Giải sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng
|
Đặc điểm |
Đề tài |
|
Cốt truyện |
|
Tình huống |
|
Sự kiện |
|
Nhân vật |
|
Không gian, thời gian |
|
Trả lời:
|
Đặc điểm |
Đề tài |
Đa dạng, phong phú, thường gắn liền với các phát minh khoa học, công nghệ. |
Cốt truyện |
Thường được xây dựng dựa trên các sự kiện giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học. |
Tình huống |
Đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng. |
Sự kiện |
Thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định. |
Nhân vật |
Thường xuất hiện các nhân vật như: người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. |
Không gian, thời gian |
Mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển. |
Trả lời:
Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
- Xác định đề tài của truyện: đề tài của truyện thường liên quan đến các vấn đề của khoa học kĩ thuật, tiến bộ công nghệ.
- Xác định các yếu tố giả tưởng trong không gian, thời gian của câu chuyện.
- Xác định yếu tố khoa học trong truyện (liên quan đến những phát minh, sáng chế nào?).
- Xác định cốt truyện và các sự kiện phi thực tế trong câu chuyện.
- Tìm hiểu cách nhà văn miêu tả các nhân vật giả tưởng trong câu chuyện.
- Rút ra ý nghĩa của câu chuyện hoặc thồn điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi tới người đọc.
“Một hồi còi trầm trầm từ cảng vọng tới. Tàu Hô-rốc khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng.
Ích-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn.
Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dạy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên. Ích-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loài hoa quen thuộc.
Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường”.
(Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện Ích-chi-an là nhân vật của truyện khoa học viễn tưởng:
- Ích-chi-an có thể sống cuộc sống của một người cá ngoài biển khơi suốt 24 tiếng đồng hồ.
- Ích-chi-an có thể bơi ở mức nước sâu (trong bóng tối dày đặc, ở lớp nước lạnh phía dưới) mà không cần bình dưỡng khí.
- Ích-chi-an có thể ngủ ngay cả khi đang bơi và để cho mình trôi đi theo dòng nước biển.
- Ích-chi-an vừa thở bằng mang lại vừa thở được bằng phổi. Ở dưới biển anh thở bằng mang, vừa ngoi lên bờ, anh lại thở bằng phổi và sinh hoạt, ngủ nghỉ như một con người bình thường.
Câu 4 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bài ca chim Ưng” là bài ca cổ mà ông lão Na-dưa Ra-him Ôg-lư (Nadir Ragim Ogly), kể cho nhân vật xưng “tôi” nghe. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật Rắn Nước và Chim Ưng. Rắn Nước chứng kiến Chim Ưng gặp nạn rơi xuống khe núi. Dù mình đầy vết thương, Chim Ưng vẫn khao khát bay lên baaif trời một lần nữa, nên theo lời gợi ý của Rắn Nước, nó lao đến miệng vực, đâm bổ xuống. Thấy vậy, Rắn nước, kẻ sinh ra chỉ bò chứ không thể bay cũng thử tung mình lên không, nhưng nó không chết, chỉ rơi xuống đống đá. Nó thấy loài chim thật buồn cười, thấy hãnh diện với bản thân vì biết bằng lòng với cuộc sống trên đất. Trong khi đó, sóng biển vẫn hát bài ca ca ngợi Chim Ưng dũng cảm. Đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu và phần cuối câu chuyện.
Bài ca chim ưng
Mác-xim Go-rơ-ki (Macxim Gorki)
[…] Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh, sáng dần lên, và rải rác trên mặt biển đây đó hiện lên những mảnh trăng vứt bừa bãi. Trăng đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.
- Ra-him!... Cụ kể chuyện đi ! – Tôi yêu cầu ông già.
- Để làm gì? – Ra-him hỏi, không ngoảnh về phía tôi.
- Thế thôi! Tôi thích nghe chuyện cụ kể.
- Tôi kể hết rồi … CHẳng còn biết chuyện gì nữa …
Đó là ông lão muốn tôi năn nỉ thêm. Tôi bèn năn nỉ ông.
- Tôi kể lại một bài ca nhé? – Ra-him thuận lòng.
Tôi muốn nghe một bài ca cổ. Thế là bằng một giọng ngâm đều đều, cố giữ nguyên cái âm điệu đặc thù của bài hát, ông lão bắt đầu kể:
“Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi và nằm trong một khe núi ẩm ướt, mình khoanh tròn, mắt trông ra biển.
[…] Bỗng trong khe núi, nơi Rắn Nước nằm khoanh, Chim Ưng từ trên trời rơi xuống, ngực dập nát, máu nhuốn khắp bộ lông.
Kêu lên một tiếng ngắn, Chim rơi xuống đất và tức giận vùng vẫy, ngực đập vào đá cứng.
[…] Rắn bì lại gần Chim bị thương và phì phì phun thẳng vào mặt Chim:
- Sao, mi sắp chết ư?
- Phải, ta đang hấp hối! – Chim ưng đáp sau một tiếng thở dài. Ta sống thật huy hoàng! … Ta đã biết thế nào là hạnh phúc! … Ta đã chiến đấu dũng cảm! Ta đã trông thấy trời xanh … Không bao giờ mày được thấy trời gần như vậy! … Thật khổ thân mày.
- Thì đã sao? Trời ư? Chỉ là một chỗ trống … Ta bò làm sao được? Ở đây ta sướng lắm, vừa ấm lại vừa ẩm ướt.
Rắn đáp lời Chim tự do như vậy, trong bụng cười thầm Chim về những lời lẽ viển vông.
Và Rắn nghĩ: “Dù bay hay bò thì rốt cục cũng thế thôi. Đều nằm trong lòng đất, đều trở thành tro bụi …”
Nhưng Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe núi.
Nước rỉ qua những khe đá xám xịt, trong cái vực tối tăm, không khí ngột ngạt và sặc mùi thiu rữa.
Và thi hết tàn lực, Chim Ưng thét lên, tủi phiền và đau đớn:
- Ôi, giá được bay vút lên trời một lần nữa! Bấy giờ ta sẽ áp chặt kẻ thù vào những vết thương trên ngực ta … Ôi, hạnh phúc của chiến đấu! …
Rắn nghĩ: “Chắc trên trời sống thích thật, cho nên nó mới rên xiết như thế!”
Và Rắn bàn với Chim trời tự do:
- Thế thì mi hãy cố lần lên bờ vực rồi lao xuống. Có lẽ đôi cánh sẽ nâng mi, và mi sẽ sống thêm ít nữa trong môi trường quen thuộc của mi.
Và Chim Ưng giật mình rồi cất lên tiếng rên kiêu hãnh, lần lên bờ vực, móng trượt trên mặt đá nhầy nhụa.
Lên đến miệng vực, Chim dang cánh, hít một hơi dài cho đầy lồng ngực, mắt sáng quắc lên, rồi đâm bổ xuống.
Nhưng rồi như một hòn sỏi, nó lăn trên vách đá rơi xuống rất nhanh, cánh gãy, lông rụng tả tơi.
Dòng thác đón lấy Chim, cuốn sạch máu nó, phủ bọt lên thân nó và vùn vụt đưa nó ra biển.
Và sóng biển vẫn xô vào đá với tiếng gầm buồn rười rượi … Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông”.
[…] Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh, trên bờ sóng vỗ nhịp nhàng, và tôi lặng thinh nhìn ra khơi. Trên mặt nước, những đốm bạc từ trăng chiếu xuống mỗi lúc một dày… Nồi canh của chúng tôi sôi khe khẽ.
Mọi vật đều mơ màng trong giấc ngủ, nhưng là một giaacs ngủ hết sức mong mang, và người ta có cảm giác như chỉ một giây sau mọi vật đều sẽ giật mình tỉnh dậy và sẽ vang lên trong một bản hòa tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.
(Trích Tuyển tập truyện ngắn Macxim Gorki, Cao Xuân Hạo,
Phạm Mạnh Hùng dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2012)
a. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong đoạn trích.
b. Chim Ưng và Rắn Nước đã trò chuyện về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng không? Vì sao?
c. Cách dùng dáu ngoặc kép trong văn bản trên cho thấy có sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
TT |
Từ câu … đến câu … |
Là lời kể của … |
Ngôi kể thứ |
1 |
Từ “Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh…” đến “… ông lão bắt đầu kể.” |
|
|
3 |
Từ “Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi …” đến “Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông.” |
|
|
3 |
Từ “Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh …” đến “… một bản hòa tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.” |
|
|
Sự thay đổi trong cách kể chuyện như có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Trả lời:
a. Các sự kiện chính xảy ra trong văn bản “Bài ca chim ưng”:
- Nhân vật “tôi” năn nỉ ông lão Ra-him kể một bài ca cổ có tên “Bài ca Chim Ưng”.
- Chim Ưng bị thương, rơi xuống khe núi và gặp Rắn Nước.
- Rắn Nước khuyên Chim Ưng thả mình từ miệng vực để có thể lần nữa bay lên bầu trời.
- Chim Ưng thả mình xuống vực nhưng không bay lên được mà bị sóng cuốn đi.
b. Em hãy xác định nội dung tranh luận giữa Chim ưng và Rắn Nước, sau đó, nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với cách giải quyết vấn đề của tác giả và giải thích vì sao.
Gợi ý trả lời:
- Chim Ưng và Rắn Nước tranh luận với nhau về cuộc sống trên bầu trời.
+ Chim Ưng: trông thấy trời xanh, tự do bay lượn giữa bầu trời là hạnh phúc, thấy Rắn Nước thật khổ thân vì không được gần bầu trời.
+ Rắn Nước: trời chỉ là một chỗ trống, không bò được, ở hẻm núi vửa ấm lại vừa ẩm ướt.
Cuộc tranh luận này cho thấy cả Chim Ưng và Rắn Nước đều có cái nhìn phiến diện, chỉ đứng trên góc nhìn, trải nghiệm, môi trường sống của mình để đánh giá cuộc sống của người khác.
- Cách tác giả giải quyết vấn đề: Để Rắn Nước khuyên Chim Ưng lao từ vực xuống, nhằm nâng đôi cánh lên, sống thêm một ít nữa trong môi trường bầu trời quen thuộc.
- Ý kiến của em về cách tác giả giải quyết vấn đề của Chim Ưng có thể phát biểu theo hai hướng sau:
+ Đồng ý với cách giải quyết của tác giả, vì: Chim Ưng đang hấp hối, nếu không thử lao xuống miệng vực, nó cũng sẽ chết. Lao xuống vực, biết đâu, Chim Ưng có thể bay lượn được thêm một vài giây phút giữa bầu trời. Cách giải quyết này cho thấy Chim ưng rất dũng cảm, khao khát tự do và biết có gắng hết sức để đạt được niềm hy vọng.
+ Phản đối cách giải quyết của tác giả, vì: Chim Ưng bị thương nặng, không thể nào bay lên đươc nữa. Chính vì nó cố chấp lao xuống vực để bay lên mới bị sóng cuốn trôi, chết trong đau đớn và thất vọng. Cách giải quyết này cho thấy Chim Ưng không biết chấp nhận thực tế, mơ mộng viển vông.
c. Trước tiên, em hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện trong văn bản Bài ca Chim Ưng, sau, rút ra tác dụng:
Gợi ý trả lời:
TT |
Từ câu … đến câu … |
Lời lời kể của … |
Ngôi kể thứ … |
1 |
Từ “Biển tối sầm, cuồn cuộn những lớp sóng dũng mãnh …” đến “… ông lão bắt đầu kể.” |
Người kể chuyện xưng “tôi” |
Ngôi kể thứ nhất: Sử dụng từng xưng “tôi”, gọi nhân vật là “ông lão” |
2 |
Từ “Rắn Nước bò lên cao, đi vào núi ..” đến “Và xác Chim không còn tăm tích trên mặt biển mênh mông.” |
Người kể chuyện là nhân vật “ông lão”. |
Ngôi kể thứ ba: Lời kể được đặt trong ngoặc kép với sự giới thiệu (lời dẫn) của người kể chuyện xưng “tôi”. |
3 |
Từ “Phía xa màu nguyệt bạch của biển cả lặng thinh …” đến :.. một bản hoàn tấu hoàn mĩ của những âm thanh êm ái vô cùng.” |
Người kể chuyện xưng “tôi”. |
Ngôi kể thứ nhất: Sử dụng từ xưng “tôi”, gọi nhân vật là “ông lão”. |
Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong cách kể chuyện:
- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật tôi kể về ông lão Ra-him và câu chuyện về Chim Ưng và Rắn Nước mà ông lão Ra-him kể cho nhân vật tôi nghe.
- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về con Chim Ưng dũng cảm, dám chết cho khát vọng được bay lượn trên bầu trời.
- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của ông lão và nhân vật tôi; thế giới tưởng tượng là câu chuyện mang tính chất triết về Chim Ưng và Rắn Nước.
Câu 5 trang 54 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Phòng sô-cô-la (chocolate) ti vi
Gia đình Mai Ti-vì (Mike Teavee) cùng Sác-li (Charlie) và ông nội Châu (Joe) bước ra khỏi thang máy để vào một phòng sáng lóa đến nỗi họ phải nheo mắt lại vì chói và dừng bước. Ông Quơn-cơ (Wonka) đưa cho mỗi người một cặp kính đen và nói:
- Đeo vào nhanh lên! Và khi nào còn ở trong này thì đừng bỏ ra, bất kể đang làm gì. Ánh sáng này có thể làm mù mắt đấy.
Vừa đeo kính đen vào là Sác-li lập tức có thể thoải mái nhìn quanh mình. Bé thấy một căn phòng dài, hẹp chiều ngang, sơn trắng toàn bộ. Ngay cả sàn cũng trắng, không một mảy bụi ở bất cứ chỗ nào. Những ngọn đèn lớn, từ trên trần rủ xuống, tỏa khắp phòng một ánh sáng trắng xanh rực rỡ. Phòng hoàn toàn trống không, trừ ở hai đầu.
Ở một đầu là một máy quay phim to tướng trên bánh xe với cả một đạo quân Umpơ-Lumpơ (Umpa-Lumpa) tíu tít xung quanh, nào tra dầu, nào chỉnh các nút, nào lau các ống kính. Tất cả mang trang phục rất dị thường. Họ mặc những bộ đồ du hành vũ trụ màu đỏ tươi, đủ cả mũ mão, kính bảo vệ - chí ít cũng giống như những bộ đồ du hành vũ trụ - và họ làm việc trong im lặng tuyệt đối. Nhìn họ, Sác-li thấy nao nao một cảm giác nguy hiểm kì lạ. Có một cái gì đó nguy hiểm ở toàn bộ công việc này và những người Umpơ-Lumpơ ý thức được điều đó. Tại đây, không hề thấy họ trò chuyện hay hát hò, trong bộ đồ du hành vũ trụ đỏ thắm, họ di chuyển chậm rãi và thận trọng quanh chiếc ca-mê-ra đen kếch xù.
Ở đầu phòng đằng kia, cách chiếc ca-mê-ra chừng năm mươi bước, một người Umpơ-Lumpơ duy nhất (cũng mặc đồ đu hành vũ trụ) đang ngồi ở một cái bàn đen đăm đăm nhìn vào màn hình một máy vô tuyến truyền hình cực lớn.
- Đây này – Ông Quơn-cơ nhảy tưng tưng phấn khích – Đây là Phòng Thử Nghiệm cho phát minh lớn nhất và mới nhất của ta – Sô-cô-la Ti vi.
- Nhưng mà sô-cô-la ti vi là cái gì? – Mai Ti-vì hỏi.
- Trời đất, bé con, hãy thôi đừng có ngắt lời ta nữa! – Ông Quơn-cơ nói.
Cái này vận hành bằng ti vi. Bản thân ta thì không thích ti vi. Ta cho rằng xem in ít thôi thì cũng được, nhưng trẻ con đường như không bao giờ chịu xài liều lượng nhỏ. Chúng muốn ngồi suốt ngày dõi mắt và dõi mắt vào màn ảnh …
- Như cháu – Mai Ti-vì nói.
- Im đi – Ông Ti-vì nạt.
- Cảm ơn. – Ông Quơn-cơ nói. – Ta sẽ giải thích hoạt động của ti vi kì diệu này. Nhưng trước hết, các cháu có biết ti vi thông thường vận hành như thế nào không? Rất đơn giản. Ở một đầu, nơi thu hình, có một ca-mê-ra lớn và người ta bắt đầu quay một cái gì đó. Rồi những hình ảnh được phân ra hàng triệu mảnh nhỏ li ti không thể nhìn được và những mảnh nhỏ ấy bắn lên trời bằng điện năng. Trên bầu trời, chúng vi vu lượn vòng khắp vùng cho đến khi đột nhiên chúng bắt trúng cột ăng-ten trên mái một ngôi nhà nào đó. Thế là chúng ào xuống theo mọt sợi dây điện dẫn thẳng vào mặt sau của một chiếc ti vi và trong đó, chúng bị lắc đảo, lắc đảo cho đến khi tất cả hàng triệu mảnh nhỏ li ti ấy, từng mảnh một, trở về đúng chỗ, khớp vào nhau (như một trò chắp hình) và hấp. Tấm ảnh hiện ra trên màn hình.
- Các hoạt động của nó không phải thế. – Mai Ti-vì nói.
- Tôi bị điếc tai trái. – Ông Quơn-cơ nói. – Thứ lỗi cho tôi nếu không nghe được hết lời cháu nói.
- Cháu nói cách hoạt động của nó không phải thế. – Mai Ti-vì hét to.
- Cháu là một đứa trẻ dễ thương, - ông Quơn-cơ nói, - nhưng cháu nói quá nhiều. Này nhé, ngay lần đầu tiên thấy loại ti vi bình thường vận hành, tôi nảy ra một ý vĩ đại. Nghe đây, nếu người ta có thể phá vỡ vụn một tấm ảnh ra hàng triệu mảnh và phóng chúng bay vun vút qua không gian rồi lại chắp chúng ở lại đầu kia, thì tại sao tôi lại không thể làm thế với một thanh kẹo sô-cô-la? Tại sao tôi không thể phóng một thanh kẹo sô-cô-la thật thành những mảnh li ti bay vun vút qua không gian để rồi chắp trở lại với nhau nguyên vẹn ở đầu đằng kia, hoàn toàn có thể ăn được?
- Không thể có chuyện ấy được! Mai Ti-vì nói.
- Cháu nghĩ thế ư? – Ông Quơn-cơ cao giọng. – Được! Hãy xem đây! Giờ ta sẽ phóng một thanh sô-cô-la thuộc thuộc loại hảo hạng của ta từ đầu phòng này sang đầu kia – bằng ti vi. Này, chuẩn bị nhé! Mang sô-cô-la vào.
Lập tức, sáu người Umpơ-Lumpơ khiêng một thanh sô-cô-la khổng lồ tiến tới. Đó là thanh sô-cô-la lớn nhất mà Sắc-li từng thấy. Nó bằng cả cái nệm mà cậu thường nằm ngủ ở nhà.
- Nó phải to thế, - ông Quơn-cơ giải thích, - bởi vì khi phóng một vật gì bằng ti vi, thì ở đầu ra, nó sẽ bé hơn rất nhiều so với khi đưa vào máy. Ngay cả với ti vi bình thường, khi ta thu hình một người to lớn, thì ở đầu ra, trên màn hình, anh ta sẽ không lớn hơn cái bút chì, phải không nào? Nào, ta bắt đầu nhé! Chuẩn bị! Không! Không! Ngừng! Ngừng tất cả lại! Kìa, cháu! Mai Ti-vì! Lùi lại. Cháu đứng sát ca-mê-ra quá. Có những tia nguy hiểm phát ra từ đó. Chúng có thể phân cháu ra thành hàng triệu mảnh li ti trong một giây đấy. Chính vì thế mà những người Umpơ-Lumpơ phải mặc đồ du hành vũ trụ để bảo vệ mình. Được. Tốt hơn rồi đó. Nào! Bật máy.
Một trong những người Umpơ-Lumpơ nắm cần máy, kéo xuống.
Một ánh chớp lóe.
- Thanh sô-cô-la biến mất rồi! – Ông nội Châu reo lên, vung cả hai cánh tay.
Đúng thế. Thanh sô-cô-la khổng lồ đã biến mất tiêu.
- Nó đang trên đường. – Ông Quơn-cơ nói lớn. – Giờ nó thành hàng triệu mảnh li ti đang vun vút xuyên qua không khí trên đầu chúng ta. Mau lên! Lại đây. – Ông lao tới đầu phòng đằng kia, nơi đặt chiếc ti vi lớn và mọi người chạy theo ông. – Theo dõi màn hình! – Ông kêu. – Nó tới đây này! Nhìn xem!
Màn hình lập lòe và bật sáng. Rồi đột nhiên, một thanh sô-cô-la nhỏ hiện lên giữa màn hình.
- lấy đi! – Ông Quơn-cơ hô to, mỗi lúc một thêm phấn khích.
- Làm sao mà lấy được? – Mai Ti-vì bật cười. – Đó chỉ là một hình ảnh trên màn hình.
- Sác-li Bắc-kịt! – Ông Quơn-cơ hô. – Cháu lấy đi! Với tay và nắm lấy nó.
Sác-li đưa tay ra, sờ vào màn hình và đột nhiên, như bởi phép màu, thanh sô-cô-la nằm gọn trong những ngón tay của câu. Cậu ngạc nhiên đến nỗi suýt đánh rơi.
- Ăn đi! – Ông Quơn-cơ hét. – Tiếp tục, nào ăn đi. Vẫn ngon tuyệt đấy. Vẫn là thanh sô-cô-la ấy. Có điều nó đã nhỏ lại trong chuyến đi, thế thôi.
- Thật là kì diệu hết chỗ nói! – Ông nội Châu há hốc miệng. – Thật là … thật là … thật là một phép thần thông.
- Thử hình dung xem, - ông Quơn-cơ nói – khi tôi bắt đầu dùng phát minh này trên khắp cả nước, cụ ngồi nhà xem ti vi và bỗng nhiên một đoạn quảng cáo lóe lên trên màn hình và một giọng nói vang lên: HÃY ĂN SÔ-CÔ-LA CỦA QUƠN-CƠ! ĐÓ LÀ SÔ-CÔ-LA NGON NHẤT TRÊN THẾ GIỚI. KHÔNG TIN, HÃY THỬ LUÔN MỘT THANH – ĐÂY! Và cụ chỉ việc với tay ra lấy một cái. Cụ thấy thế nào?
- Tuyệt vời! – Ông nội Châu reo lên. – Nó sẽ làm thay đổi cả thế giới.
(Trích Charlie và nhà máy sô-cô-la, Dương Tường dịch,
Phan Thành Đạt minh họa, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021)
a. Văn bản viết về đề tài gì?
b. Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với chú bé Sác-li Bấc-kịt trong đoạn trích.
c. Dựa vào bảng sau, em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa chiếc ti vi thông thường hiện nay và chiếc ti vi sô-cô-la của ông Quơn-cơ:
|
Ti vi thông thường |
Ti vi sô-cô-la |
Giống |
|
|
Khác (mục đích chế tạo, cách thức sử dụng) |
|
|
d. Từ các chi tiết trong văn bản, hãy cho biết nhân vật ông Quơn-cơ thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng.
đ. Văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của truyện khoa học viễn tưởng về đề tài, cốt truyện, tình huống, sự kiện?
e. Từ câu chuyện về phòng sô-cô-ls ti vi của ông Quơn-cơ, em nghĩ gì về khả năng sáng tạo của con người?
Trả lời:
a. Đề tài: Ứng dụng phát minh khoa học sánh chế ti vi để sản xuất kẹo sô-cô-la.
b. Những sự kiện chính xảy ra với chú bé Sác-li Bấc-kịt trong đoạn trích:
- Sác-li và mọi người được ông Quơn-cơ dẫn vào phòng sô-cô-la ti vi.
- Sác-li lắng nghe cơ chế hoạt động của ti vi và máy sô-cô-la ti vi.
- Sác-li chứng kiến quá trình hoạt động của ti vi sô-cô-la và được ăn kẹo sô-cô-la lấy ra từ chiếc ti vi.
c. Để trả lời câu hỏi này, em cần đọc kĩ các lời thoại của nhân vật ông Quơn-cơ khi giới thiệu về ti vi và ti vi sô-cô-la cho các vị khách đến thăm nhà máy nghe. Ngoài ra, em cần lựa chọn thêm một số chi tiết thể hiện sự độc đáo, khác thường của ti vi sô-cô-la khi ông Quơn-cơ thực hiện việc phóng thanh sô-cô-la từ chiếc ti vi này.
Bảng so sánh chiếc ti vi thông thường hiện nay và chiếc ti vi sô-cô-la của ông Quơn-cơ
|
Ti vi thông thường |
Ti vi sô-cô-la |
Giống |
- Cả hai chiếc ti vi đều có cơ chế hoạt động giống nhau: thu hình vào ca-mê-ra, phân hình ảnh thành hàng triệu mảnh nhỏ li ti, cuối cùng, hình ảnh xuất hiện trên màn hình thông qua ăng-ten thu, phát sóng. - Cả hai chiếc ti vi đều thu nhỏ hình ảnh so với thực tế ở ngoài đời. |
|
Khác (mục đích chế tạo, cách thức sử dụng) |
- Mục đích chế tạo: thu – phát sóng hình ảnh để phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin, giải trí, học tập của con người. - Cách thức sử dụng: dùng như một thiết bị truyền tín hiệu, hình ảnh, thông tin, con người không tác động, không chạm vào hình ảnh trong đó được. Vì vậy, người xem không có trải nghiệm thực tế. |
- Mục đích chế tạo: để đưa kẹo sô-cô-la đến tận tay người dùng, sau khi đã thu nhỏ thanh sô-cô-la so với thực tế. - Cách thức sử dụng: dùng như một máy bán hàng tự động tại nhà, một kênh phân phối, quảng cáo. Con người có thể thò tay vào ti vi và lấy kẹo ở trong đó ra. Người xem ti vi sô-cô-la có trải nghiệm thực tế thú vị. |
d. Một số đặc điểm của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng được thực hiện qua nhân vật Quơn-cơ là:
- Người có hiểu biết về các phát minh liên quan đến khoa (biểu hiện qua cách ông giới thiệu về cơ chế hoạt động của ti vi và ti vi sô-cô-la, qua cách ông tổ chức sản xuất để những người công nhân không gặp nguy hiểm khi vận hành máy móc).
- Người có khả năng sáng tạo phi thường, có thể tạo ra những điều kì diệu, từ chiếc ti vi thông thường nghĩ đến việc chế tạo ti vi sô-cô-la.
đ. Những đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cốt truyện, tình huống, sự kiện, không gian:
- Cốt truyện: Sác-li và các bạn được trải nghiệm phòng sản xuất ti vi sô-cô-la. Dựa trên phát minh về ti vi, ông Quơn-cơ đã sáng tạo nên chiếc ti vi có thể thu, phóng thanh kẹo sô-cô-la, giúp người xem có thể thò tay vào ti vi, lấy thanh kẹo để ăn.
- Tình huống: nhân vật được đặt trong tính huống khám phá giả tưởng (khám phá phòng sản xuất ti vi sô-cô-la kì diệu, vừa nhìn hình ảnh, vừa lấy kẹo để ăn được).
- Sự kiện: trộn lẫn thế giới thực tại (công nghệ sản xuất ti vi, thu hình) với thế giới giả tưởng, có thể xảy ra trong tương lai (sản xuất chiếc ti vi có thể chạm vào được, lấy thức ăn ở bên trong được).
- Không gian: căn phòng ti vi sô-cô-la với những chiếc máy móc khổng lồ, những người tí hon mặc đồ của các nhà du hành vũ trụ.
e. Câu chuyện về ông Quơn-cơ cho ta thấy:
- Khả năng sáng tạo của con người phải bắt nguồn từ sự hiểu biết thấu đáo về những kiến thức liên quan đến lĩnh vực mình tìm hiểu, thực hiện.
- Khả năng sáng tạo của con người cần thông qua quan sát (cách ông Quơn-cơ quan sát chiếc ti vi hoạt động và nghĩ đến ti vi sô-cô-la).
- Khả năng sáng tạo của con người là vô hạn, biến những điều không thể thành có thể.
Câu 1 trang 58 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm các từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Trả lời:
“Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể biến chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ từ một từ trở thành một cụm từ hoặc từ một cụm từ đơn giản trở thành một cụm từ phức tạp hơn”.
“Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả … hơn”.
Trả lời:
“Việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn”.
a1. Trăng đã ló lên từ phía sau đỉnh núi, và giờ đây nó rót ánh sáng xuống mặt biển.
a2. Trăng đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.
b1. Chim Ưng bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy và đưa mắt nhìn dọc khe núi.
b2. Chim Ưng dũng mãnh bỗng vùng vẫy, nhỏm dậy một chút và đưa mắt nhìn dọc khe núi.
Trả lời:
Cặp câu |
Câu (1) |
Câu (2) |
So sánh sự khác nhau |
a1 và a2 |
Đã ló lên từ phía sau đỉnh núi |
Đã ló lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì |
Vị ngữ 1 trong câu a1 là một cụm động từ đơn giản. Vị ngữ 1 trong câu a2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn. |
|
Rót ánh sáng xuống mặt biển. |
Trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi. |
Vị ngữ 2 trong câu a1 là một cụm động từ đơn giản. Vị ngữ 2 trong câu a2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn. |
b1 và b2 |
Chim Ưng |
Chim Ưng dũng mãnh |
|
a. Nhìn họ, Sác-li tháy nao nao một cảm giác nguy hiểm kì lạ.
b. Mà hình lập lòe và bật sáng. Rồi đột nhiên, một thanh sô-cô-la nhỏ hiện lên giữa màn hình.
Trả lời:
a. Nhìn họ, Sác-li thấy nao nao một cảm giác nguy hiểm kì lạ.
TN CN VN
b. Màn hình lập lòe và bật sáng. Rồi đột nhiên, một thanh sô-cô-la nhỏ
CN VN TN CN
hiện lên giữa màn hình
VN
a. Ti vi sô-cô-la là sáng tạo của ông Quơn-cơ.
b. Trong phòng sáng chế của ông Quơn-cơ, Sác-li đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu.
c. Ông Quoen-cơ ngắt lời Mai Ti-vì.
Trả lời:
Câu |
Thành phần được mở rộng |
Câu sau khi mở rộng |
Sự khác nhau về nghĩa trước – sau khi mở rộng |
a |
Chủ ngữ (Ti vi sô-cô-la) |
Chiếc ti vi sô-cô-la vô cùng độc đáo kia là sáng tạo của ông Quơn-cơ. |
Câu sau khi mở rộng miêu tả đối tượng (ti vi sô-cô-la) cụ thể hơn (vô cùng độc đáo). |
b |
Trạng ngữ (Trong phòng sáng chế của ông Quơn-cơ) |
Trong phòng sáng chế lạ lùng có một không hai của ông Quơn-cơ, Sác-li đã trải nghiệm nhiều điều kì diệu. |
Câu sau khi mở rộng miêu tả phòng sáng chế của ông Quơn-cơ chi tiết hơn (lạ lùng, có một không hai). |
c |
Vị ngữ (ngắt lời Mai Ti-vì) |
Ông Quơn-cơ ngắt lời chen ngang của cậu bé thiếu lễ phép Mai Ti-vì |
Câu sau khi mở rộng miêu tả Mai Ti-vì (cậu bé thiếu lễ phép Mai Ti-vì) và lời nói của cậu bé (chen ngang) một cách cụ thể, chi tiết hơn. |
Câu 1 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ ngữ thích điền vào chỗ trống
Đoạn văn tóm tắt văn bản được viết ra để … được nêu trong văn bản. Việc viết đoạn văn tóm tắt văn bản giúp chúng ta … nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
Đoạn văn tóm tắt văn bản được viết ra để tóm tắt ý chính được nêu trong văn bản. Việc viết đoạn văn tóm tắt văn bản giúp chúng ta nhận ra nội dung chính của văn bản.
Câu 2 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trình bày những yêu cầu của đoạn văn tóm tắt văn bản
Trả lời:
- Đoạn văn tóm tắt văn bản được viết để trình bày ngắn gọn ý chính được nêu trong văn bản.
- Yêu cầu đối với đoạn văn tóm tắt văn bản:
+ Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
+ Tóm tắt các ý chính nêu trong văn bản.
+ Đảm bảo được yêu cầu về độ dài đoạn văn.
+ Đảm bảo được nội dung chính của văn bản.
- Cấu trúc đoạn gồm 2 phần:
+ Giới thiệu nhan đề và tác giả của văn bản tóm tắt
+ Trình bày ngắn gọn các ý lớn, ý bổ trợ được nêu trong văn bản.
Câu 3 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản Phòng sô-cô-la ti vi
Trả lời:
Trả lời:
Để viết được đoạn văn tóm tắt văn bản Phòng sô-cô-la ti vi, em cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm ý bằng cách xác định những yêu cầu chính trong đề
- Yêu cầu về thể loại: viết đoạn văn tóm tắt văn bản truyện.
- Yêu cầu về mội dung: tóm tắt các sự kiện, chi tiết chính trong văn bản Phòng sô-cô-la ti vi.
- Yêu cầu về hình thức: đoạn văn với dung lượng từ 150 – 200 (khoảng 15 đến 20 dòng (có đầy đủ phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.)
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo hướng dẫn trong bài 9 trong SGK
Để lập được dàn ý, em có thể sử dụng kĩ thuật Năm ngón tay nhằm giúp em xác định bối cảnh (thời gian, không gian); nhân vật, mâu thuẫn, sự kiện xảy ra và kết thúc theo quy tắc (xem hình bên).
Ưu điểm của kĩ thuật Năm ngón tay là ngoài việc cung cấp cho em một công cụ trực quan, sinh động để tóm tắt văn bản, còn giúp em nắm vững các sự kiện chính xảy ra trong câu chuyện.
Bước 3: Viết đoạn văn dựa trên dàn ý em vừa lập.
Bước 4: Xem lại bài viết của mình và chỉnh sửa bằng cách dựa vào bảng kiểm dưới đây:
Bảng kiểm đoạn văn tóm tắt văn bản
Các phần của đoạn văn |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Mở đoạn |
Giới thiệu nhan đề và tác giả của văn bản Phòng sô-cô-la ti vi. |
|
|
Thân đoạn |
Trình bày đầy đủ, ngắn gọn các nội dung quan trọng trong văn bản gồm: bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính, chi tiết chính. |
|
|
Đảm bảo được độ dài của đoạn văn |
|
|
|
Kết đoạn |
Chọn chi tiết kết thúc văn bản để làm phần kết đoạn. |
|
|
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Văn bản “Phòng sô-cô-la ti vi” trích từ tác phẩm “Charlie và nhà máy sô-cô-la” của Rô-a Đan. Truyện xảy ra ở căn phòng ti vi sô-cô-la với những chiếc máy móc khổng lồ, những người tí hon mặc đồ của các nhà du hành vũ trụ. Gia đình Mai Ti-vi cùng Sác-li và ông nội Châu được ông Quơn-cơ dẫn vào phòng sô-cô-la ti-vi. Sác-li và các bạn được trải nghiệm phòng sản xuất ti vi sô-cô-la. Dựa trên phát minh về ti vi, ông Quơn-cơ đã sáng tạo nên chiếc ti vi có thể thu, phóng thanh kẹo sô-cô-la, giúp người xem có thể thò tay vào ti vi, lấy thanh kẹo để ăn. Ông Quơn-cơ tiến hành thử nghiệm phóng một thanh sô-cô-la khổng lồ từ đầu phòng này sang đầu kia – bằng ti vi. Sác-li đưa tay ra, sờ vào màn hình và đột nhiên, như bởi phép màu, thanh sô-cô-la nằm gọn trong những ngón tay của câu. Cậu ngạc nhiên đến nỗi suýt đánh rơi. Ông nội Châu há hốc miệng ngạc nhiên và reo lên: Nó sẽ làm thay đổi cả thế giới.
Trả lời:
Để rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị cho bản thân khi thực hiện bài thảo luận nhóm về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng, em có thể tự phản hồi quá trình tham gia của mình dựa trên bảng hướng dẫn dưới đây:
ở cột thứ nhất, em ghi lại những nhận xét về quá trình em tham gia cùng các bạn bằng cách trả lời các câu hỏi như:
- Em có tích cực tham gia góp ý kiến thảo luận không?
- Em có lắng nghe các bạn với thái độ tôn trọng, tập trung không?
- Em có cùng các bạn tích cực đặt câu hỏi và tìm câu trả lời để làm rõ vaans đề cần thảo luận không?
Ở cột thứ hai, em ghi lại tất cả những quan sát và nhận xét của em liên quan đến thái dộ, ý kiến, hoạt động của các bạn trong nhóm bằng cách trả lời một số câu hỏi như:
- Em đồng tình với ý kiến của bạn nào?
- Ý kiến của bạn em có nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục không?
- Em học được những gì qua thái độ, hoạt động của các bạn trong nhóm?
Ở cột thứ ba, em ghi lại những kinh nghiệm, bài học sâu sắc nhất em tự rút ra cho bản thân mình thông qua quá trình nhận xét việc tham gia thảo luận nhóm của em và các bạn trong nhóm.
Câu 2 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Điền bào chỗ trống để hoàn thành câu văn sau
“Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều …………. khác nhau, thậm chí gây ……….. Tuy vậy, mọi ý kiến trong buổi thảo luận đều cần được …………… Có như thế, cuộc thảo luận mới sôi nổi, thú vị và thật sự ……………………”.
Trả lời:
Các từ cần điền vào chỗ trống lần lượt là: ý kiến, tranh cãi, tôn trọng, hữu ích.
Trả lời:
Trong văn bản Phòng sô-cô-la ti vi, chúng ta có thể tổ chức thảo luận về những nhân vật sau:
- Ông Quơn-cơ
- Cậu bé Mai Ti-vì
- Ông Ti-vi (bố của cậu bé Mai Ti-vi)
Lí do chúng ta có thể chọn những nhân vật này để thảo luận vì cả ba nhân vật đều có những thái độ, hành động có thể gây ra những luồng ý kiến, góc nhìn khác nhau. Cụ thể:
- Ông Quơn-cơ đúng hay sai khi đưa một chú bé mê ti vi như Mai ti-vì vào phòng sô-cô-la ti vi?
- Mai Ti-vi có phải là một chú bé không ngoan khi liên tục cắt lời và tranh cãi với ông Quơn-cơ về ti vi?
- Ông Ti-vi có phải là một người cha không tốt khi quát mắng con trước mặt những người xa lạ?
Trả lời:
Để phản hồi hiệu quả các ý kiến khi thảo luận về một nhân vật gây tranh cãi trong truyện khoa học viễn tưởng, em có thể sử dụng các cách sau đây:
- Lắng nghe ý kiến, câu hỏi của đội bạn.
- Ghi chép lại một cách cẩn thận các ý kiến, phản hồi từ đội bạn.
- Cùng nhau thảo luận, xác định, phân tích các ý kiến thiếu sức thuyết phục, thiếu bằng chứng của đội bạn.
- Thống nhất đưa ra phản hồi của nhóm mình.
Câu 5 trang 59 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thực hiện đề bài sau
Đề bài: Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học sắp tới, lớp em tổ chức buổi thảo luận về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng “Charlie và nhà máy sô-cô-la”. Với hai văn bản đã đọc trong SGK và sách bài tập, em hãy đề xuất các nhân vật có thể đem ra thảo luận và lựa chọn một nhân vật để thực hiện cuộc thảo luận nhóm.
a. Trong vai trò người nói, em hãy chọn thái độ ủng hộ hay phản đối nhân vật và tiến hành xây dựng lập luận, lí lẽ cho ý kiến của em.
b. Trong vai trò người nghe, em hãy lắng nghe và tóm tắt phần thảo luận, phản bác ý kiến của các bạn trong nhóm.
c. Trong vai trò là thành viên nhóm, các em hãy thống nhất ý kiến với nhau và đưa ra những nhận định về nhân vật.
Trả lời:
Thực hiện đề bài thảo luận về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng Charlie và nhà máy sô-cô-la.
Bước 1: Chuẩn bị
Để chuẩn bị cho buổi thảo luận, hãy liệt kê tên của các nhân vật có thể tạo nên các ý kiến trái chiều ở người đọc.
Sau đó, chọn một nhân vật khiến em băn khoăn nhất và chia sẻ quan điểm của em với các bạn trong nhóm.
Ví dụ: Ông Quơn-cơ là người cấu hay người tốt khi “cố tình” đưa năm đứa trẻ vào chuyến tham quan đầy thử thách tại nhà máy sô-cô-la để tìm ra đứa trẻ “kế thừa” nhà máy?
Sau khi lựa chọn xong nhân vật, em và các bạn trong nhóm chia làm hai đội: đội ủng hộ và đội phản đối.
Để chuẩn bị cho phần trình bày của mình, em cần đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần tóm tắt các truyện khoa học viễn tưởng và tiến hành xây dựng lập luận ủng hộ/ phản đối nhân vật dựa trên mẫu sau:
Nhân vật được tôi ủng hộ/ bị tôi phản đối vì: Lí lẽ: ……………………………….. Bằng chứng 1: ………………………. Bằng chứng 2: ………………………… |
Bước 2: Thảo luận
Em và các bạn trong nhóm chia thành hai đội theo danh sách đăng kí và tiến hành thảo luận theo ba bước như sự hướng dẫn trong SGK:
- Trình bày ý kiến
- Phản hồi ý kiến
- Thống nhất ý kiến
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: