Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 25 (Kết nối tri thức): Hô hấp tế bào

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 25: Hô hấp tế bào sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 Bài 25. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 25: Hô hấp tế bào

Mở đầu trang 111 Bài 25 KHTN lớp 7: Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra như thế nào? Quá trình đó diễn ra ở đâu trong cơ thể sinh vật?

Trả lời:

- Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra nhờ quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).

- Quá trình đó diễn ra ở bên trong tế bào tại ti thể.

I. Hô hấp tế bào

Câu hỏi 1 trang 111 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 25.1, thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:

Kể tên các chất tham gia vào quá trình hô hấp và các sản phẩm được tạo ra (ảnh 1)

Kể tên các chất tham gia vào quá trình hô hấp và các sản phẩm được tạo ra từ quá trình này.

Trả lời:

- Các chất tham gia vào quá trình hô hấp: glucose và oxygen.

- Các sản phẩm được tạo ra nhờ quá trình này: carbon dioxide, nước và năng lượng (ATP).

Câu hỏi 2 trang 111 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 25.1, thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:

Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào (ảnh 1)

Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào.

Trả lời:

Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào: Quá trình hô hấp tế bào với sự tham gia của khí oxygen mà các phân tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) được phân giải thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho hoạt động của tế bào.

Câu hỏi 3 trang 111 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 25.1, thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:

Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể (ảnh 1)

Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể.

Trả lời:

Vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể: Chuyển hóa năng lượng ở dạng khó sử dụng (năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ) thành năng lượng dễ sử dụng (ATP) để cung cấp nhanh chóng và kịp thời cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

II. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

Câu hỏi 1 trang 112 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trong mục II, sử dụng các cụm từ: Glucose, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen thay thế cho các dấu (?) trong các phương trình dưới đây.

Đọc thông tin trong mục II, sử dụng các cụm từ: Glucose, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen (ảnh 2)

Trả lời:

Hoàn thành phương trình phân giải và tổng hợp:

Đọc thông tin trong mục II, sử dụng các cụm từ: Glucose, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen (ảnh 3)

Câu hỏi 2 trang 112 KHTN lớp 7: Tại sao nói tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau?

Trả lời:

Nói tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau vì:

- Quá trình tổng hợp là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ những chất đơn giản đồng thời tích lũy năng lượng. Còn phân giải là quá trình phân giải các chất phức tạp để tạo thành các chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Như vậy, tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau.

- Quá trình tổng hợp chất hữu cơ đã tạo ra nguyên liệu cho quá trình phân giải. Quá trình phân giải sẽ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào trong đó có hoạt động tổng hợp. Như vậy, tổng hợp và phân giải chất hữu cơ phụ thuộc lẫn nhau.

Em có thể trang 112 KHTN lớp 7: Giải thích được vai trò của khí oxygen và khí carbon dioxide đối với cơ thể sống.

Trả lời:

- Vai trò của khí oxygen đối với cơ thể sống: Oxygen là nguyên liệu cần thiết tham gia vào quá trình hô hấp tế bào của hầu hết các sinh vật. Nếu không có oxygen quá trình hô hấp tế bào sẽ không thể diễn ra → Tế bào thiếu hụt năng lượng để thực hiện các hoạt động sống → Cơ thể sẽ chết dần.

- Vai trò của khí carbon dioxide đối với cơ thể sống: Thực vật sử dụng carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ. Chất hữu cơ này được sử dụng cho các hoạt động sống của bản thân thực vật đồng thời đây cũng chính là nguồn thức ăn quan trọng của các động vật khác. Như vậy, carbon dioxide cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các cơ thể sống.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp lượng

Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh

Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hô hấp tế bào (KNTT)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!