Sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của
các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á
A. Trắc nghiệm
Câu 1 trang 36, 37 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.
Câu 1.1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian thế kỉ VII dến thế kỉ X (SGK - trang – trang 55).
A. vị trí địa lí thuận lợi.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây trồng lâu năm phát triển.
D. điểm đến hấp dẫn của thương nhân các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Mã.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Nội dung đáp án C không phù hợp, vì Đông Nam Á nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa (không phải khí hậu ôn đới).
Câu 1.3. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?
A. Chân Lạp.
B. Pa-gan.
C. Cam-pu-chia.
D. Sri Vi-giay-a.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Sri Vi-giay-a là một trong những quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển (SGK - trang – trang 56).
Câu 1.4. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.
B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với thương nhân Ấn Độ.
D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á, ví dụ:
- Về kinh tế:
+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp… trong nước.
+ Thúc đẩy sự hình thành của nhiều cảng biển sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.
- Về văn hóa:
+ Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ… du nhập vào Đông Nam Á. Ví dụ:
- Các tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo…
- Các tác phẩm văn học của Ấn Độ, đặc biệt là 2 bộ sử thi: Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta…
- Chữ viết của Trung Quốc, Ấn Độ…
+ Các yếu tố văn hóa nước ngoài dần có sự hòa nhập với văn hóa bản địa của cư dân Đông Nam Á.
+ Trên cơ sở các yếu tố văn hóa nước ngoài, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa của mình.
Câu 1.5. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là
A. gia vị.
B. nho.
C. chà là.
D. ôliu.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là gia vị: hồ tiêu, quế, hồi, gừng… (SGK - trang – trang 56).
A. Nhà vua rất thân thiện.
B. Đất nước có nhiều cây dầu thơm (trầm hương, đinh hương, đàn hương).
C. Đất nước có nhiều cây thuốc quý (long não, sa nhân).
D. Đất nước có nhiều cây gia vị (đậu khấu).
Lời giải:
Nội dung lịch sử |
Đúng/ sai |
A. Nhà vua rất thân thiện. |
Sai |
B. Đất nước có nhiều cây dầu thơm (trầm hương, đinh hương, đàn hương). |
Đúng |
C. Đất nước có nhiều cây thuốc quý (long não, sa nhân). |
Đúng |
D. Đất nước có nhiều cây gia vị (đậu khấu). |
Đúng |
Lời giải:
B. Tự luận
Lời giải:
Tên vương quốc phong kiến |
Tên quốc gia ngày nay |
Chăm-pa |
Việt Nam |
Pa-gan |
Mi-an-ma |
Ăng-co |
Campuchia |
Sri Vi-giay-a |
In-đô-nê-xi-a |
Ma-ta-ram |
Lời giải:
- Biểu hiện cho thấy sự phát triển giao lưu thương mại giữa các vương quốc phong kiến Đông Nam Á với nước ngoài trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:
+ Hình thành các thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)…
+ Các sản vật của Đông Nam Á trở nên nổi tiếng, đặc biệt là hương liệu và gia vị,...
+ Những tuyến đường biển kết nối Á - Âu được hình thành, sau này gọi là Con đường Gia vị.
Lời giải:
- Hoạt động giao lưu thương mại đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau:
+ Làm xuất hiện một số thương cảng sầm uất, trở thành những điểm kết nối kinh tế giữa các châu lục.
+ Nhiều sản phẩm của các quốc gia Đông Nam Á trở nên nổi tiếng trên các tuyến đường buôn bán khu vực và quốc tế, như hương liệu và gia vị.
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Hy Lạp và Lã Mã cổ đại
Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X