. Chiều ngày 15/7/2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XIV, nhiệm ki 2021 - 2026 đã khai mạc ki họp thứ 2 đề xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền về chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hoàn thành các nhiệm vụ năm 2021 và cả nhiệm kì.

  Tại kì họp này, Hội động nhân dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 cũng như hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021.

  Ngoài ra, tại kì họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định ban hành Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

(Theo Công thông tin điện tử Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 16/7/2021)

Em hãy cho biết:

a) Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

b) Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra.

Yêu cầu b) Vị trí và chức năng của Hội đồng nhân dân

Vị trí: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyn lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí. nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Chức năng: Hội đồng nhân dân quyết đnh các vấn đ quan trọng ca đa phương như:

 + Các biện pháp đ phát triền kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy đnh của pháp luật;

+ Quyết định biện pháp bo đảm trật tựan toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêutham nhũng trong phạm vi được phân quyền;

+ Biện pháp bo vệ tài sn ca cơ quan, tổ chc, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dựnhân phẩm, tài sản, các quyn và lợi ích hợp pháp khác ca công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết ca cấp trên.

Câu hỏi trang 82 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Ngày 30/6/2021, Hội đồng nhân dân phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam tổ chức kì họp thứ nhất Hội động nhân dân phường khoá X, nhiệm ki 2021 - 2026. Trên tinh thần nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, thẳng thắn, kì họp đã thông qua các tờ trình về việc giới thiệu nhân sự ứng cử và tiến hành bỏ phiếu bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng nhân dân bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, Trưởng, Phó ban Kinh tế - xã hội, Trưởng, Phó ban Pháp chế.

Thông tin 2. Ngày 17/6/2021, Hội đông nhân dân quận Ninh Kiều khoá XII, nhiệm kì 2021 - 2026 tổ chức kì họp thứ nhất. Tại kì họp, các đại biểu đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban Pháp chế và Trưởng ban Kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân.

Thông tin 3. Chiều ngày 25/6/2021, Hội động nhân dân tỉnh Nam Định khoá XIX, tổ chức kì họp thứ nhất nhiệm kì 2021 - 2026. Trọng tâm của kì họp là công tác kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nhiệm kì 2021 - 2026. Các đại biêu đã tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng ban, Phó Trưởng ban Pháp chế, Kinh tế - ngân sách và Văn hoá - xã hội của Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá XIX, nhiệm kì 2021 - 2026.

Em hãy cho biết:

a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính như thế nào?

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

Trả lời:

Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp:

- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Yêu cầu b) Cơ cấu tổ chức:

+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân

+ Thường trực Hội đồng nhân dân: gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.

+ Các Ban của Hội đồng nhân dân: gồm các Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.

Câu hỏi trang 82 KTPL 10Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi.

Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin. Dự kiến kì họp thứ 4, Hội đông nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XVII sẽ diễn ra từ ngày 07 - 09/12/2021. Tại kì họp, thường trực, các ban Hội đông nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan sẽ trình kì họp xem xét 30 báo cáo, trong đó dự kiến trình bày trực tiếp 7 báo cáo. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua 37 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trong đó: thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chuẩn bị và trình 5 dự thảo Nghị quyết, Uỷ ban nhân dân tỉnh chuẩn bị và trình 32 dự thảo Nghị quyết. Ngoài ra sẽ có các Nghị quyết về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Trường hợp. An nghe bác Bình hàng xóm nói Hội đồng nhân dân tỉnh nhà sẽ họp từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 4 để thảo luận, biểu quyết các vẫn đề trọng đại của tỉnh sáu tháng cuối năm. Tại kì họp thường trực các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình kì họp xem xét 30 báo cáo trong đó có 5 báo cáo được trình bày trực tiếp. Cũng tại ki họp này, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến trinh Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, biển đảo, quốc phòng an ninh,...

a) Em hãy cho biết đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì với cử tri.

b) Em hãy nêu các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân.

c) Em hãy cho biết cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Trả lời:

Yêu cầu a) Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương.

+ Mỗi năm một lần vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về hoạt động trong năm, nhiệm vụ năm tới của mình và của Hội đồng nhân dân.

+ Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Yêu cầu b) Hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân

+ Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tự họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát.

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành, không biểu quyết.

Yêu cầu c) Cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:

+ Hội đồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ; trường hợp không thể triệu tập kỳ họp thường lệ thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo để Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định; đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+ Hội đồng nhân dân có thể tổ chức kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường.

2. Ủy ban nhân dân

a. Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân

Câu hỏi trang 83 KTPL 10Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1. Sáng ngày 21/6, kì họp thứ nhất Hội động nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XIV, nhiệm kì 2021 - 2026 đã thực hiện quy trình bầu các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, bao gồm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, các chức danh Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh và các chức danh Hội thẩm Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Thông tin 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh G vừa ban hành công văn yêu cầu các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh. Theo đó, các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khân trương tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các nội dung đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Chủ động triển khai thực hiện các giải pháp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về bổ sung nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm đảm bảo phù hợp, đồng bộ, hiệu quả.

Thông tin 3. Trên cơ sở đề nghị của Đảng uỷ, Uý ban nhân dân xã L với mục tiêu tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013 với tư cách là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam một cách sâu rộng, hiệu quả, nâng cao nhận thức, góp phần hình thành nếp sống tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

Thông tin 4. Ông V có hành vì xây nhà trái phép từ năm 2013. Đến năm 2016, Uỷ ban nhân dân Quận H mới lập biên bản xử lí vụ việc, sau đó ban hành Quyết định buộc tháo dỡ phân căn nhà xây dựng trải phép của ông V.

Em hãy cho biết:

a) Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Ủy ban nhân dân các cấp?

b) Ủy ban nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Cơ quan có trách nhiệm bầu cử Ủy ban nhân dân các cấp là Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Yêu cầu b) Vị trí và chức năng của Ủy ban nhân dân

- Vị trí: Ủy ban nhân dân  là cơ quan chp hành ca Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cp trên.

Chức năng: Ủy ban nhân dân t chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở đa phương; t chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

b. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

Câu hỏi trang 84 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1. Ngày 23/2/2021, đưới sự chủ trì của đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, phiên họp thường kì Uỷý ban nhân dân tỉnh T tháng 02/2021 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng được thảo luận và thông qua. Tham dự phiên họp có các đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh; đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.

Thông tin 2. Ngày 15/12/2021, Uỷ ban nhân dân huyện D đã tổ chức phiên họp thường kì để thảo luận vẻ vân đề: chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hằng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định; kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định; kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cáp bách của địa phương trình Hội đông nhân dân quyết định; các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân,... Các thành viên Uỷ ban nhân dân đã thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết với tỉ lệ nhất trí rất cao.

  Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 2, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 năm 2021. Các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế, đưa ra giải pháp thực hiện nhiệm vụ tháng 3 và trong thời gian tới, thảo luận những nội dung liên quan đền việc thu ngân sách nhà nước,...

Câu hỏi:

a) Em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo từng cấp tương ứng và vẽ sơ đồ minh họa.

b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở từng cấp giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng gì?

c) Nêu nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Nêu cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

+ Ủy ban nhân dân được phân chia thành ba cấp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

+ Ủy ban nhân dân gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

Pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương - Cánh diều (ảnh 1)

Yêu cầu b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở từng cấp giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

Yêu cầu c) Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương

Câu hỏi trang 86 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1. Điểm “nổi bật” trong phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” thời gian qua là cấp bộ Đoàn, Hội đã đây mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức tư tưởng, ý thức chấp hành cho thanh niên. Trong đó ở cuộc bâu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021 - 2026, Đoàn Thanh niên tỉnh, Uỷ ban Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Hội các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc tiếp tục đây mạnh công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử tạo không khí phấn khởi, tii tưởng của hội viên, thanh niên trong ngày hội non sông. Các cấp bộ Đoản, Hội trong tỉnh đã có trên 1 500 bài viết, lượt chia sẻ tuyên truyền về cuộc bầu cử trên mạng xã hội của các đơn vị, tổ chức gần 200 buổi tuyên truyền lưu động; đảm nhận vẽ, căng treo trên 1 500 tranh cổ động, pa nô, áp phích tuyên truyền; phối hợp với phòng Tư pháp các huyện, thành phiis tổ chức 42 buổi tuyên truyền về Luật Bâu cử, quyên bảu cử và các nguyên tắc bầu cử tới hội viên, thanh niên các trường trung học phổ thông, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Thông tin 2. Trong thời gian qua, hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã đã xung kích đi đâu, triển khai thực hiện nhiều công trình, phân việc của thanh niên. Qua đó, góp phần hiệu quả cùng với Đảng bộ, chính quyền trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

a) Theo em, đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương bằng những hành động cụ thể nào?

b) Em có thể kể một số ví dụ về các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em?

Trả lời:

Yêu cầu a) Những hành động mà đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương:

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lý của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,…

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương.

+ Đấu tranh, phê phán những hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

b) Ví dụ:

- Tham gia lao động tại địa phương.

- Tham gia cuộc thi Tìm hiểu về truyền thống quê hương tại Ủy ban nhân dân xã.

- Tham gia diễn văn nghệ chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 86 KTPL 10Em hãy cho biết khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về Hội đồng nhân dân? Vì sao?

A. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

B. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

D. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.

Trả lời:

A - Không đúng vì Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

B - Không đúng vì Quốc hội mới là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

D - Không đúng vì Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.

Luyện tập 2 trang 87 KTPL 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Uỷ ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền sáp nhập xã A thuộc huyện Y của tỉnh Z vào thị trấn X thuộc huyện Y của tỉnh Z.

B. Nếu gia đình anh B xảy ra tranh chấp về đất đai với hàng xóm thì gia đình anh Ð cần đến Uỷ ban nhân dân để giải quyết.

C. Uỷ ban nhân dân cập xã, phường là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật về môi trường của công ty X ở địa phương.

D. Khi phát hiện ông D có hành vi tuyên truyền tài liệu có nội dung nói xấu chính quyền, anh V đã đến Uỷ ban nhân dân xã đẻ khiếu nại.

E. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chị C muốn công chứng các loại giấy tờ để làm hồ sơ xin việc thì phải đến Uỷ ban nhân dân.

Trả lời:

A - Em không đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sát nhập địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã.

B - Em đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp xảy ra tại địa phương mình.

C - Em không đồng ý với ý kiến này vì tòa án nhân dân mới là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật.

D - Em đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại và xử lí những vấn đề tại địa phương.

E - Em đồng ý với ý kiến này vì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.

Luyện tập3 trang 87 KTPL 10:Em hãy cho biết công dân Việt Nam phải có những điều kiện nào mới có quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Trả lời:

Điều kiện: Mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật (trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự). 

- Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân vì:

+ Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Luyện tập 4 trang 87 KTPL 10: Em hãy kể một số việc mà bản thân hoặc gia đình em đã đến chính quyền địa phương để giải quyết.

Trả lời:

Một số việc làm:

- Công chứng các loại giấy tờ như: sổ hộ khẩu, chứng minh thư, sổ đỏ,…

- Giải quyết tranh chấp đất đai

Vận dụng

Vận dụng trang 87 KTPL 10Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch nhỏ tuyên truyền về hoạt động của Ủy ban nhân dân ở địa phương em, theo gợi ý.

- Thu thập thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

- Lập kế hoạch thực hiện: mục đích, đối tượng tuyên truyền; hình thức, nội dung tuyên truyền; thời gian, địa điểm thực hiện.

Trình bày kế hoạch trước lớp.

Trả lời:

Gợi ý kế hoạch thực hiện

- Mục đích:

+ Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện chính quyền địa phương.

+ Trang bị kiến thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp.

+ Phát huy vai trò của toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền địa phương.

Đối tượng tuyên truyền: Toàn bộ nhân dân địa phương.

- Hình thức: Tọa đàm

- Nội dung tuyên truyền:

+ Giới thiệu về Ủy ban nhân dân xã

+ Quá trình phát triển của Ủy ban nhân dân xã

+ Những hoạt động của Ủy ban nhân dân xã

+ Giải đáp thắc mắc của người dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã

+ Vai trò của người dân trong xây dựng và bảo vệ chính quyền xã.

- Thời gian: ……... giờ, ngày …... /…… /………...

- Địa điểm thực hiện: Hội trường Ủy ban nhân dân xã

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp Luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Câu hỏi liên quan

A - Không đúng vì Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. B - Không đúng vì Quốc hội mới là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. D - Không đúng vì Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương.
Xem thêm
Yêu cầu a) - Nêu cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân + Ủy ban nhân dân được phân chia thành ba cấp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. + Ủy ban nhân dân gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân Yêu cầu b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở từng cấp giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương. Yêu cầu c) Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Xem thêm
Yêu cầu a) Cơ quan có trách nhiệm bầu cử Ủy ban nhân dân các cấp là Hội đồng nhân dân cùng cấp. Yêu cầu b) Vị trí và chức năng của Ủy ban nhân dân - Vị trí: Ủy ban nhân dân ở là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. - Chức năng: Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Xem thêm
Gợi ý: Hình thức thiết kế trên infographic, tờ gập, …
Xem thêm
Một số việc làm: - Công chứng các loại giấy tờ như: sổ hộ khẩu, chứng minh thư, sổ đỏ,… - Giải quyết tranh chấp đất đai
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
Yêu cầu a) Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri + Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương. + Mỗi năm một lần vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về hoạt động trong năm, nhiệm vụ năm tới của mình và của Hội đồng nhân dân. + Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó. Yêu cầu b) Hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân + Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tự họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát. + Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành, không biểu quyết. Yêu cầu c) Cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân: + Hội đồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ; trường hợp không thể triệu tập kỳ họp thường lệ thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo để Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định; đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội. + Hội đồng nhân dân có thể tổ chức kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường.
Xem thêm
Yêu cầu a) Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp: - Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. Yêu cầu b) Cơ cấu tổ chức: + Các đại biểu Hội đồng nhân dân + Thường trực Hội đồng nhân dân: gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. + Các Ban của Hội đồng nhân dân: gồm các Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Xem thêm
- Chức năng của Ủy ban nhân dân: + Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. + Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. - Ví dụ: Ủy ban nhân dân chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ như tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid.
Xem thêm
- Ý kiến A. Không đồng tình. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu. - Ý kiến B. Không đồng tình. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân phụ thuộc vào dân số ở từng địa phương. - Ý kiến D. Đồng tình. Vì Ủy ban nhân dân các cấp đều có tổ chức cơ quan chuyên môn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Chính quyền địa phương
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!