Giải SGK Hóa 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Ôn tập chương 4

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 16: Ôn tập chương 4 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10 Bài 16.

Giải Hóa học 10 Bài 16: Ôn tập chương 4

I. Hệ thống hóa kiến thức

Hoàn thành các nội dung còn thiếu trang 78 Hóa học lớp 10

Phản ứng oxi hóa – khử

+ Chất nhường electron là chất khử.

+ Chất nhận electron là chất oxi hóa.

+ Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron.

+ Quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.

+ Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử

    • Nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

    • Các bước lập phương trình hóa học:

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.

Xác định chất oxi hóa, chất khử.

Bước 2: Viết quá trình nhường, nhận electron.

Bước 3: Xác định hệ số.

Bước 4: Cân bằng.

Ví dụ: Lập phương trình cho phản ứng: N2+H2to,xtNH3

Bước 1: N02+H02to,xtN3H+13

Chất khử là H2, chất oxi hóa là N2.

Bước 2: Các quá trình oxi hóa, quá trình khử

H022H+1+2e

N02+6e2N3

Bước 3: Xác định hệ số

3×1×H022H+1+2eN02+6e2N3

Bước 4:

N2+3H2to,xt2NH3

II. Luyện tập (trang 78, 79)

Câu 1 trang 78 Hóa học 10: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa là chất

A. nhận electron.                           B. nhường proton.

C. nhường electron.                       D. nhận proton.

Lời giải:

Đáp án A

Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa là chất nhận electron.

Câu 2 trang 78 Hóa học 10: Trong phản ứng hóa học: Fe+H2SO4FeSO4+H2, mỗi nguyên tử Fe đã

A. nhường 2 electron.

B. nhận 2 electron.

C. nhường 1 electron.

D. nhận 1 electron.

Lời giải:

Đáp án A

FeFe2++2e

⇒ Mỗi nguyên tử sắt đã nhường 2 electron.

Câu 3 trang 78 Hóa học 10: Trong phản ứng hóa học: 2Na+2H2O2NaOH+H2, chất oxi hóa là

A. H2O.              B. NaOH.          

C. Na.                D. H2.

Lời giải:

Đáp án A

Quá trình trao đổi electron

NaNa+e                       

2H2O + 2e  H2 + 2OH-

⇒ Chất oxi hóa là H2O.

Câu 4 trang 78 Hóa học 10: Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hóa học:

Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2

Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào?

A. NaCl.             B. Br2.               

C. Cl2.                D. NaBr.

Lời giải:

Đáp án D

Quá trình trao đổi electron

2Br-  Br2 + 2e                     

Cl2 + 2e  2Cl-

⇒ Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất NaBr.

Câu 5 trang 79 Hóa học 10: Xét các phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau:

a) Luyện gang từ quặng hematite đỏ:

Fe2O3 + COto FeO + CO2

FeO + COtoFe + CO2

b) Luyện zinc (kẽm) từ quặng blend:

ZnS + O2 to ZnO + SO2

ZnO + C to Zn + CO

c) Sản xuất xút, chlorine từ dung dịch muối ăn:

NaCl + H2O comangngandpdd NaOH + Cl2 + H2

d) Đốt cháy ethanol có trong xăng E5:

C2H5OH + O2  to CO2 + H2O

Hãy chỉ ra các phản ứng oxi hoá – khử, lập phương trình hoá học của các phản ứng đó theo phương pháp thăng bằng electron và chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

Lời giải:

Tất cả các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa – khử.

a) Fe+32O23+C+2O2 Fe+2O2+C+4O22

Chất khử là CO, chất oxi hóa là Fe2O3.

- Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

Fe+3  +eFe+2C+2C+4  +2e

- Xác định hệ số

2×1×Fe+3  +eFe+2C+2C+4  +2e

- Cân bằng

Fe2O3 + COto2FeO + CO2

Các em làm tương tự với các phương trình còn lại, ta có:

FeO + COtoFe + CO2

⇒ Chất khử là CO, chất oxi hóa là FeO

b) Luyện kẽm từ quặng blend:

2ZnS + 3O2 to2 ZnO + 2SO2

⇒ Chất khử là ZnS, chất oxi hóa là O2.

ZnO + C to Zn + CO

⇒ Chất khử là C, chất oxi hóa là ZnO.

c) Sản xuất xút, chlorine từ dung dịch muối ăn:

2NaCl + 2H2O comangngandpdd 2NaOH + Cl2 + H2

⇒ Chất khử H2O, chất oxi hóa là NaCl.

d) Đốt cháy ethanol có trong xăng E5:

C2H5OH + 3O2  to 2CO2 + 3H2O

⇒ Chất khử là C2H5OH, chất oxi hóa là O2.

Câu 6 trang 79 Hóa học 10: Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald:

NH3 + O2  NO + H2O

Trong công nghiệp, cần trộn 1 thể tích khí ammonia với bao nhiêu thể tích không khí để thực hiện phản ứng trên? Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O

Theo phương trình 1 thể tích ammonia sẽ phản ứng với 1,25 thể tích oxygen.

⇒ Cần trộn 1 thể tích khí ammonia với  1,25.10021=5,59 thể tích không khí.

Câu 7 trang 79 Hóa học 10: Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi, dùng để pha chế thuốc Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây: bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp), ...

Trong công nghiệp, copper(II) sulfate thường được sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí:

Cu + O2 + H2SO4   CuSO4 + H2O   (1)

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng (1) theo phương pháp thăng bằng electron,

chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

b) Copper(II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng:

Cu + H2SO4 (đc) to  CuSO4 +SO2+ H2O   (2)

Trong hai cách trên, cách nào sử dụng ít sulfuric acid hơn, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?

Lời giải:

a)

Cu0  +O02  + H2SO4 Cu+2SO4+ H2O2

⇒ Chất oxi hóa là O2, chất khử là Cu

2×1×Cu0Cu+2+2eO02+4e2O2

⇒ 2Cu + O2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + 2H2O

b) Cu + 2H2SO4 (đặc)  toCuSO4 + SO2 + 2H2O

Nhận thấy: 

1 mol Cu phản ứng với với 1 mol acid H2SO4 loãng.

1 mol Cu phản ứng với 2 mol acid H2SO4 đặc.

⇒ Cách sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí cần ít sulfuric acid hơn và cũng ít gây ô nhiễm hơn vì sản phẩm không có sinh ra khí SO2 độc hại, gây ô nhiễm.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Bài 18: Ôn tập chương 5

Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 20: Ôn tập chương 6

Bài 21: Nhóm halogen

Câu hỏi liên quan

Một số thành tựu của thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi và trong sinh sản ở người của nước ta: - Ở Việt Nam, thụ tinh nhân tạo trên vật nuôi được ứng dụng đầu tiên vào năm 1957 tại Học viện Nông – Lâm (nay là Học viện Nông Nghiệp Việt Nam). - Năm 1958, thụ tinh nhân tạo được áp dụng trên lợn; năm 1960 được áp dụng trên bò; năm 1961 áp dụng trên trâu và áp dụng trên ngựa vào năm 1964. Đến nay, thụ tinh nhân tạo được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn và bò. - Năm 1997, thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Năm 1998, ba em bé thụ tinh trong ống nghiệm đã chào đời. - Đến nay, có hơn 20000 trẻ em Việt Nam được ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, góp phần chữa bệnh vô sinh. - …
Xem thêm
Rêu vừa sinh sản vô tính (sinh sản bằng bào tử) và sinh sản hữu tính.
Xem thêm
- Chú thích Hình 1: (1) Thể bào tử mới mọc từ thể giao tử (2) Thể bào tử trưởng thành (3) Ổ túi bào tử (4) Túi bào tử (5) Phát tán bào tử (6) Thể giao tử non (7) Trứng (8) Thể giao tử trưởng thành (9) Túi tinh - Gợi ý sơ đồ đồ vòng đời của dương xỉ thể hiện rõ sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính và hữu tính:
Xem thêm
Đáp án A
Xem thêm
Đáp án A
Xem thêm
Đáp án A
Xem thêm
Đáp án D
Xem thêm
Một số động vật có khả năng tái sinh phần cơ thể đã mất (đuôi, chân): Thạch sùng tôm, cua, sao biển, giun đất, kỳ nhông,…
Xem thêm
Đáp án đúng là: B Các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật là: Hình thành cơ thể mới, vật chất di truyền được truyền đạt qua các thế hệ, điều hòa sinh sản → B sai.
Xem thêm
Đáp án đúng là: A, C Ong, kiến, rệp, tò vò, rồng Komodo, cá mập đầu búa là các loài có hình thức sinh sản trinh sinh. B, D – Sai. Cá sấu và bướm không có hình thức sinh sản trinh sinh, chúng sinh sản hữu tính.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập chương 4
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!