Sách bài tập Toán 6 Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt
Bài 1 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Nhìn hình vẽ đọc số đo các góc xOt; tOt’; xOy
Lời giải:
Mỗi góc có 2 tia lần lượt cắt hình cung tròn tại hai vị trí có ghi số độ tương ứng.
Số đo mỗi góc = số độ lớn – số độ nhỏ.
Số đo góc xOt là: ∠xOt = 30o – 0o = 30o.
Số đo góc tOt’ là: ∠tOt' = 120o – 30o = 90o.
Số đo góc xOy là: ∠xOy = 180o – 0o = 180o.
Vậy số đo các góc là: ∠xOt = 30o; ∠tOt' = 90o; ∠xOy = 180o.
Bài 2 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
a) Một góc có số đo nhỏ hơn số đo góc tù là góc nhọn.
b) Góc có số đo nhỏ hơn số đo góc bẹt là góc tù.
c) Góc có số đo bằng một phần hai số đo của góc tù là góc nhọn.
d) Tổng số đo của hai góc nhọn thì lớn hơn số đo của góc vuông.
e) Hai lần số đo của góc nhọn nhỏ hơn góc tù.
g) Góc có số đo lớn hơn góc vuông là góc tù.
Lời giải:
a) Sai. Vì góc vuông cũng có số đo nhỏ hơn góc tù.
b) Sai. Vì góc nhọn, góc vuông cũng có số đo nhỏ hơn góc bẹt.
c) Đúng. Góc có số đo bằng một phần hai góc tù tức là nhỏ hơn 90o, là góc nhọn.
d) Sai. Chẳng hạn: hai góc có số đo là: 20o và 25o.
Tổng số đo của hai góc này là: 20o + 25o = 45o < 90o, nên nó là góc nhọn.
e) Sai. Chẳng hạn: góc có số đo bằng 60o là góc nhọn.
Hai lần số đo góc này là: 2 . 60o = 120o > 90o, nên nó là góc tù.
g) Sai. Chẳng hạn: góc bẹt có số đo lớn hơn góc vuông nhưng không phải góc tù.
Vậy phát biểu c) đúng.
Lời giải:
Trong hình vẽ trên có:
- Đỉnh O.
- Các tia: Ox, Oy, Oz.
Có 3 góc: góc xOy; góc yOz; góc xOz.
Kí hiệu: ∠xOy , ∠yOz, ∠xOz.
Lời giải:
Cách vẽ ∠xOy = 700:
- Chấm điểm O trên giấy, vẽ một tia Ox tuỳ ý.
- Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng vào điểm O và vạch chỉ số 0o trùng với tia Ox.
- Nhìn trên vạch chỉ vào số 70o, nối O với vị trí đó, ta có tia Oy sao cho ∠xOy = 700.
Trường hợp 1: Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Vẽ tia ∠xOz = 1000 sao cho Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz (như hình vẽ).
Dùng thước đo góc, ta xác định được số đo của ∠yOz = 300 .
Trường hợp 2: Tia Ox nằm giữa hai tia Oy và Oz.
Vẽ tia ∠xOz = 1000 sao cho Ox nằm giữa hai tia Oy và Oz (như hình vẽ).
Dùng thước đo góc, ta xác định được số đo của ∠yOz = 1700 .
Lời giải:
* Dự đoán: ∠ARN = ∠SRM.
* Dùng thước đo góc kiểm tra hai góc: ∠ARN và ∠SRM:
- Đo ∠ARN:
+ Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng vào điểm R và vạch chỉ số 0o trùng với tia RA.
+ Nhìn tia RN trùng với vạch chỉ bao nhiêu độ thì đó chính là số đo của ∠ARN.
- Đo ∠SRM:
+ Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng vào điểm R và vạch chỉ số 0o trùng với tia RS.
+ Nhìn tia RM trùng với vạch chỉ bao nhiêu độ thì đó chính là số đo của ∠SRM.
- Sau đó so sánh số đo hai góc, ta được: ∠ARN = ∠SRM.
Lời giải:
- Góc vuông là góc có số đo 90o.
- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o và nhỏ hơn 90o.
- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o và nhỏ hơn 180o.
Nhìn vào các hình trên, ta có:
- Các góc hình 1 và 5 là góc vuông;
- Góc ở hình 2 là góc bẹt;
- Các góc hình 3 và 6 là góc nhọn;
- Góc ở hình 4 là góc tù.
Lời giải:
Không sử dụng tấm nhựa này để đo góc được.
Vì các góc số đo không phải tròn trục, chẳng hạn 45o, 125o, 148o thì việc sử dụng dụng cụ này sẽ đo không chính xác.
Lời giải:
Ta có thể tận dụng dòng kẻ của vở hoặc hoặc hai mép của thước thẳng để vẽ góc có số đo 90o (góc vuông).
Từ góc 90o, ta có thể ước lượng để vẽ được số đo của các góc 30o, 45o, 60o dựa vào các tỉ số sau:
Góc có số đo 30o thì bằng 1/3 số đo của góc 90o.
(Chia góc có số đo bằng 90o thành 3 phần bằng nhau, ta lấy 1 phần thì được số đo của góc 30o).
Góc có số đo 45o thì bằng 1/2 số đo của góc 90o.
(Chia góc có số đo bằng 90o thành 2 phần bằng nhau, ta lấy 1 phần thì được số đo của góc 45o).
Góc có số đo 60o thì bằng 2/3 số đo của góc 90o.
(Chia góc có số đo bằng 90o thành 3 phần bằng nhau, ta lấy 2 phần thì được số đo của góc 60o).
Thử vẽ các góc này bằng thước kẻ thông thường, sau đó dùng thước đo góc để kiểm tra lại.
Hình minh họa.
Xem thêm các bài giải SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng
Bài 1: Phép thử nghiệm - Sự kiện