Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 31 (Kết nối tri thức): Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 Bài 31. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Mở đầu trang 131 Bài 31 KHTN lớp 7: Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó?

Trả lời:

Bánh mì được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa. Quá trình biến đổi sau khi ăn:

- Các chất dinh dưỡng có trong bánh mì (carbohydrate) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

- Các chất cặn bã còn lại trong bánh mì sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.

I. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật

Câu hỏi trang 132 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa (ảnh 1)

Trả lời:

Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

- Con người thu nhận thức ăn từ môi trường bên ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống.

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,… cần được biến đổi thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được nhờ hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa. Sau đó, các chất dinh dưỡng đơn giản này sẽ được hấp thụ vào máu.

- Các chất cặn bã còn lại không được cơ thể hấp thụ sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.

II. Nhu cầu sử dụng nước và con đường trao đổi nước ở động vật

Hoạt động 1 trang 133 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách nào?

Trả lời:

Các cách bổ sung nước cho cơ thể:

- Uống nước.

- Ăn những đồ ăn có chứa nhiều nước như hoa quả mọng nước,…

- Trong những trường hợp bệnh lí, có thể bổ sung nước bằng cách truyền nước theo sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ.

Hoạt động 2 trang 133 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát Hình 31.3 và 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?

Quan sát Hình 31.3 và 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào? (ảnh 2)

Trả lời:

Nước được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.

Hoạt động 3 trang 133 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

Trả lời:

- Cân nặng của em hiện tại là 36 kg.

- Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày.

→ Lượng nước cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể là:

36 x 40 = 1440 (mL) = 1,44 (l)

Vậy lượng nước cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể là 1,44 lít nước.

III. Sự vận chuyển các chất ở động vật

Câu hỏi trang 133 KHTN lớp 7: Đọc thông tin mục III kết hợp quan sát Hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.

Mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người (ảnh 3)

Trả lời:

Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn:

- Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải ra CO2 trở thành máu đỏ tươi và trở về tim.

- Vòng tuần hoàn lớn đưa máu đỏ tươi giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tim.

IV. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

Hoạt động 1 trang 134 KHTN lớp 7: Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng.

Trả lời:

Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì:

- Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định.

- Cơ thể cần đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.

→ Nếu chỉ ăn một loại thức ăn thì cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường, thậm chí có thể mắc bệnh tật.

Hoạt động 2 trang 134 KHTN lớp 7: Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

Xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trả lời:

Thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng:

- Bữa sáng: Trứng ốp la, xúc xích chiên, bánh mì nướng, 1 cốc sữa tươi

- Bữa trưa: Cơm, thịt kho tàu, dưa chua, canh bí đao nấu tôm khô, dưa hấu tráng miệng.

- Bữa tối: Cơm, cá chép chiên giòn, canh cải xoong nấu nấm, măng xào, đu đủ chín tráng miệng.

Hoạt động 3 trang 134 KHTN lớp 7: Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1.

Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1 (ảnh 4)

Trả lời:

Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống

Tác dụng

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau bữa ăn

Giúp bảo vệ răng miệng, tránh sâu răng

Ăn chín, uống sôi

Loại bỏ các vi khuẩn gây hại trên thức ăn → tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Rửa tay trước khi ăn

Tránh nhiễm giun sán và vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa

Tạo không khí thoải mái khi ăn

Nâng cao hiệu suất tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn

Thức ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Xem thêm lời giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!