Sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
A. Trắc nghiệm
Câu 1 trang 33, 34 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.
Câu 1.1. Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?
A. Nằm giáp Trung Quốc.
B. Nằm giáp Ấn Độ.
C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.
D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng vì: Đông Nam Á là cầu nối giữa 2 đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Câu 1.2. Khu vực Đông Nam Á được coi là
A. cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
B. “ngã tư đường” của thế giới.
C. “cái nôi” của thế giới.
D. trung tâm của thể giới.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng vì: Đông Nam Á án ngữ ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế: là cầu nối giữa 2 đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) và 2 lục địa (lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a).
Câu 1.3. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?
A. Cây lúa.
B. Cây lúa nước.
C. Cây gia vị.
D. Các cây lương thực và gia vị.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Đông Nam Á là quê hương của cây lúa nước (SGK – trang 52).
Câu 1.4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Thương mại đường biển rất phát triển.
D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á bao gồm:
+ Sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.
+ Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
+ Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu 1.5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ II TCN.
B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
C. Thế kỉ VII TCN.
D. Thế kỉ X TCN.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII (SGK – trang 52).
A. Đã có sự giao lưu buôn bán với nhiều nước khác.
B. Có mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc.
C. Có mối quan hệ buôn bán với Ấn Độ.
D. Giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực khá phát triển.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích: Thông qua 2 đoạn tư liệu trong SGK trang 52, có thể thấy các quốc gia Đông Nam Á sơ kì đã có quan hệ buôn bán với nhiều nước khác, như: Trung Quốc, Ấn Độ...
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
B. Các nghề thủ công đúc đồng, rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.
C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: các quốc gia sơ kì Đông Nam Á và Hy Lạp, La Mã cổ đại có điểm tương đồng về kinh tế là: thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
A. Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
B. Vị trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho việc buôn bán bằng đường biển.
C. Sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á gắn liền với các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá với Trung Quốc, Ấn Độ.
D. Đông Nam Á thời cổ đã có những hải cảng sầm uất như Óc Eo (Việt Nam), Ta-cô-la (Thái Lan).
Lời giải:
Nội dung lịch sử |
Đúng/ sai |
A. Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước. |
Đúng |
B. Vị trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho việc buôn bán bằng đường biển. |
Sai |
C. Sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á gắn liền với các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá với Trung Quốc, Ấn Độ. |
Đúng |
D. Đông Nam Á thời cổ đã có những hải cảng sầm uất như Óc Eo (Việt Nam), Ta-cô-la (Thái Lan). |
Đúng |
3.1. Cư dân Đông Nam Á phát triển một số nghề thủ công truyền thống: đúc đồng, rèn sắt, dệt, làm gốm,...
3.2. Ở Ma-lai-xi-a đã phát hiện được những chiếc cột đá có khắc chữ Phạn cổ.
3.3. Đến thế kỉ VII, lân lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì như Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam,...
3.4. Ở Thái Lan đã phát hiện một số đèn đồng kiểu La Mã.
3.5. Một số hải cảng sầm uất như Óc Eo, Ta-cô-lq,...
3.6. Tiên vàng La Mã được phát hiện tại di chỉ Óc Eo.
3.7. Đông Nam Á là “cái nôi” của văn minh lúa nước.
Lời giải:
Các nội dung nói về sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên là:
- 3.2. Ở Ma-lai-xi-a đã phát hiện được những chiếc cột đá có khắc chữ Phạn cổ.
- 3.4. Ở Thái Lan đã phát hiện một số đèn đồng kiểu La Mã.
- 3.5. Một số hải cảng sầm uất như Óc Eo, Ta-cô-la,...
- 3.6. Tiền vàng La Mã được phát hiện tại di chỉ Óc Eo.
B. Tự luận
Lời giải:
STT |
Tên quốc gia sơ kì |
Tên quốc gia hiện nay |
1 |
Văn Lang |
Việt Nam |
2 |
Âu Lạc |
|
3 |
Vương quốc Phù Nam |
|
4 |
Vương quốc Chăm-pa |
|
5 |
Chân Lạp |
Campuchia |
6 |
Kê-đa |
Malaixia |
7 |
Tu-ma-sic |
|
8 |
Lang-ka-su-ka |
|
9 |
Ma-layu |
In-đô-nê-xi-a |
10 |
Ta-ru-ma |
|
11 |
Ka-lin-ga |
|
12 |
Tam-Bra-lin-ga |
|
13 |
Đva-ra-va-ti |
Thái Lan |
14 |
Ha-ri-pun-giay-a |
|
15 |
Sri-kse-tria |
Mianma |
Lời giải:
- Có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài từ rất sớm.
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa kèm theo mưa, thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là cây lúa nước, cây gia vị.
Lời giải:
- Hình 2, 3 (trang 53, SGK) chứng tỏ các quốc gia sơ kì Đông Nam Á đã có sự giao lưu, buôn bán với các nước khác.
Lời giải:
Ví dụ:
(1) Chuột sa chĩnh gạo
(2) Cơm hẩm cà thiu
(3) Cơm hàng cháo chợ
(4) Cơm không ăn gạo còn đó
(5) Cơm là gạo áo là tiền
(6) “Tháng sáu mà cấy mạ già
Thà rằng công cấy ở nhà ãm con.
Tháng chạp mà cấy mạ non
Thà rằng công cấy ãm con ở nhà”.
(7) “Còn gạo không biết ăn dè
Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra”
(8) “Thấy nếp thì lại thèm xôi
Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm
Hai tay xới xới đơm đơm
Công ai cày cấy sớm hôm đó mà”
Lời giải:
Thành tựu em cảm thấy ấn tượng nhất |
Giải thích |
Nông nghiệp trồng lúa nước |
- Đông Nam Á là cái nôi của nền văn văn minh lúa nước. - Nền nông nghiệp trông lúa nước chi phối một cách toàn diện và rõ nét đến văn hóa Đông Nam Á. Ví dụ: + Sống định cư trồng lúa ở đồng bằng ven sông đòi hỏi con người phải đoàn kết, tập hợp nhau lại làm thủy lợi → đây là 1 trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của các nhà nước ở Đông Nam Á. + Chi phối rất sâu sắc đến tín ngưỡng của Đông Nam Á: phồn thực, sùng bái tự nhiên,… + Hình thành nhiều lễ hội liên quan đến nông nghiệp, ví dụ: cầu mưa, lễ cơm mới, cày ruộng tịch điền.... + Nghề nông chi phối đến tâm lý sống trọng nông ức thương, bám đất, cố kết của con người. + Nông nghiệp chi phối rất sâu sắc đến văn học – nghệ thuật (ca dao, tục ngữ, ca múa nhạc đều thấm đẫm màu sắc của nông nghiệp...) |
Buôn bán đường biển |
- Đông Nam Á án ngữ ở vị trí ngã tư đường giao thương quốc tế, rất thuận lợi cho sự phát triển của ngoại thương đường biển. - Ngay từ sớm, cư dân Đông Nam Á đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ… thông qua quá trình giao lưu – buôn bán đường biển, nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á. |
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Bài 10: Hy Lạp và Lã Mã cổ đại
Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X