Giải SGK Hóa 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Ôn tập chương 5

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 18: Ôn tập chương 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10 Bài 18.

Giải Hóa học 10 Bài 18: Ôn tập chương 5

I. Hệ thống hóa kiến thức

Hoàn thành các nội dung còn thiếu sau đây:

Chất phản ứng → Sản phẩm,       

ΔrH298o > 0 (phản ứng …?... nhiệt)

ΔrH298o < 0 (phản ứng …?... nhiệt)

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành (ở điều kiện chuẩn):

ΔrH298o=................?.................

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí) theo năng lượng liên kết (ở điều kiện chuẩn):

ΔrH298o=....................?......................

Trả lời:

Chất phản ứng → Sản phẩm,       ΔrH298o  > 0 (phản ứng thu nhiệt)

                                                     ΔrH298o < 0 (phản ứng tỏa nhiệt)

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành (ở điều kiện chuẩn):

ΔrH298o=ΔfH298o(sp)ΔfH298o(cd)

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí) theo năng lượng liên kết (ở điều kiện chuẩn):

ΔrH298o=Eb(cd)Eb(sp)

II. Luyện tập (trang 89, 90)

Câu 1 trang 89 Hóa học 10: Phản ứng chuyển hoá giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P):

P (s, đỏ) → P (s, trắng)                ΔrH298o = 17,6 kJ

Điều này chứng tỏ phản ứng:

A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.

B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.

C. toả nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.

D. toả nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.

Lời giải:

Đáp án A

ΔrH298o > 0 ⇒ Phản ứng thu nhiệt.

⇒ P đỏ bền hơn P trắng.

Câu 2 trang 89 Hóa học 10: Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

CO (g) +  O2 (g) → 12CO2 (g)      ΔrH298o = -283,0 kJ

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2: ΔrH298o (CO2 (g)) = –393,5 kJ/mol.

Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là

A. –110,5 kJ.      B. +110,5 kJ.     

C. –141,5 kJ.      D. –221,0 kJ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

ΔrH298o=ΔfH298o(CO2(g)).1 - [ΔfH298o(CO(g)) + ΔfH298o(O2(g)).12 ]

 -283 = - 393,5.1  [ΔfH298o (CO(g)) + 0.12]

⇒ - 283 = - 393,5.1 – [ΔfH298o (CO(g)) + 0. ]

 ΔfH298o(CO(g)) = - 110,5 kJ

Câu 3 trang 89 Hóa học 10: Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hoá 1 mol glucose tạo thành CO2 (g) và H2O (l) toả ra nhiệt lượng là 2 803,0 kJ.

Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 mL dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là

A. +397,09 kJ.    B. +381,67 kJ.   

C. +389,30 kJ.    D. +416,02 kJ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khối lượng của glucose trong 500 mL dung dịch glucose 5% là

mglucose 500.1,02.5100 = 25,5 gam

Oxi hóa 180 gam (1mol) glucose toả ra nhiệt lượng là 2 803,0 kJ.

⇒ Oxi hóa 25,5 gam glucose toả ra nhiệt lượng là 25,5.2803180=397,09  kJ

Câu 4 trang 90 Hóa học 10: Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Liên kết

C – H

C – C

C = C

Eb (kJ/mol)

418

346

612

Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8(g) → CH4(g) + C2H4(g) có giá trị là

A. +103 kJ.        B. – 103 kJ.       

C. +80 kJ.           D. – 80 kJ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn

Eb(cd)=2.Eb(C – C) + 8.Eb(C – H) = 2.346 + 8.418 = 4036 kJ

Eb(sp)=1.Eb(C = C) + 8.Eb(C – H) = 1.612 + 8.418 = 3956 kJ

 ΔrH298o=Eb(cd)Eb(sp) = 4036 – 3956 = 80 kJ

Câu 5 trang 90 Hóa học 10: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane:

CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)          ΔrH298o = – 890,3 kJ

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là – 393,5 và – 285,8 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane.

Lời giải:

ΔrH298o =[ΔfH298o(CO2(g))+ΔfH298o(H2O(l)).2] - [ΔfH298o(CH4(g))+ΔfH298o(O2(g)).2]

⇒ – 890,3 = [(– 393,5) + (– 285,8.2)] – [ΔfH298o(CH4(g)) + 0.2]

ΔfH298o(CH4(g)) = – 74,8 kJ/mol

Câu 6 trang 90 Hóa học 10: So sánh nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg cồn (C2H5OH) và 1 kg tristearin (C57H110O6, có trong mỡ lợn). Cho biết:

C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)   ΔrH298o= – 1 365 kJ

C57H110O6(s) +  O2(g) → 57 CO2(g) + 55H2O(l)        ΔrH298o = – 35 807 kJ

Lời giải:

Đốt cháy 46 gam (1mol) C2H5OH tỏa ra lượng nhiệt là 1 365 kJ

⇒ Đốt cháy 1000 gam (1 kg) C2H5OH tỏa ra lượng nhiệt là 1000.136546=29674 kJ.

Đốt cháy 890 gam (1mol) C57H110O6 tỏa ra lượng nhiệt là 35 807 kJ.

⇒ Đốt cháy 1000 gam (1kg) C57H110O6 tỏa ra lượng nhiệt là 1000.35807890=40232,6 kJ.

So sánh:

Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg tristearin có trong mỡ lợn > khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg cồn.

Câu 7 trang 90 Hóa học 10: Biết CH3COCH3 có công thức cấu tạo:

Biết CH3COCH3 có công thức cấu tạo

Từ số liệu năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy xác định biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy acetone (CH3COCH3):

CH3COCH3(g) + 4O2(g) → 3CO2(g) + 3H2O(g)

Lời giải:

Biết CH3COCH3 có công thức cấu tạo

Eb(cd)=2.Eb(C – C) + 6.Eb(C – H) + 1.Eb(C = O) + 4.Eb(O = O)

= 2.346 + 6.418 + 1.732 + 4. 494 = 5908 kJ

Eb(sp)=6.Eb(C = O) + 6.Eb(O – H) = 6.732 + 6.459 = 7146 kJ

ΔrH298o=Eb(cd)Eb(sp) = 5908 – 7146 = - 1238 kJ

Câu 8 trang 90 Hóa học 10: Một bình gas (khí hoá lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ số mol 1:2. Xác định nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.

Cho biết các phản ứng:

C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O(1)              ΔrH298o = –2 220 kJ

C4H10(g) + O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O (1)           ΔrH298o = –2 874 kJ

Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10 000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?

Lời giải:

Gọi x là số mol của propane trong bình gas.

⇒ 2x là số mol của butane trong bình gas.

Theo bài, ta có: 44x + 58.2x = 12.1000 ⇒ x = 75

Tổng nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một bình gas là:

75.2220 + 2.75.2874 = 597600 kJ

Số ngày mà hộ gia đình sử dụng hết bình gas là

597600.0,81000047,8 ngày ≈ 48 ngày

Xem thêm lời giải bài tập SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 20: Ôn tập chương 6

Bài 21: Nhóm halogen

Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

Bài 23: Ôn tập chương 7

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!