Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 25: Vi khuẩn
Mở đầu
Lời giải:
- Thức ăn bị ôi thiu là do hoạt động của vi khuẩn.
- Sử dụng thức ăn ôi thiu có thể bị ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Hình thành kiến thức mới
Lời giải:
1. Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau nhưng chúng được chia ra làm các nhóm chính như sau:
- Dạng hình que: trực khuẩn
- Dạng hình cầu: tụ cầu khuẩn
- Dạng hình xoắn: xoắn khuẩn giang mai
- Dạng hình dấu phẩy: phẩy khuẩn tả
2. Môi trường sông của vi khuẩn khá đa dạng. Chúng có thể tồn tại ở xung quanh ta như:
- Trong cơ thể người: vi khuẩn E.coli
- Trong nước: vi khuẩn lam
- Trên thức ăn: vi khuẩn tả
- Trên bề mặt da: tụ cầu khuẩn
Lời giải:
(1) Màng tế bào
(2) Tế bào chất
(3) Nhân
(4) Thành tế bào
Lời giải:
Vai trò của vi khuẩn là:
- Phân giải chất hữu cơ (chất thải, xác sinh vật) thành mùn bã hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
Lời giải:
- Ở trong hình 25.4, vi khuẩn lên men tạo độ chua cho các loại thực phẩm
- Ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn:
+ Có vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm (làm tương, muối dưa, sản xuất bia, rượu…)
Lời giải:
6.
Tên bệnh |
Tác nhân gây bệnh |
Biểu hiện bệnh |
Bệnh tiêu chảy |
Trực khuẩn đường ruột |
Buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt |
Bệnh lao phổi |
Vi khuẩn lao |
Ho ra máu, sốt, tức ngực, mệt mỏi |
7.
- Bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo các con đường là:
+ Đường hô hấp
+ Đường tiêu hóa
+ Tiếp xúc trực tiếp
- Biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:
+ Dọn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc
+ Giữ vệ sinh công cộng
+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
+ Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 114 SGK KHTN lớp 6: Đặc điểm cấu tạo của virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?
Lời giải:
- Vi khuẩn là sinh vật đã có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh còn virus không phải là một cơ thể sống và chưa có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh.
Lời giải:
Một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình là:
- Cất thực phẩm vào tủ lạnh
- Muối dưa, muối cà
- Sấy khô hoa quả
- Làm mứt
Lời giải:
Biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy:
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
- Không ăn thực phẩm quá hạn
- Ăn chín, uống sôi
- Hạn chế ăn đồ ăn ở các quán vỉa hè
Vận dụng
Vận dụng trang 116 SGK KHTN lớp 6: Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu trong đất không có vi khuẩn?
Lời giải:
Nếu trong đất không có vi khuẩn đất sẽ bị cằn cỗi, bạc màu vì:
- Các chất hữu cơ như chất thải và xác của sinh vật không được phân hủy
- Đất không được cung cấp dinh dưỡng à bị bạc màu, cằn cỗi.
Bài tập
Bài 1 trang 116 SGK KHTN lớp 6: Phân biệt virus và vi khuẩn.
Lời giải:
Vi khuẩn |
Virus |
|
Có cấu tạo tế bào |
Có |
Không |
Sinh sản độc lập |
Có |
Không |
Kí sinh bắt buộc |
Không |
Có |
Là cơ thể sống |
Có |
Không |
Tự tổng hợp được các chất cần thiết |
Có |
Không |
Lời giải:
Bệnh do virus gây ra |
Bệnh do vi khuẩn gây ra |
Bệnh thủy đậu, bệnh dại, bệnh viêm gan b, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid – 19 |
Bệnh lị, bệnh viêm da, bệnh than, bệnh lao phổi |
Bài 3 trang 116 SGK KHTN lớp 6: Nêu lợi ích và tác hại của vi khuẩn. Lấy ví dụ.
Lời giải:
- Lợi ích:
+ Tham gia phân hủy chất thải và xác sinh vật (Ví dụ: làm phân bón vi sinh)
+ Dùng để chế biến thực phẩm (Ví dụ: làm sữa chua, làm dưa muối,…)
- Tác hại:
+ Vi khuẩn làm hỏng thức ăn (Ví dụ: cơm để bên ngoài bị thiu)
+ Vi khuẩn gây bệnh cho người (Ví dụ: bệnh lao phổi)
Xem thêm lời giải SGK KHTN lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua