Sách bài tập Toán 6 Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân
Bài 66 trang 46 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Điền dấu “>”, “<”, “=” thích hợp vào ô trống:
a) 539,6 + 73,945 247,06 + 316,492;
b) 35,88 + 19,36 81,625 + 147,307;
c) 487,36 – 95,74 65,842 – (–325,778);
d) 642,78 – 213,472 100 – 9,99.
Lời giải:
a) Ta có:
539,6 + 73,945 = 613,545;
247,06 + 316,492 = 563,552.
Do 613,545 > 563,552 nên 539,6 + 73,945 > 247,06 + 316,492.
Vậy ta điền dấu “>” như sau:
539,6 + 73,945 247,06 + 316,492.
b) Ta có:
35,88 + 19,36 = 55,24;
81,625 + 147,307 = 228,932.
Do 55,24 < 228,932 nên 35,88 + 19,36 < 81,625 + 147,307.
Vậy ta điền dấu “<” như sau:
35,88 + 19,36 81,625 + 147,307.
c) Ta có:
487,36 – 95,74 = 391,62;
65,842 – (–325,778) = 65,842 + 325,778 = 391,62.
Do 391,62 = 391,62 nên 487,36 – 95,74 = 65,842 – (–325,778).
Vậy ta điền dấu “=” như sau:
487,36 – 95,74 65,842 – (–325,778);
d) Ta có:
642,78 – 213,472 = 429,308;
100 – 9,99 = 90,01.
Do 429,308 > 90,01 nên 642,78 – 213,472 > 100 – 9,99.
Vậy ta điền dấu “>” như sau:
642,78 – 213,472 100 – 9,99.
Bài 67 trang 47 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho A = 0,3 + 0,5 + 0,7 + 0,9 + 1,1 + 1,3 + 1,5 + 1,7
và B = 0,2 + 0,4 + 0,6 + 0,8 + 1 + 1,2 + 1,4 + 2,2.
Không cần tính giá trị cụ thể, hãy sử dụng tính chất phép toán để so sánh giá trị của A và B.
Lời giải:
Ta có:
A = 0,3 + 0,5 + 0,7 + 0,9 + 1,1 + 1,3 + 1,5 + 1,7
= (0,3 + 1,3) + (0,5 + 1,1) + (0,7 + 1,9) + 1,5 + 1,7
B = 0,2 + 0,4 + 0,6 + 0,8 + 1 + 1,2 + 1,4 + 2,2
= (0,2 + 1,4) + (0,4 + 1,2) + (0,6 + 1) + 0,8 + 2,2
Dễ thấy các tổng trong ngoặc đều bằng nhau và bằng 1,6.
Mà 1,5 + 1,7 = 3,2 và 0,8 + 2,2 = 3
Lại có 3,2 > 3 nên A > B.
Vậy A > B.
Bài 68 trang 47 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tính một cách hợp lí:
a) 18,65 + 281,35 – 26,75 – 13,25;
b) 38,25 – 18,25 + 21,64 – 11,64 + 9,93;
c) (72,69 + 18,47) – (8,47 + 22,69);
d) 114,02 – (114,37 – 85,98).
Lời giải:
a) 18,65 + 281,35 – 26,75 – 13,25
= (18,65 + 281,35) − (26,75 + 13,25)
= 300 – 40
= 260.
b) 38,25 – 18,25 + 21,64 – 11,64 + 9,93
= (38,25 – 18,25) + (21,64 – 11,64) + 9,93
= 20 + 10 + 9,93
= 39,93.
c) (72,69 + 18,47) – (8,47 + 22,69)
= 72,69 + 18,47 − 8,47 – 22,69
= (72,69 − 22,69) + (18,47 − 8,47)
= 50 + 10
= 60.
d) 114,02 – (114,37 – 85,98)
= 114,02 – 114,37 + 85,98
= (114,02 + 85,98) – 114,37
= 200 – 114,37
= 85,63.
Bài 69 trang 47 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho dãy số: 0,1; 0,01; 0,001; ..
a) Số hạng thứ 1 000 có bao nhiêu chữ số 0 ở phần thập phân?
b) Để viết từ số hạng thứ nhất đến số hạng thứ 100 phải dùng bao nhiêu chữ số 1? Bao nhiêu chữ số 0?
Lời giải:
a) Ta có bảng sau:
Số hạng thứ |
Số thập phân |
Số chữ số 0 ở hàng thập phân |
1 |
0,1 |
0 |
2 |
0,01 |
1 |
3 |
0,001 |
2 |
… |
… |
… |
1 000 |
0,00…01 |
999 |
Từ bảng trên ta thấy số hạng thứ 1 000 có 999 chữ số 0 ở phần thập phân.
b) Ta có bảng sau:
Số hạng thứ |
Số thập phân |
Số chữ số 0 |
Số chữ số 1 |
1 |
0,1 |
1 |
1 |
2 |
0,01 |
2 |
1 |
3 |
0,001 |
3 |
1 |
… |
… |
… |
… |
100 |
0,00…01 |
100 |
1 |
Để viết từ số hạng thứ nhất đến số hạng thứ 100 phải dùng 100 chữ số 1 (mỗi số hạng có 1 chữ số 1).
Để viết từ số hạng thứ nhất đến số hạng thứ 100 phải dùng số chữ số 0 là:
1 + 2 + 3 + … + 100 = (1 + 100) . 100 : 2 = 5050 (chữ số 0).
a) Xe thứ ba chở được bao nhiêu tấn gạo?
b) Cả ba xe chở được bao nhiêu tấn gạo?
Lời giải:
a) Số gạo xe thứ nhất và xe thứ hai chở được là:
4,3+3,5=7,8 (tấn).
Trung bình mỗi xe chở được là:
(7,8+0,2) :2=4 (tấn).
Xe thứ ba chở được số gạo là:
4+0,2=4,2 (tấn).
Vậy xe thứ ba chở được 4,2 tấn gạo.
b) Cả ba xe chở được số gạo là:
7,8+4,2=12 (tấn).
Vậy cả ba xe chở được 12 tấn gạo.
Lời giải:
Đổi: 43,4 nghìn ha = 0,0434 triệu ha;
100 nghìn ha = 0,1 triệu ha.
Diện tích gieo cấy lúa vụ hè thu năm 2018 của cả nước là:
2,01 + 0,0434 = 2,0534 (triệu ha).
Diện tích gieo cấy lúa vụ hè thu năm 2017 của cả nước là:
2,01 + 0,1 = 2,11 (triệu ha).
Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ hè thu năm 2017, 2018, 2019 của cả nước là:
2,11 + 2,0534 + 2,01 = 6,1734 (triệu ha).
Vậy tổng diện tích gieo cấy vụ hè thu trong ba năm 2017, 2018, 2019 của cả nước là 6,1734 triệu ha.
Trạm |
Sơn La |
Tuyên Quang |
Huế |
Nha Trang |
Đà Lạt |
Lượng mưa (mm) |
32,4 |
41,4 |
160,3 |
18,8 |
29,6 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
a) Lượng mưa ở nơi nào nhiều nhất? Lượng mưa ở nơi nào ít nhất?
b) Lượng mưa tại Huế lớn hơn lượng mưa tại Nha Trang bao nhiêu mi-li-mét?
c) Tổng lượng mưa tháng 01/2018 của các địa điểm trên là bao nhiêu mi-li-mét?
Lời giải:
a) Ta thấy 18,8 < 29,6 < 32,4 < 41,4 < 160,3.
Do đó lượng mưa ở Huế nhiều nhất; lượng mưa ở Nha Trang ít nhất.
b) Lượng mưa tại Huế lớn hơn lượng mưa tại Nha Trang là:
160,3 – 18,8 = 141,5 (mm).
Vậy lượng mưa tại Huế lớn hơn lượng mưa tại Nha Trang là 141,5mm.
c) Tổng lượng mưa tháng 01/2018 của các địa điểm trên là:
32,4 + 41,4 + 160,3 + 18,8 + 29,6 = 282,5 (mm).
Vậy tổng lượng mưa tháng 01/2018 của các địa điểm trên là 282,5 mm.
Xem thêm các bài giải SBT Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phép nhân, phép chia phân số
Bài 7: Phép nhân, phép chia số thập phân