Giải Khoa học lớp 4 Bài 25: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng
Giải Khoa học lớp 4 trang 93
Trả lời:
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh liên quan đến dinh dưỡng như bệnh thừa cân béo phì do ăn thừa chất bột đường, chất béo, chất đạm và cơ thể ít vận động; bệnh suy dinh dưỡng thấp còi do ăn thiếu các chất dinh dưỡng; bệnh thiếu máu thiếu sắt do ăn thiếu thức ăn chứa chất sắt.
1. Bệnh thừa cân béo phì
Hoạt động 1 trang 93 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 1 và cho biết:
- Hình nào thể hiện người thừa cân béo phì. Vì sao em biết?
- Những ai có thể mắc bệnh thừa cân béo phì?
Trả lời:
- Hình b, c, d thể hiện người thừa cân béo phì. Vì người thừa cân béo phì có thể trọng lớn, cân nặng vượt tiêu chuẩn, người to, nặng.
- Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu, người sống tĩnh tại, tuổi trung niên, phụ nữ sau sinh, trong gia đình có nhiều người bị béo phì,... là người có thể bị thừa cân, béo phì.
Giải Khoa học lớp 4 trang 94
Trả lời:
Thói quen ăn uống, vận động không tốt có thể dẫn đến bệnh thừa cân béo phì:
a - Ăn thừa, ăn nhiều chất bột đường, chất béo, chất đạm.
b - Ăn đêm thường xuyên.
c - Ít vận động.
Câu hỏi 1 trang 94 SGK Khoa học 4: Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thừa cân béo phì?
Trả lời:
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh liên quan đến dinh dưỡng như bệnh thừa cân béo phì do ăn thừa chất bột đường, chất béo, chất đạm và cơ thể ít vận động
Câu hỏi 2 trang 94 SGK Khoa học 4: Cần làm gì để phòng, tránh bệnh thừa cân béo phì?
Trả lời:
Để phòng tránh thừa cân, béo phì cần:
+ Ăn đủ bữa và đủ các nhóm chất dinh dưỡng, không ăn thừa chất bột đường, chất béo, chất đạm.
+ Vận động cơ thể ít nhất 60 phút mỗi ngày.
+ Theo dõi chiều cao và cân nặng cơ thể thường xuyên.
+ Gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân.
- Trao đổi với bạn, liệt kê một số hoạt động vận động hằng ngày và thời gian dành cho hoạt động đó.
- Lập bảng và theo dõi thực hiện một số hoạt động đó trong ba ngày theo gợi ý:
Hoạt động vận động |
Thời gian (phút) |
||
Ngày 1 |
Ngày 2 |
Ngày 3 |
|
Đi bộ đến trường, về nhà |
10 |
10 |
? |
Quét nhà |
5 |
0 |
? |
Chơi thể thao |
0 |
15 |
? |
? |
? |
? |
? |
Tổng |
? |
? |
? |
Trả lời:
Hoạt động vận động |
Thời gian (phút) |
||
Ngày 1 |
Ngày 2 |
Ngày 3 |
|
Đi bộ đến trường, về nhà |
10 |
10 |
10 |
Quét nhà |
5 |
0 |
5 |
Chơi thể thao |
0 |
15 |
20 |
Tập thể dục buổi sáng |
10 |
10 |
10 |
Tổng |
25 |
35 |
45 |
- Tổng thời gian hoạt động của em mỗi ngày đều < 60 phút.
Giải Khoa học lớp 4 trang 95
Trả lời:
Em cần vận động cơ thể nhiều hơn (thường xuyên đi bộ, tập thể dục, chơi thể thao …) hạn chế ăn đồ ăn vặt, đồ chiên, rán … để có cơ thể cân đối khỏe mạnh.
2. Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt
Hoạt động 1 trang 95 SGK Khoa học 4: Quan sát từ hình 3 đến 5 và cho biết:
- Bạn trong hình có thể mắc bệnh gì?
- Nêu tên và một số dấu hiệu của bệnh đó.
Trả lời:
Hình 3 - Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi
Hình 4, 5 - Bệnh thiếu máu thiếu sắt
Biểu hiện:
+ Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi: Thấp, nhẹ cân hơn tiêu chuẩn;
+ Bệnh thiếu máu thiếu sắt: chóng mặt, da xanh, hay mệt, khó tập trung.
Giải Khoa học lớp 4 trang 96
Hoạt động 2 trang 96 SGK Khoa học 4: Đọc thông tin và cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt.
Trả lời:
Một số nguyên nhân gây nên bệnh suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em:
- Chế độ ăn thiếu chất bột đường, chất đạm, chất béo, không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của cơ thể.
- Cơ thể mắc một số bệnh như dạ dày, tiêu chảy, bệnh giun, viêm đường hô hấp,... lâu ngày không chữa khỏi.
Một số nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu thiếu sắt:
- Chế độ ăn thiếu những thức ăn giàu chất sắt như thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm, trứng,...
- Ăn quá ít, không đủ theo tiêu chuẩn; chế độ ăn thiếu cân bằng, lành mạnh.
- Cơ thể mắc một số bệnh mãn tính như viêm ruột, viêm dạ dày,... hoặc bị nhiễm giun móc.
Trả lời:
Các nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống:
- Chế độ ăn thiếu chất bột đường, chất đạm, chất béo, không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của cơ thể.
- Chế độ ăn thiếu những thức ăn giàu chất sắt như thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm, trứng,...
- Ăn quá ít, không đủ theo tiêu chuẩn; chế độ ăn thiếu cân bằng, lành mạnh.
3. Phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng
Trả lời:
Hình |
Hoạt động |
Nên làm/ Không nên làm |
Nguyên nhân |
6 |
Rửa tay trước khi ăn |
Nên làm |
Tránh mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy, nhiễm giun, ... |
7 |
Kiêng ăn |
Không nên làm |
Thiếu chất dinh dưỡng. |
8 |
Ăn đồ chiên, rán hằng ngày |
Không nên làm |
Thừa chất béo, có thể bị thừa cân, béo phì. |
9 |
Chơi thể thao: đá cầu |
Nên làm |
Vận động cơ thể thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh. |
10 |
Vận động: trượt patin |
Nên làm |
Vận động cơ thể thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh. |
11 |
Theo dõi chiều cao cân nặng hàng ngày |
Nên làm |
Theo dõi chiều cao và cân nặng để phát hiện các dấu hiệu bất thường. |
Giải Khoa học lớp 4 trang 98
Trả lời:
Thiếu máu thiếu sắt nên ăn các món thịt, trứng: gà luộc, thịt lợn xiên nướng, bò xào, trứng chiên để bổ sung sắt cho cơ thể.
Một số bữa cơm (tham khảo):
+ Bữa 1: Cơm, rau xào, thịt gà luộc, trứng chiên, nước chanh.
+ Bữa 2: Cơm, bò hầm rau củ, cua sốt me và nước quả tươi.
Trả lời:
Để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng cần:
+ Ăn đủ bữa và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
+ Vận động cơ thể ít nhất 60 phút mỗi ngày.
+ Theo dõi chiều cao và cân nặng cơ thể thường xuyên.
+ Gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi,...
Trả lời:
Để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng cần:
+ Ăn đủ bữa và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
+ Vận động cơ thể ít nhất 60 phút mỗi ngày.
+ Theo dõi chiều cao và cân nặng cơ thể thường xuyên.
+ Gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi,...
Trả lời:
Nội dung đang cập nhập
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 23: Vai trò của chất dinh dưỡng với cơ thể
Bài 24: Chế độ ăn uống cân bằng
Bài 28: Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe