Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Video giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Trả lời:
- Để tìm hiểu thế giới tự nhiên ta cần vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.
- Để tìm hiểu thế giới tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng:
+ Kĩ năng quan sát;
+ Kĩ năng phân loại;
+ Kĩ năng liên kết;
+ Kĩ năng đo;
+ Kĩ năng dự báo;
+ Kĩ năng viết báo cáo;
+ Kĩ năng thuyết trình.
- Một số dụng cụ đo sử dụng:
+ Dao động kí có thể hiện đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian).
+ Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian.
1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Trả lời:
Từ việc quan sát một hiện tượng trong tự nhiên: Vào những ngày đông giá lạnh, buổi sáng sớm hoặc chiều tối thường xuất hiện hiện tượng sương mù. Sáng sớm, khi Mặt Trời chưa xuất hiện thì sương mù thường dày đặc, bao phủ các ngôi nhà, con đường … nhưng khi có Mặt Trời xuất hiện, sương mù tan dần và cảnh vật hiện ra rõ ràng.
Đặt ra câu hỏi như sau: Vì sao sương mù lại tan biến khi Mặt Trời xuất hiện?
Sương mù buổi sớm
Luyện tập 2 trang 7 KHTN lớp 7: Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì?
Trả lời:
Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em như sau: Nếu nhiệt độ thay đổi (tăng lên) thì hơi nước trong sương mù bay hơi nhanh chóng.
Trả lời:
Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết:
- Lựa chọn được mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra, …) và lập phương án kiểm tra giả thuyết.
+ Mẫu vật: nước đá.
+ Dụng cụ thí nghiệm: chén sứ, đèn cồn, kẹp sắt, giá sắt.
+ Phương pháp: thực nghiệm.
- Muốn biết sự bay hơi của nước có bị ảnh hưởng bởi nhiệt hay không, ta tiến hành thí nghiệm đun nóng nước đá, ghi nhận nhiệt độ thay đổi từ khi đun đến khi có hiện tượng nước bay hơi hết.
Luyện tập 4 trang 7 KHTN lớp 7: Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả
Trả lời:
- Thí nghiệm này cho kết quả: Khi nhiệt độ càng cao thì khả năng bay hơi của nước càng lớn.
- Tiến hành thí nghiệm với các loại nước lỏng, rượu … cũng cho ta kết quả tương tự.
Luyện tập 5 trang 7 KHTN lớp 7: Rút ra kết luận cho nghiên cứu của em
Trả lời:
Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Như vậy giả thuyết trong ví dụ này được chấp nhận.
2. Kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên
Trả lời:
- Bằng mắt ta thấy có những giọt nước từ trên trời rơi xuống, ta gọi đó là hiện tượng mưa rơi.
- Câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá: Vì sao có hiện tượng mưa rơi trong tự nhiên?
Trả lời:
- Các động vật có ở trong hình: Chim bồ nông, con sư tử, con voi, con thỏ, con tê giác, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng, con cá sấu, con vịt, con hà mã.
- Có nhiều cách để phân loại các động vật như dựa vào môi trường sống (trên cạn, dưới nước, nửa cạn nửa nước), dựa vào số chân (4 chân, 2 chân), dựa vào khả năng bay (biết bay, không biết bay), dựa vào khả năng bơi lội (biết bơi, không biết bơi),…
Ví dụ:
+ Nhóm động vật sống trên cạn: con tê giác, con sư tử, con voi, con thỏ, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng …
+ Nhóm động vật có thể sống dưới nước: con vịt, con hà mã, con cá sấu …
+ Nhóm động vật biết bay: con bồ nông …
Trả lời:
Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
|
|||
|
|||
Trả lời:
- Kĩ năng liên liên kết được sử dụng trong thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây: Sử dụng phép nhân để tính toán số lượng tế bào ở thân (sử dụng các công cụ toán học) từ đó sử dụng kiến thức về sự sinh trưởng của thực vật (sử dụng các kiến thức khoa học liên quan) để tìm ra mối liên hệ giữa sự sinh trưởng ở thực vật với số lượng tế bào.
|
Số tế bào trên một mm2 |
Diện tích thân cây (cm2) |
Số tế bào ở thân cây |
Cây chưa trưởng thành |
36 |
5 |
18 000
|
Cây trưởng thành |
36 |
10 |
36 000 |
Kết luận |
Số tế bào ở thân cây trưởng thành lớn hơn số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành. Cây càng lớn, lượng tế bào càng nhiểu. |
Trả lời:
Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng ở:
+ Bước 3: Lập kế hoạch và kiểm tra giả thuyết;
+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch.
Trả lời:
Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước 2 – Hình thành giả thuyết.
Trả lời:
- Bác sĩ chuẩn đoán bệnh thường phải thực hiện các kĩ năng là:
+ Kĩ năng quan sát: Quan sát các triệu chứng (biểu hiện bệnh) của bệnh nhân thông qua nhìn, nghe, gõ, sờ.
+ Kĩ năng đo: Đo các chỉ số cơ thể liên quan như nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp…
+ Kĩ năng dự báo: Chẩn đoán bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng.
+ Kĩ năng phân loại: Phân loại bệnh dựa vào chẩn đoán bệnh.
+ Kĩ năng viết báo cáo: Viết bệnh án cho bệnh nhân.
+ Kĩ năng thuyết trình: Thuyết trình về tình trạng bệnh, nguy cơ gặp phải, phác đồ điều trị với bệnh nhân.
- Các kĩ năng đó tương ứng với các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi; (3) Lập kế hoạch và kiểm tra giả thuyết.
a) Sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của hộp bút.
Trả lời:
a) Để thực hiện hoạt động: Sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của hộp bút em đã sử dụng kĩ năng đo gồm:
- Ước lượng giá trị cần đo
- Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp
- Tiến hành đo
- Đọc đúng kết quả đo
- Ghi lại kết quả đo
b) Để thực hiện hoạt động: Nhìn thấy bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp mưa em đã sử dụng kĩ năng dự báo. Dựa vào qui luật tự nhiên là chuồn chuồn bay là là trên mặt đất sẽ thường xảy ra mưa.
Trả lời:
Học sinh đưa ra những điểm cần khắc phục của bản thân. Cần chú ý những yêu cầu cơ bản trước, trong và sau khi kết thúc bài thuyết trình.
Trả lời:
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào đã học
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Học sinh lớp: 7A. Trường: ………
1. Câu hỏi nghiên cứu: Hình dạng tế bào của các loại sinh vật khác nhau có giống nhau không?
2. Giả thuyết nghiên cứu: Hình dạng tế bào của các loại sinh vật khác nhau là khác nhau.
3. Kế hoạch thực hiện
3.1. Chuẩn bị
a) Thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi có vật kính 40x và kính lúp.
- Nước cất đựng trong cốc thủy tinh.
- Đĩa petri
- Các dụng cụ khác như giấy thấm, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, thìa inox, dao mổ.
b) Mẫu vật
- Củ hành tây.
- Trứng cá
3.2. Các bước tiến hành
a) Làm tiêu bản, quan sát và vẽ tế bào biểu bì hành tây
- Bước 1: Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành, sau đó tạo một vết cắt hình vuông nhỏ kích thước 7 – 8 mm ở trong của vảy hành. Sử dụng panh/ kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt.
- Bước 2: Đặt lớp tế bào này lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen lại bằng cách trượt lamen từ một cạnh. Sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.
- Bước 3: Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.
- Bước 4: Chụp lại hoặc vẽ lại hình ảnh đã quan sát được.
b) Quan sát và vẽ tế bào trứng cá
- Bước 1: Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
- Bước 2: Nhỏ một ít nước vào đĩa.
- Bước 3: Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
- Bước 4: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
- Bước 5: Chụp lại hoặc vẽ lại hình ảnh đã quan sát được.
4. Kết quả triển khai kế hoạch:
- Hình ảnh quan sát được:
|
|
Tế bào biểu bì vảy hành |
Tế bào trứng cá |
- Nêu các thành phần của mỗi loại tế bào quan sát được:
|
Tế bào hành tây |
Tế bào trứng cá |
Thành phần quan sát được |
Thành tế bào, nhân tế bào, tế bào chất. |
Màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào. |
Thành phần không quan sát được |
Màng tế bào, các loại bào quan (ti thể, không bào, …) |
Các bào quan khác (ti thể, ribosome, …) |
5. Kết luận
Hình dạng tế bào của các loại sinh vật khác nhau là khác nhau.
3. Một số dụng cụ đo
Câu hỏi thảo luận 8 trang 11 KHTN lớp 7: Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?
Trả lời:
- Dao động kí là thiết bị có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.
- Dao động kí cho phép biết được quy luật biến đổi tín hiệu âm truyền tới theo thời gian (cường độ, tần số, chu kì, khoảng thời gian, … của tín hiệu).
a) Một người đi xe đạp từ điểm A đến điểm B
b) Một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng.
Trả lời:
a) Để do thời gian một người đi xe đạp từ điểm A đến điểm B sử dụng đồng hồ bấm giây điện tử vì:
- Có chức năng bấm giây, hiển thị số, đo thời gian chuyển động của vật khi bắt đầu chuyển động tới lúc dừng lại.
- Nhỏ gọn, dễ sử dụng.
- Độ chính xác cao lên tới 0,001s
b) Để do thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, vì:
- Có thể tự động đo thời gian khi vật đi qua thiết bị cảm biến.
- Thích hợp đo thời gian của vật khi chuyển động nhanh giúp cho sai số nhỏ.
Trả lời:
Hệ thống báo động chống trộm hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm biến, bộ phận cảm biến gồm hai bộ phận phát và thu ánh sáng (hồng ngoại). Chùm tia chiếu đến một máy thu nằm trong tầm nhìn của máy phát, khi có người đi qua, chùm tia bị chặn lại từ máy phát đến máy thu thì cổng quang sẽ phát ra tín hiệu điều khiển chuông báo kêu.
Bài tập (trang 13)
a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp mưa.
b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.
Trả lời:
a) Kĩ năng quan sát được thể hiện qua ý: gió mạnh dần, mây đen kéo đến.
Kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý: có thể trời sắp mưa.
b) Kĩ năng quan sát được thể hiện qua ý: cần câu bị uốn cong, dây cước bị kéo căng.
Kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý: có lẽ một con cá to đã cắn câu.
Bài 2 trang 13 KHTN lớp 7: Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.
b) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
c) Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?
Trả lời:
a)
- Để đo nhiệt độ nước trong cốc em sử dụng nhiệt kế
- Để đo khối lượng nước trong cốc em sử dụng cân:
+ Lấy một chiếc cốc khô (cốc 2);
+ Cân khối lượng của cốc 2 khi chưa có nước.
+ Rót nước từ cốc 1 vào cốc 2.
+ Cân khối lượng của cốc nước 2 (chứa nước).
+ Lấy khối lượng cốc 2 khi đã chứa nước trừ đi khối lượng cốc 2 khi chưa có nước em sẽ xác định được khối lượng nước trong cốc.
- Để đo thể tích nước em sử dụng ống đong:
b) Sau 10 phút nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm xuống.
c) Sau khi thực hiện các thao tác, có kết quả để trả lời các câu hỏi trên, em đã sử dụng các kĩ năng như: kĩ năng quan sát (đọc được các giá trị về nhiệt độ, thể tích, khối lượng của nước), kĩ năng đo (biết dùng dụng cụ ống đong, nhiệt kế và cân) để xác định các giá trị cần tìm và kĩ năng dự đoán để dự đoán về sự thay đổi nhiệt độ của nước sau 10 phút.
Xem thêm lời giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học