Sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
A. Trắc nghiệm
Câu 1 trang 29, 30 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.
Câu 1.1. Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở đâu?
A. Trên lưu vực các dòng sông lớn. B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
C. Trên các đồng bằng. D. Trên các cao nguyên.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo (SGK – trang 46, 47).
Câu 1.2. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào?
A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. D. Chăn nuôi gia súc.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã rất giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
Câu 1.3. Với nhiều vũng, vịnh kín gió là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp trồng lúa. B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm. D. Thương nghiệp đường biển.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Vũng, vịnh kín gió là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành thương nghiệp đường biển (SGK – trang 46, 47).
Câu 1.4. Điểm khác về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp cổ đại là gì?
A. Có nhiều vũng, vịnh kín gió.
B. Có nguồn khoáng sản phong phú.
C. Lãnh thổ trải rộng ra cả ba châu lục.
D. Nền kinh tế đại điền trang phát triển.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Đến khoảng thế kỉ II, lãnh thổ La Mã trải rộng ở cả 3 châu lục là: châu Âu, châu Á và châu Phi.
Câu 1.5. Phần quan trọng nhất của mỗi thành bang ở Hy Lạp cổ đại là
A. vùng đất trồng trọt. B. nhà thờ.
C. phố xá. D. bến cảng.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Phần quan trọng nhất của mỗi thành bang ở Hy Lạp cổ đại là bến cảng (SGK – trang 47).
Câu 2 trang 30,31 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Người Hy Lạp và La Mã sáng tạo ra chữ tượng hình.
B. Người Hy Lạp cổ đại tiếp thu nhiều thành tựu văn hoá của các cư dân phương Đông cổ đại.
C. Tất cả những công trình kiến trúc ở Hy Lạp và La Mã đều không để lại dấu vết đến ngày nay.
D. Từ một thành bang nhỏ bé ban đầu, Hy Lạp dần trở thành đế chế có lãnh thổ rộng lớn.
E. Cả Hy Lạp và La MÃ đều có nhiều loại khoáng sản, thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
Lời giải:
Nội dung lịch sử
|
Đúng/ sai
|
A. Người Hy Lạp và La Mã sáng tạo ra chữ tượng hình.
|
Sai
|
B. Người Hy Lạp cổ đại tiếp thu nhiều thành tựu văn hoá của các cư dân phương Đông cổ đại.
|
Đúng
|
C. Tất cả những công trình kiến trúc ở Hy Lạp và La Mã đều không để lại dấu vết đến ngày nay.
|
Sai
|
D. Từ một thành bang nhỏ bé ban đầu, Hy Lạp dần trở thành đế chế có lãnh thổ rộng lớn.
|
Đúng
|
E. Cả Hy Lạp và La Mã đều có nhiều loại khoáng sản, thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
|
Đúng
|
Câu 3 trang 31 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy ghép ô chữ hai bên (trái, phải) với ô chữ ở giữa sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Lời giải:
Câu 4 trang 31 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy ghép nhận vật lịch sử với lĩnh vực khoa học mà có nhiều cống hiến.
Lời giải:
B. Tự luận
-
Câu 1 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở đây?
Lời giải:
- Thuận lợi:
+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
- Khó khăn:
+ Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đá, bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
+ Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
Câu 2 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6: Em hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau để so sánh những điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
|
Hi Lạp cổ đại
|
La Mã cổ đại
|
Giống nhau
|
- Bán đảo nằm sát Địa Trung Hải, có nhiều vũng, vịnh kín gió, lòng đất nhiều khoáng sản,...
|
Khác nhau
|
Lãnh thổ chủ yếu ở khu vực Tây Âu và ven bờ Tiểu Á.
|
Thời kì đế chế, lãnh thổ La Mã mở rộng ra cả ba châu lục, với nhiều đồng bằng,...
|
Câu 3 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6: Vì sao thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã?
Lời giải:
- Ở Hy Lạp và La Mã đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc trồng lúa mì, chỉ thích hợp với trồng cây lâu năm như nho, ô liu,...
- Do đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
- Lòng đất có nhiều khoáng sản nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
Câu 4 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6: Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có điểm gì khác nhau?
Trả lời:
- Điểm khác biệt trong tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã là:
+ Ở Hy Lạp, nền dân chủ được duy trì trong suốt thời kì Hy Lạp cổ đại.
+ Ở La Mã có sự thay đổi từ thể chế cộng hòa sang đế chế. Từ cuối thế kỉ I TCN đến thế kỉ V, thể chế quân chủ được xác lập, đứng đầu là hoàng đế.
Câu 5 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6: Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay?
Lời giải:
- Một số thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã vẫn được sử dụng cho tới ngày nay:
+ Dương lịch.
+ Hệ thống chữ số La-mã; mẫu tự La-tin.
+ Các định lí, định đề khoa học. Ví dụ: Định lí Ta-lét; Định lí P-ta-go; Tiên đề Ơ-cơ-lít…
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X