Giải SBT Ngữ Văn 7 Bài 3: Những góc nhìn văn chương - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 3: Những góc nhìn văn chương sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 Bài 3. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 3: Những góc nhìn văn chương

  • I. Đọc (trang 48, 49, 50, 51 SBT Ngữ Văn lớp 7)

Câu 1 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Trả lời:

- Khái niệm: Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học.

- Đặc điểm:

+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề,...

+ Trình bày những lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm. Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.

+ Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 2 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày hiểu biết của em về mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận.

Trả lời:

Mục đích của văn bản nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học.

Nội dung chính của văn bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Để xác định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề văn bản; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nếu trong văn bản.

Câu 3 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày hiểu biết của em về ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận.

Trả lời:

Trong văn bản nghị luận, bên cạnh ý kiến lớn, còn những ý kiến nhỏ nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn. Mỗi quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trình bày hiểu biết của em về ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận

Với một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ý kiến lớn thể hiện quan điểm về tác phẩm cần phân tích, ý kiến nhỏ thể hiện quan điểm về các yếu tố trong tác phẩm, góp phần làm sáng tỏ ý kiến lớn.

Câu 4 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Khi đọc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, em cần thực hiện những thao tác nào?

Trả lời:

Khi đọc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ta cần:

- Xác định ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.

- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Chỉ ra mục đích viết của văn bản và mối quan hệ giữa mục đích viết với các đặc điểm văn bản.

Câu 5 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra lí lẽ, bằng chứng trong đoạn trích sau:

Bằng trí tưởng tượng phong phú, em bé nghe được cái mà người lớn không nghe được, tiếng gọi của sóng, của mây: “Mẹ ơi trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Tiếng gọi hối hả, giục giã, bồn chồn, nó lặp đi lặp lại như gõ cửa tâm hồn vốn thích bay bổng, mộng mơ của bé. Giấc mơ tưởng đã trở thành hiện thực. Nhưng bé chợt phân vân. Có một cái gì như níu kéo:

- Con nói: “Mẹ mình đang đợi ở nhà,... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

- Con bảo: “Chiều chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, trích Bình giảng văn 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Trả lời:

Lí lẽ, bằng chứng trong đoạn trích:

- Bằng chứng: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”, “Con nói: “Mẹ mình đang đợi ở nhà,... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”;, “Con bảo: “Chiều chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” (là những cụm từ được trích ra từ văn bản).

- Lí lẽ: là những lí giải, lập luận của người viết về các bằng chứng trích ra từ văn bản (phần còn lại).

Câu 6 trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đoạn văn sau thuộc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ. Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối tuyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi (lúc đó là vào buổi chiều, Giôn-xi đang vui vẻ và đan chiếc khăn choàng len màu xanh sẫm) về cái chết của cụ Bơ-mơn, về “kiệt tác” chiếc lá cuối cùng. Người kể chuyện không “nói hộ” ý nghĩ của nhân vật cụ Bo-mơn nhưng lại cố ý “bỏ qua”, không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. Nhưng đó cũng chính là ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo mà người đọc cảm nhận được qua sự mô tả cách nhìn, thái độ, trạng thái tinh thần của cụ Boơ-Hmơn.

(Theo Minh Khuê, trích Tác phẩm văn học trong nhà trường

Những vấn đề trao đổi, tập 3, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

Trả lời:

Các dấu hiệu giúp ta nhận ra đoạn văn sau thuộc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:

- Thể liện rõ ý kiến của người việt về tác phẩm: Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ.

- Có những bằng chứng trích ra từ tác phẩm (Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Q Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi (lúc đó là vào buổi chiều, Giôn-xi đang vui vẻ và đan chiếc khăn choàng len màu xanh sẫm) về cái chết của cụ Bo-mơn, về “kiệt tác” chiếc lá cuối cùng), lí lẽ lí giải phân tích những bằng chứng trích ra từ tác phẩm (Người kể chuyện không “nói hộ” ý nghĩ của nhân vật cụ Bo-miơn nhưng lại cố ý “bỏ qua” không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. Nhưng đó cũng chính là ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo mà người đọc cảm nhận được qua sự mô tả cách nhìn, thái độ, trạng thái tinh thần của cụ Bo-mơn).

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí: nêu ý kiến đưa ra bằng chứng => trình bày lí lẽ để lí giải bằng chứng. Cách sắp xếp này giúp người đọc dễ theo dõi mạch lập luận, tăng sức thuyết phục cho ý kiến.

Câu 7 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NHỮNG VĂN THƠ CỦA TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN

VẢ KHÁT KHAO SỰ SỐNG...

Nguyễn Thị Như Ngọc

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh” mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài, bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nông nàn, rất riêng của Xuân Diệu:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cảnh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều,

Và non nước, và cây, và có rạng.

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Mỗi dòng thơ là một cung bậc của vẻ đẹp thiên nhiên, là một giai điệu vô tận của niềm Say đắm cuộc sống.

Cũng là thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nhưng Xuân Diệu có cách thể hiện rất mới lạ, độc đáo. Xưa nay từ cảnh mới sinh tình nên các nhà thơ luôn “tả cảnh” trước rồi mới “ngụ tình” sau. Còn Xuân Diệu đã làm điều ngược lại. Nhà thơ đã dùng cảm xúc rạo rực của mình đề phả vào thiên nhiên một sức sống tràn đầy. Chính yếu tố đặc biệt đó đã biến những dòng thơ thành đảo phách, nổi lên giữa những khúc nhạc vốn đã rất đặc sắc:

Ta muốn ôm

Ta muốn riết...

Ta muốn say...

Và hơn thế nữa:

Ta muốn thâu...

Thiên nhiên thật là tuyệt vời! Xuân Diệu ngây ngất, khao khát muốn tận hưởng tất cả. Chính xác hơn là tất cả những gì tươi đẹp nhất.

Xuân Diệu muốn hoà nhập vào “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. Từ “ôm” thể hiện cái khát khao đến cháy bỏng và nó cũng làm cho ta có cảm giác rằng lúc Xuân Diệu viết nên dòng thơ cũng là lúc Xuân Diệu quyện tâm hồn mình vào “sự sống”. Sự sống đã bắt đầu hàng triệu triệu năm trước, nhưng với Xuân Diệu, sự sống “mới bắt đầu”. Mới bắt đầu bởi vì chỉ hôm nay đây, lúc này đây, Xuân Diệu mới cảm nhận hết từng khía cạnh, từng chi tiết nhỏ của cuộc sống”. [... ]

Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”.

“Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo: “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc như tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cái hôn nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi.

Táo bạo trong nghệ thuật dùng từ, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng thơ ngập tràn sức sống. Xuân Diệu khuyên người ta hãy tận hưởng, hãy sống hết mình. Đó không phải là lối sống gấp gáp vội vàng mà là nhịp sống sôi nổi, hăng say. Bằng hồn thơ sôi nổi, cặp mắt non xanh, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng thơ rất riêng, thổi vào cuộc sống tình yêu và khát khao hạnh phúc.

(Trích Những bài văn đạt điểm cao của học sinh giỏi Văn trung học phổ thôngNXB Trẻ, 2003)

a. Vẽ sơ đồ thể hiện mới quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên. Xác định mục đích và nội dung chính của văn bản.

b. Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau. Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”. “Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo: “non mước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc nhất tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cải hôn nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ảnh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi.

c. Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

d. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Xuân Diệu được phân tích trong văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Trả lời:

a.

- HS vẽ sơ đồ dựa vào hệ thống ý kiến của văn bản:

(cau-7-trang-49-sbt-ngu-van-lop-7-tap-1-chan-troi)

- Mục đích của văn bản: nhằm thuyết phục người đọc về quan điểm của người việt (đoạn cuối bài thơ Vội vàng thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, niềm say đắm sự sống).

- Nội dung chính của văn bản: Vẻ đẹp thiên nhiên, niềm say đắm sự sống của Xuân Diệu trong đoạn cuối bài thơ Vội vàng thể hiện qua các biện phápnghệ thuật độc đáo, tâm thế hoà nhập với sự sống.

b. Bằng chứng là các cụm từ trích ra từ văn bản Vội vàng; lí lẽ là những phân tích lí giải của người viết về các bằng chứng. Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng như vậy góp phần giúp người đọc hình dung ra giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, từ đó làm tăng sức thuyết phục cho quan điểm của người viết (đoạn cuối bài thơ Vội vàng thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, niềm say đắm sự sống).

c. Những dấu hiệu giúp người đọc nhận biết đây là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:

- Thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về bài thơ Vội vàng.

- Có bằng chứng là những cụm từ trích ra từ văn bản Vội vàng, lí lẽ là những lập luận, lí giải của người viết về các bằng chứng.

- Cách sắp xếp ý kiến, lí lẽ, bằng chứng hợp lí. Đi tử ý kiến lớn đến các ý kiến nhỏ, đi từ nghệ thuật (ý kiến nhỏ 1) đến nội dung (ý kiến nhỏ 2), các lí lẽ và bằng chứng triển khai theo trình tự của bài thơ, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được quan điểm của người viết, tăng sức thuyết phục cho văn bản.

d. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Xuân Diệu được phân tích trong văn bản, em rút ra bài học cho bản thân: hãy tận hưởng, hãy sống hết mình. Đó không phải là lối sống gấp gáp vội vàng mà là nhịp sống sôi nổi, hăng say.

  • II. Tiếng Việt (trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7)

Câu 1 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, em hãy giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt sau: quốc, gia, biến, hội, hữu, hoá.

Trả lời:

* Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt:

- Quốc: nước

- Gia1: nhà; Gia2: tăng thêm

- Biến: (1) thay đổi; (2) biến cố, tai họa

- Hội: họp lại, tụ lại, hợp lại

- Hưu: có

- Hóa: biến đổi

Câu 2 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Giải thích ý nghĩa của các từ Hán Việt in đậm trong đoạn văn sau:

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh” mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài, bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nồng nàn, rất riêng của Xuân Diệu.

(Nguyễn Thị Như Ngọc, Những vần thơ của tình yêu thiên nhiên và khát khao sự sống...)

Trả lời:

Ý nghĩa các từ Hán Việt in đậm:

Tình ca: bài hát về tình yêu.

Thiên nhiên: tổng thể nói chung những gì tồn tại xung quanh con người mà không do con người tạo ra (đồng nghĩa với “tự nhiên”).

Bút pháp: cách dùng các phương tiện nghệ thuật để tạo nên tác phẩm nghệ thuật.

Biến hoá: biến đổi thành cái khác, chuyển sang dạng thức khác (trong trường hợp này, “biến hoá” được sử đụng như một danh từ).

Câu 3 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đặt câu với các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 2.

Trả lời:

- Ca sĩ Lê Anh Dũng được ví như quý ông hát tình ca trong làng nhạc Việt.

- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

- Đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều.

- Tôn Ngộ Không có nhiều phép biến hóa thần thông.

  • III. Viết (trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7)

  • Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

    Trả lời:

    - Khái niệm: Bài phân tích đặc điểm một tác phẩm văn học thuộc thể nghị luận văn học. Trong đó người viết đưa ra các ý kiến bàn về đặc điểm của nhân vật trong một tác phẩm văn học.

    - Yêu cầu của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:

    + Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

    + Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.

    + Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến.

    + Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.

    Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Nêu bố cục của kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

    Trả lời:

    Bố cục bài viết cần đảm bảo:

    - Mở bài: giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật.

    - Thân bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm để giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật cần phân tích. Khẳng định ý kiến về các đặc điểm của nhân vật, đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến; các lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

    - Kết bài: khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật, nêu cảm nghĩ của người viết về nhân vật.

    Câu 3 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Trình bày kinh nghiệm của em khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

    Trả lời:

    Ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi đã thực hiện bài viết phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ở trên lớp. Ví dụ:

    - Chọn nhân vật có tính cách đa dạng, thú vị.

    - Thu thập các tư liệu về nhân vật: ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác.

    - Lập sơ đồ các ý phân tích từng đặc điểm nhân vật.

    Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Thực hiện đề bài sau:

    Đề bài: Câu lạc bộ văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với đề tài “Nhân vật văn học thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống”. Em hãy viết bài văn khoảng 500 đến 600 chữ, phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học đã làm thay đổi cách nhìn của bản thân về cuộc sống để gửi tham dự cuộc thi.

    Trả lời:

    Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

    Xác định đề tài, người đọc, mục đích viết

    Với đề bài này, đề tài là nhân vật văn học thay đổi cách nhìn của em về cuộc sống. Đó có thể là nhân vật cho em những bài học mới mẻ về cuộc sống, hoặc là nhân vật giúp em thay đổi những suy nghĩ chưa được đúng đắn của bản thân, hoặc là nhân vật cho em những cảm nhận, tình cảm chưa từng có trước đây,...

    Đây là bài văn nghị luận, do đó mục đích viết trước tiên là để thuyết phục người đọc về quan điểm của em (về nhân vật). Bên cạnh đó, đây còn là một bài văn để gửi tham dự cuộc thi viết của câu lạc bộ văn học, do đó em hãy suy nghĩ đến những tiêu chí của cuộc thi để chọn cách viết cho phù hợp. Người đọc của em sẽ là ban giám khảo của cuộc thi và các bạn cùng trường khi bài viết được công bố.

    Thu thập tư liệu

    Em hãy đọc lại tác phẩm và ghi lại những chi tiết quan trọng về nhân vật như: ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác... Em có thể tham khảo phiếu học tập trong SGK.

    Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

    Tìm ý

    Em hãy phác thảo các đặc điểm về tính cách của nhân vật dựa vào sơ đồ trong SGK.

    Lập đàn ý

    Em lập dàn ý theo gợi ý sau:

    MỞ BÀI

    - Giới thiệu nhân vật sẽ phân tích: ………………………..

    - Ý kiến của tôi về nhân vật: ..........................................

    THÂN BÀI

    1. Phân tích đặc điểm thứ nhất của nhân vật:

    - Ý kiến về đặc điểm thứ nhất của nhân vật: ...........................................

    Lí lẽ: ....................................................................................................

    - Bằng chứng: ........................................................................................

    2. Phân tích đặc điểm thứ hai của nhân vật:

    - Ý kiến về đặc điểm thứ hai của nhân vật:...................................

    Lí lẽ: ....................................................................................................

    - Bằng chứng: .........................................................................................

    3. Lí giải cách nhân vật thay đổi suy nghĩ của tôi về cuộc sống:

    ..................................................................................................

    .................................................................................................

    KẾT BÀI

    - Khẳng định lại ý kiến của người viết:..........................

    - Cảm nghĩ về nhân vật: …………………………………………..

    Bước 3: Viết bài

    Em tiến hành viết bài. Trước khi viết, em có thể tham khảo phần Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản trong SGK.

    Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh ngiiệm

    Sau khi viết, em tự đánh giá lại bài viết của mình dựa theo bảng kiểm trong SGK.

    * Bài văn mẫu tham khảo:

    Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.

    Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

    Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

  • IV. Nói và nghe (trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7)

Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày ngắn gọn các bước thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.

Trả lời:

Các bước thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi:

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Thành lập nhóm và phân công công việc

+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

+ Thống nhất mục tiêu bvaf thời gian buổi thảo luận.

- Bước 2: Thảo luận

+ Trình bày ý kiến

+ Phản hồi các ý kiến

+ Thống nhất ý kiến

Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, có thể thống nhất ý kiến của các thành viên bằng cách nào?

Trả lời:

- Thống nhất ý kiến bằng các cách:

+ Ý kiến đưa ra bằng chứng, lý lẽ thuyết phục, người nói bảo vệ được trước sự phản bác của các thành viên.

+ Tổng hợp điểm tương đồng trong các ý kiến trái chiều, được các thành viên trong nhóm đồng thuận

+ Ý kiến dung hòa các ý kiến trái chiều, dựa trên cơ sở cân nhắc những điểm hợp lí, chưa hợp lí của các ý kiến.

Trong trường hợp chưa thống nhất được ý kiến cần bảo lưu ý kiến và tiếp tục tìm tòi, làm rõ và họp lại để thống nhất các ý kiến còn tranh cãi.

Câu 3 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Trong cuộc họp nhóm cán sự lớp thảo luận về việc chọn hình thức tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ” do trường phát động, có hai luồng ý kiến gây tranh cãi:

a. Nuôi heo đất để ủng hộ quỹ khuyến học của nhà trường.

b. Trồng cây cảnh để làm đẹp cảnh quan lớp học.

Trong vai trò lớp trưởng, em hãy chủ trì buổi thảo luận nhóm cán sự lớp để thống nhất một phương án.

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nhỏ nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

Sau khi tập hợp nhóm cán sự lớp, mời giáo viên chủ nhiệm tham gia, lớp trưởng thông báo cho thành viên vấn đề cần thảo luận. Mỗi thành viên về nhà tìm hiểu thông tin về hoạt động “Kế hoạch nhỏ” do trường tổ chức (văn bản kế hoạch, thông tin trên trang web của trường), các thông tin liên quan đến hai đề xuất,,..

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

Mục tiêu của buổi thảo luận là thống nhất lựa chọn một đề xuất phù hợp trong hai đề xuất đang gây tranh cãi.

Cả nhóm thống nhất: Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu? Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Các thành viên trong nhóm chia ra thành hai nhóm nhỏ:

+ Những người ủng hộ ý kiến nuôi heo đất.

+ Những người ủng hộ ý kiến trồng cây cảnh.

Sau đó đại điện các nhóm nhỏ trình bày ý kiến để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm còn lại.

Thư kí ghi lại quan điểm theo mẫu sau:

 

Nuôi heo đất để ủng hộ quỹ khuyến học của nhà trường

Trồng cây cảnh để làm đẹp cảnh quan lớp học

Ưu điểm

   

Nhược điểm

   

Phản hồi các ý kiến

Các thành viên trong nhóm đặt câu hỏi hoặc phản biện các ý kiến vừa nêu. Người trình bày phản hồi các quan điểm phản biện.

Thống nhất ý kiến

Cả nhóm lựa chọn phương án phù hợp bằng hình thức biểu quyết theo số đông. Trong trường hợp hai ý kiến có số lựa chọn ngang nhau, giáo viên chủ nhiệm sẽ là người bỏ phiếu quyết định.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tiếng nói của vạn vật

Bài 2: Bài học cuộc sống

Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên

Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân

Bài 6: Hành trình tri thức

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Những góc nhìn văn chương sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!