Giải SBT Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Với giải sách bài tập Tin học 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 10 Bài 11. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Tin học 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Câu 11.1 trang 25 SBT Tin học 10: Đăng tin nói xấu người khác trên mạng là hành vi vi phạm đạo đức hay pháp luật?

Trả lời:

- Nói xấu, về cơ bản là nói không đúng sự thực để hạ thấp danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. Vì thế lợi dụng mạng là phương tiện truyền bá mạnh, đưa tin lên mạng để nói xấu là một hành vi xấu.

- Tuy nhiên nói xấu, tuỳ theo mức độ, có thể chỉ là vi phạm đạo đức, cũng có thể là vi phạm pháp luật. Ranh giới chỉ là, nếu vu khống ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác thì hành vi đó là vi phạm pháp luật. Ví dụ chỉ bịa chuyện một ai đó lười hay ở bẩn thì chưa đến mức vi phạm pháp luật.

- Điều 12 của luật Công nghệ thông tin có quy định "cấm cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân".

- Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP về các hành vi đưa tin lên mạng bị cấm cũng nêu lại điều này.

Câu 11.2 trang 25 SBT Tin học 10: Em hãy lấy một số ví dụ về hành vi sai trái được quy định trong Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP về "cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, đồi trụy, ... không phù hợp với thuần phong, mĩ tục của dân tộc".

Trả lời:

Một số ví dụ về các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật nêu trong điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP về "cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xuý các hủ tục, mê tín, dị đoan, đồi trụy ... không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc":

- Quảng cáo cờ bạc trực tuyến.

- Quảng cáo dịch vụ y tế phục vụ lựa chọn giới tính.

- Các website chia sẻ phim ảnh đồi truy.

Câu 11.3 trang 25 SBT Tin học 10: Em hiểu thế nào về điều bị cấm "Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia"?

Trả lời:

Cấm "cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia" là:

– Đưa bản đồ Việt Nam thiếu những thực thể của Việt Nam như các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà có các quốc gia khác cũng tự nhận có chủ quyền.

- Đưa bản đồ có hình ảnh đường 9 đoạn mà nước ngoài tự khoanh tự nhận chủ quyền một cách phi pháp, không phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Tuy nhiên có một hiểu ngầm rằng: việc không đưa một số đảo không có tranh chấp (như Phú Quốc, Côn Đảo, Quan Lạn, ...) thì không bị coi là vi phạm điều khoản này.

Câu 11.4 trang 26 SBT Tin học 10: Trên một số diễn đàn, thỉnh thoảng có những tin tức hay bình luận có tính miệt thị vùng miền. Những tin như thế vi phạm vào điều nào của Pháp luật Việt Nam?

Trả lời:

Vi phạm Điều 8 trong luật An ninh mạng về "phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc".

Câu 11.5 trang 26 SBT Tin học 10: Các quảng cáo sai sự thật về thuốc và thực phẩm chức năng vi phạm những điều nào của Pháp luật Việt Nam?

Trả lời:

Vi phạm Điều 8 luật An ninh mạng "Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác".

Câu 11.6 trang 26 SBT Tin học 10: Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào? 

A. Người lập trình.

B. Người đầu tư. 

C. Người mua quyền sử dụng.

D. Người mua quyền tài sản.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bản quyền của phần mềm không thuộc về người mua quyền sử dụng. 

Câu 11.7 trang 26 SBT Tin học 10: Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá có vi phạm bản quyền hay không?

Trả lời:

Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá cũng là vi phạm bản quyền dù không trực tiếp phá khoá.

Câu 11.8 trang 26 SBT Tin học 10: Việc sử dụng không được phép một phần mềm hay bộ sưu tập dữ liệu của một người mà người này không đăng kí bản quyền có vi phạm bản quyền không?

Trả lời:

Bản quyền hình thành một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào việc tác phẩm có được đăng ký bảo hộ hay không. Việc đăng kí có ý nghĩa ở chỗ, khi xảy ra tranh chấp về bản quyền giữa hai đối tượng thì pháp luật sẽ bảo vệ cho ai đăng kí trước.

Việc sử dụng không được phép một phần mềm hay bộ sưu tập dữ liệu của một người mà người này không đăng kí bản quyền vẫn vi phạm bản quyền.

Câu 11.9 trang 26 SBT Tin học 10: Có một truyện ngắn, tác giả để trên website để mọi người có thể đọc. Những hành vi nào sau đây là vi phạm bản quyền? 

A. Tải về máy của mình để đọc. 

B. Tải về và đăng lại trên trang Facebook của mình cho bạn bè cùng đọc. 

C. Đăng tải đường link trên trang Facebook của mình cho mọi người tìm đọc.

D. Ghi ra đĩa CD tặng cho các bạn.

Trả lời:

Hành vi B và D là vi phạm bản quyền vì đã phân phối tác phẩm đến công chúng mà không được phép.

Câu 11.10 trang 26 SBT Tin học 10: Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyền. Khi mua một khoá học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?

Trả lời:

Cũng giống như nhiều người có thể sử dụng một phần mềm cài trên một máy tính dùng chung, thì nhiều người cũng có thể sử dụng một tài khoản chung duy nhất để học trực tuyến mà không vi phạm bản quyền.

Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: An toàn thông tin trên mạng

Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên internet

Bài 12: Phần mềm thiết kế đồ họa

Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Câu hỏi liên quan

Hành vi B và D là vi phạm bản quyền vì đã phân phối tác phẩm đến công chúng mà không được phép.
Xem thêm
Bản quyền hình thành một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào việc tác phẩm có được đăng ký bảo hộ hay không.
Xem thêm
Đáp án đúng là: C
Xem thêm
Cũng giống như nhiều người có thể sử dụng một phần mềm cài trên một máy tính dùng chung,
Xem thêm
Một số ví dụ về các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật nêu trong điều 101,
Xem thêm
Cấm "cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia" là:
Xem thêm
Vi phạm Điều 8 trong luật An ninh mạng về "phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc".
Xem thêm
Vi phạm Điều 8 luật An ninh mạng
Xem thêm
Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền.
Xem thêm
- Nói xấu, về cơ bản là nói không đúng sự thực để hạ thấp danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền - kntt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!