Giải SBT Ngữ Văn 10 Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (Chèo/ tuồng) - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 10 Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (Chèo/ tuồng) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10 Bài 5. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bải tập Ngữ Văn 10 Bài 5: Nghệ thuật truyền thống  - Chân trời sáng tạo

I. Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 SBT Ngữ văn lớp 10

I. ĐỌC

A. Bài tập trong SGK

Bài tập trang 74 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc lại văn bản Thị Mầu lên chùa (nếu bạn chọn đọc văn bản chèo), văn bản Huyện Trìa xử án (nếu bạn chọn đọc văn bản tuồng) trong SGK và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

* Với văn bản Thị Mầu lên chùa:

Câu 1 trang 74 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, Ngữ văn 10, tr.117): Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích?

Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở):

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 2 trang 75 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1(Câu hỏi 3, Ngữ văn 10, tr.117): Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?

Trả lời:

- Liệt kê một số câu thoại đáng lưu ý, liên quan trực tiếp đến quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của Thị Mầu, giải thích quan niệm ấy.

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

- Chỉ ra nét tích cực/ tiêu cực nếu có trong quan niệm của nhân vật Thị Mầu về tình yêu, hạnh phúc (trên cơ sở đối chiếu với quan niệm truyền thống).

+ Tích cực: Dám mạnh mẽ đứng lên, cất tiếng nói đòi quyền được hạnh phúc, quyền được yêu đây là điều mà rất ít những người phụ nữ trong xã hội phong kiến dám làm.

+ Tiêu cực: Cách thể hiện tình cảm không phù hợp với đối tượng, dẫn đến nhưng hành vi đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội, quan niệm truyền thống.

Câu 3 trang 75 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, Ngữ văn 10, tr.117): Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Tiếng đế: hình thức giao lưu trực tiếp bằng đối đáp giữa khán giả (hoặc dàn đế) với diễn viên trong một buổi diễn chèo sân đình. Là tiếng nói khen chê, mách bảo hay tranh cãi của khán giả (hoặc dàn đế) với một vai trò đang diễn. Ví dụ. vai Thị Mầu (vở "Quan Âm Thị Kính"): Chị em ơi, ai đến tu chùa mà đẹp thế nhỉ? Tiếng đế: Sao lại khen tiểu thế cô Mầu ơi. Thị Mầu: Đẹp thì người ta khen chứ sao. Tiếng đế: Lẳng lơ thế cô Mầu. Thị Mầu: Kệ tao.

- Tiếng đế đã thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá về nhân vật Thị Mầu (trích). Có thể tóm tắt như sau:

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ý kiến cá nhân:

Tôi đồng tình với cách nhìn nhận đánh giá về nhân vật Thị Mầu qua tiếng đế.

Lí do: Vì theo quan niệm văn hóa xưa và với chuẩn mực đạo đức, văn hóa thì hành động và việc làm của Mầu là không đúng, không nên và cần phải lên tiếng.

* Với văn bản Huyện Trìa xử án:

Câu 1 trang 75 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, Ngữ văn 10, tr.123): Chỉ ra mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên tòa. Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hóa mâu thuẫn đó.

Trả lời:

1. Các giai đoạn nảy sinh, phát triển mâu thuẫn:

Trước phiên tòa

Các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng:

- Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lí Là [1]

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]

Trong phiên tòa

Các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển:

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]

Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới:

- Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đề Hầu [4]

- Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò [5]

2. Phân tích nguyên nhân

Các mâu thuẫn nảy sinh trước phiên tòa xuất phát từ vụ trộm và việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác. Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc được đưa đến cho quan tòa (Huyện Trìa) xử lại nảy sinh những mâu thuẫn mới (nhất là mâu thuẫn [4], [5]). Nguyên nhân là do Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê nhan sắc Thị hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép Trùm Sò.

Câu 2 trang 75 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1(Câu hỏi 3, Ngữ văn 10, tr.123): Từ lời xưng danh (bàng thoại) của Huyện Trìa và lời ông ta đối thoại với các nhân vật trong phiên tòa, nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nhận định chung về tính cách của Huyện Trìa:

- Qua những lời bàng thoại: Huyện Trìa là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; xử án ăn tiền, bất cần luật lệ; …

- Qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên tòa: Quan huyện Trìa xử kiện bất minh. Vì háo sắc, Huyện Trìa ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái hóa, xưng hô thớ lợ; xét xử thiên vị, tùy tiện, bất minh (không quan tâm đến sự thật ai đúng ai sai, ai vô tội, ai có tội, …)

- …

- Màn kịch đã kết hợp và phát huy tác dụng của ngôn ngữ bàng thoại, độc thoại với đối thoại trong tuồng đồ để lột trần bản chất xấu xa, đen tối của nhân vật Huyện Trìa – một hình tượng biếm họa có ý nghĩa phê phán sâu sắc.

B. Bài tập mở rộng

Bài tập trang 75 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc văn bản Xúy Vân giả dại (nếu bạn chọn đọc văn bản chèo), văn bản Kẻ mưu ma, người chước quỷ (nếu bạn chọn đọc văn bản tuồng) dưới đây và thực hiện yêu cầu đọc văn bản chèo hoặc đọc văn bản tuồng nêu phía dưới:

Xúy Vân giả dại

(trích vở chèo Kim Nham)

Nội dung vở chèo Kim Nham

Kim Nham là một học trò nghèo từ Nam Định lên Tràng An trọ học, được Huyện Tể gả con gái là Xúy Vân. Là một cô gái đảm đang, khéo léo, Xúy Vân chỉ ước mong có một gia đình đơn giản, đầm ấm, “Chờ cho lúa chín bông vàng/ Để anh đi gặt để nàng mang cơm”. Tuy nhiên, hôn nhân không hạnh phúc như nàng mong đợi. Ngay sau lễ cưới, Kim Nham quay lại Tràng An dùi mài kinh sử, bỏ Xúy Vân một mình ở quê, gánh vác việc nhà chồng và cô độc trong cảnh chờ đợi.Trần Phương, một gã Sở Khanh phong tình ở Bắc Ninh, tán tỉnh dụ dỗ Xúy Vân. Nàng xiêu lòng nghe lời hắn giả phát điên để Kim Nham viết giấy li hôn rồi cưới hắn. Kim Nham tìm thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng khắp nơi về chạy chữa cho vợ nhưng không được, đành viết giấy li hôn. Nhưng Trần Phương đã bỏ Xúy Vân đi với một phụ nữ khác. Bẽ bàng đau khổ, Xúy Vân từ giả điên trở thành điên thật, lang thang ăn xin.Kim Nham đỗ đạt, được bổ làm quan. Một lần vô tình gặp vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm sai người đem cho nàng. Xúy Vân bẻ nắm cơm, thấy nén bạc, hỏi ra mới biết. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.Trích đoạn Xúy Vân giả dại sử dụng nhiều làn điệu phổ biến trong chèo cổ như Con gà rừng, Lới lơ, Hát xuôi hát ngược, Quá giang, kết hợp với ngôn từ giàu chất ẩn dụ. Vũ đạo của Xúy Vân có tính ước lệ cao, thể hiện những hoạt động đời thường của nhân vật, như dệt vải, xe tơ, gặt lúa, khâu vá, thêu thùa, …

Xúy Vân

(ra, nói lệch)

 

 

 

 

 

 

 

(hát xuôi)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng đế

Xúy Vân

(xưng danh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(hát con gà rừng)

 

 

 

 

 

 

(nói)

 

(hát xe chỉ)

 

 

 

 

 

(nói)

 

 

 

 

 

(hát sắp cá rô)

 

(nói)

 

(hát ngược)

 

(nói)

(hát ngược)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(nói lệch)

 

 

 

 

 

(phong thư)

 

Đau thiết, thiệt van

Than cùng bà Nguyệt

Đánh cho lê liệt

Chết mệt con đồng

Bắt đò sang sông

Bớ đò, bớ đò …!

Tôi la đò, đò nỏ có thưa

Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò.

Bớ các chị nhiêu ơi, bớ các bạn tình ơi!

Cách con sông nên tôi phải lụy đò

Bởi chưng trời tối, phải lụy cô bán hàng

Chẳng nên gia thất thì về, ở làm chi nữa, chúng chê bạn cười.

Tôi chắp tay, lạy bạn đừng cười,

Lòng tôi không giăng gió tôi gặp người gió giăng.

Gió giăng thì mặc gió giăng

Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau

Chị em ơi, tôi ra đấy có phải xưng danh không nhỉ?

Không xưng danh, ai biết là ai?

 

Tôi bước vào tôi ô rằng vậy:

Chẳng giấu gì, tôi tên gọi Xúy Vân,

Lấy Kim Nham nhà khó gian truân,

Chồng học vắng chầy ngày mong mỏi

Tôi ngồi từ tối

Đợi khách tha nhang

Gái phải nằm hàng

Nghề dại dột … nhưng tài cao vô giá.

Thiên hạ đồn tôi hát hay đã lạ, ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

Con gà rừng

Ăn lẫn với công

Đắng cay chẳng chịu được, láng giềng ai hay?

Chờ cho cây lúa chín vàng,

Để anh đi gặt lúa, để cô nàng mang cơm.

Bông dắt, bông díu, xa lắc, xa líu, láng giềng ai hay,

Úc bởi Thung Huyên

Ơ, kìa con nhện, xuôi xuống đây vương tơ để đằng

này xe chỉ đi!

Ngồi rồi xem nhện xe tơ,

Xem dăm sợi chỉ đợi chờ tình nhân.

Nhác trông lên núi Thiên Thai

Thấy hai con quạ ăn xoài trên cây

Đôi ta dắt díu lên đây

Áo trải làm chiếu, chăn quây làm mùng.

Chị em ơi, tôi nhớ tình nhân, cho tôi than thở một

câu nhá!

Tôi thương nhân ngãi

Tôi nhớ nhân tình

Đêm năm canh trằn trọc hòa năm

Than rằng nhân ngãi cựu tình đi đâu

Con cá rô nằm vũng chân trâu

Để cho năm nảy cần câu châu vào

Chị em ơi, tôi hát xuôi cũng được, tôi hát ngược cũng

hay, tôi hát câu này cho chị em nghe nhá.

Chiếc trống cơm ai khéo vỗ nên vông

Một đàn con gái lội sông té bèo.

Tôi bắt chước chị em tôi té bào nhá!

Chuột chạy bờ rào

Muỗi ấp cánh dơi.

Ông Bụt kia bẻ cổ con nai

Cái trứng gà mày tha con quạ lên ngồi trên cây

Ở trong đình có cái khua, cái nhôi

Ở cái nón có cái kèo, cái cột

Ở dưới sông có cái phố bán bát

Lên trên biển đốn cây gỗ làm nhà

Vâm kia ấp trứng ba ba

Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!

Rồ rồ, dại dại, điên điên …

Rồ này ai bán thì mua

Dại này ai thấy không mơ mẩn tình

Lúc thì giả dại ra hình làm điên

Lúc thì tưởng đến nhân duyên

Cho nên đến nỗi phát điên, phát rồ.

Phong bức thư này, nhắn gửi Kim Nham

Anh ở đâu cho chóng mà về

Nghe lời tôi lập một đàn thề

Nghe thời chớ, không nghe, để gái này tự vẫn

(Hạ)

(Kim Nham, chèo cổ, Hà Văn Cầu sưu tầm, chú thích;

In trong Chèo cổ tuyển tập, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1976)

Câu 1 trang 79 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Từ nhan đề, lời thoại trong văn bản và tóm tắt nội dung vở chèo, bạn hãy:

a. Xác định vị trí của văn bản (trích) trên đây trong toàn thể vở chèo Kim Nham.

b. Nêu một số bằng chứng cho thấy có sự phù hợp/ chưa phù hợp (nếu có) giữa nhan đề với nội dung văn bản.

Trả lời:

a. Vị trí của văn bản:

Hành động giả điên của Xúy Vân diễn ra khi Kim Nham, chồng nàng đến Tràng An dùi mài kinh sử để ứng thí, Xúy Vân một mình ở quê, gánh vác việc nhà chồng và cô độc trong cảnh chờ đợi. Nàng bị Trần Phương, một gã Sở Khanh phong tình tán tỉnh dụ dỗ. Nàng xiêu lòng, nghe lời hắn giả phát điện để Kim Nham viết giấy li hôn rồi cưới hắn.

b. Nhan đề Xúy Vân giả dại rất phù hợp với nội dung văn bản:

Màn kịch xoay quanh hành động giả dại của Xúy Vân. Các lời thoại (nói và hát) của Xúy Vân cũng cho thấy điều đó: Trong các lời thoại của mình, một mặt, Xúy Vân cố tình cho người ta thấy rõ vẻ mê sảng vô lí (nhảy cóc đột ngột từ nội dung này sang nội dung khác) theo kiểu lời nói của người điên). Mặt khác lại thể hiện đúng tâm sự nỗi niềm cảnh ngộ thực của cô: một người vợ khao khát tình yêu hạnh phúc trong đời sống hôn nhân buồn bã, cô đơn của chính mình.

Câu 2 trang 79 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Qua lời thoại (nói và hát), nhân vật Xúy Vân cho thấy có sự mâu thuẫn giữa mơ ước và thực tại trong đời sống hôn nhân của bản thân cô. Ví dụ: mơ ước “Để anh đi gặt để nàng mang cơm” mâu thuẫn với thực tại “Chẳng nên gia thất thù về, /Ở làm chi nữa …”. Liệt kê thêm ít nhất hai biểu hiện tương tự về mâu thuẫn như vậy trong văn bản theo mẫu bảng dưới đây (làm vào vở).

 SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Có thể liệt kê bổ sung một số lời thoại như trong bảng sau:

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 3 trang 79 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Lời thoại cũng thể hiện những công việc thường ngày của Xúy Vân. Từ những công việc Xúy Vân thường làm và những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật khi thực hiện những công việc đó, bạn nhận thấy điều gì về tính cách nhân vật?

Trả lời:

Bạn nên thực hiện yêu cầu của bài tập này theo hai bước:

Bước 1: Liệt kê các lời thoại thể hiện những công việc thường ngày cùng những suy nghĩ, tình cảm của Xúy Vân

Bước 2: Đưa ra nhận định về tính cách của nhân vật Xúy Vân.

Với việc liệt kê, có thể sử dụng mẫu bảng sau:

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Về tính cách nhân vật, có thể rút ra từ kết quả khảo sát liệt kê:

Tính cách của Xúy Vân:

- Người phụ nữ bất hạnh, cô đơn; biết tự thương xót cho số phận của mình;

- Người phụ nữ không cam lòng chịu sống cảnh ngộ đơn côi trong cuộc sống hôn nhân hiện tại của mình, luôn mơ tưởng kiếm tìm một mái ấm, một tình yêu, hạnh phúc mới;

- Tự biết mình say đắm kẻ khác, lỗi đạo với chồng, nhưng vẫn liều lĩnh dấn bước vào con đường đến “điên cuồng rồ dại”.

- …

Câu 4 trang 79 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Cho biết:

a. Cái khó của việc thể hiện hành động, ngôn ngữ của một nhân vật giả điên như Xúy Vân đối với tác giả biên kịch là gì? Khó khăn ấy đã được tác giả văn bản trên khắc phục bằng cách nào?

b. Sự kết hợp đối thoại – bàng thoại – độc thoại; sự thay đổi từ hát sang nói, nói sang hát; cách chuyển điệu trong hát và nói (nói lệch, hát xuôi, hát ngược, hát con gà rừng, hát xe chỉ, hát sắp cá rô, ..) có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện trạng thái tâm lí của nhân vật Xúy Vân?

Trả lời:

a. cái khổ của việc thể hiện hành động, ngôn ngữ của một nhân vật giả điên như Xúy Vân chính là thể hiện trạng thái “giả điên” nghĩa là làm sao để người đọc cảm nhận được ở nhân vật có những biểu hiện của sự điên (điên giả) lẫn những biểu hiện của sự tỉnh (tỉnh thật), và tất cả phải thể hiện qua lời thoại (nói, hát) của nhân vật.

Tác giả biên kịch dân gian đã khắc phục được khó khăn này thông qua một số thủ pháp đáng lưu ý:

- Kết hợp nhiều loại lời, nhiều điệu hát và thay đổi liên tục đối thoại – bàng thoại – độc thoại; chuyển điệu trong hát và nói (nói lệch, hát xuôi, hát ngược, hát con gà rừng, hát xe chỉ, hát sắp cá rô, …).

- Tận dụng hiệu quả các bài hát ngược, kiểu:

Ông Bụt kia bẻ cổ con mai

Cái trứng gà mày tha con quạ lên ngồi trên cây

b. Tác dụng của sự kết hợp đối thoại – bàng thoại – độc thoại;sự thay đổi từ hát sang nói, nói sang hát; cách chuyển điệu trong hát và nói (nói lệch, hát xuôi, hát ngược, hát con gà rừng, hát xe chỉ, hát sắp cá rô, …) là nhằm thể hiện trạng thái tâm lí phức tạp, nhiều biến đổi bất ngờ (hữu thức và vô thức) của nhân vật Xúy Vân: một nhân vật đang cố tỏ ra mình đang “điên cuồng, rồ dại” một cách tỉnh táo. Chẳng hạn: các bàng thoại, độc thoại có ưu thế thể hiện con người tỉnh thì các lời đối thoại (nói, hát) lại thể hiện con người điên (giả) của Xúy Vân. Hoặc đoạn lời hát ngược cố hát to cho thiên hạ nghe (đối thoại) thể hiện tập trung con người điên (giả) của Xúy Vân.

Câu 5 trang 80 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Theo bạn:

a. Cách Xúy Vân chọn để thoát ra khỏi cuộc sống hiện tại có thỏa đáng không? Vì sao? Liệu còn có cách nào khác để nhân vật thoát ra khỏi cảnh ngộ của mình?

b. Nguyên nhân nào dẫn đến thảm kịch của cuộc đời Xúy Vân? Lỗi thuộc về môi trường xã hội – văn hóa xung quanh nhân vật, hay thuộc về chính bản thân nhân vật?

Trả lời:

a. Nêu ý kiến riêng và lí do của việc cá nhân bạn cho rằng giải pháp mà Xúy Vân chọn là thỏa đáng / không thỏa đáng.

b. Về nguyên nhân, cần xem xét từ hai phía: phía cá nhân Xúy Vân và phía môi trường xã hội – văn hóa bao quanh nhân vật. Việc xác định người có lỗi cũng vậy: lỗi trước tiên thuộc về cả khát vọng yêu đương hạnh phúc lẫn sự nhẹ dạ cả tin của Xúy Vân. Nhưng lỗi còn thuộc về gã Sở Khanh Trần Phương và một phần cũng thuộc về Kim Nham cùng gia cảnh nhà chàng.

Câu 6 trang 80 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Từ nhân vật Xúy Vân trong văn bản trên, hãy cho biết điểm khác biệt giữa cách miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật trong văn bản chèo với nhân vật trong văn bản truyện? Qua đó, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách đọc một văn bản chèo?

Kẻ mưu ma, người chước quỷ

(trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

Đề hầu

Lớp 14

(Số là) Thương mụ Hến, mặt mày rất đẹp

(Mà) Việc Huyện Trìa, giận chẳng hay nguôi

(Vả người là quan lớn, tôi là viên thuộc, dầu tôi có làm chi đi nữa)

 

Đã rằng trên có đã đành

Mà sứa nhảy qua đăng sao phải

Bây giờ nghĩ lại,

Dung thử chước này:

Nói chung bà huyện ra tay,

Thế mới bắt ông rối cẳng

Đề hầu: (Vào mách bà Huyện)

 

 

(Dạ bẩm bà)

(Vì hôm nọ)

Bà Huyện:

 

(Là họ)

(Nên ta)

 

 

 

 

Đề hầu:

 

 

 

 

 

Huyện Trìa:

 

 

 

Gia Đinh:

 

 

 

Huyện Trìa:

 

 

 

Hà Huyện (vào)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện Trìa (vào)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hát Nam:

 

 

 

 

 

 

Bà Huyện (vào):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện Trìa (vào):

 

 

 

 

Bà Huyện:

 

 

 

 

 

(Nói thiệt)

 

 

 

Huyện Trìa (vào)

Ông đã đi đâu vắng

Bà ngồi chỉ một mình?

Bên Thanh hà (quan) đi viếng ân tình

Con mụ Hến tới đây hầu kiện.

Nghe thổi nghẹn họng,

Thấy nói căm gan

Dối đạc điền mưu khéo lật lường,

Ngồi tịnh thất dường như ủ dột

Mụ phen này quyết phá tan hoang

Ông đã đành bạc ngãi bạc tình,

Mụ cũng quyết lột trần lột trụi

(Hạ)

Mưu thâm diệu! Mưu thâm diệu

Ngã chí hoan! Ngã chí hoan

Vểnh râu Trìa trụi lụi chớ van

Cúi óc chỉ trơ trơ mà chịu

(Hạ)

Lớp 17

Giận mụ Huyện hay ghen quá bụng,

Làm cho ta thương nhớ không chừng.

Hễ đi thì mụ lại kéo lưng,

Gẫm ngồi vậy ta đà túng cẳng

Nha tiền tận mặt,

Trướng hạ bày lời:

Thím Hến tôi cho tới mời ngài,

Đại quan tới hôm nay có việc.

Vốn đây đã biết,

Lựa phải nhiều lời,

Để ta sẽ tới nơi,

Về phân qua cho rõ.

Thính thuyết tâm trung tĩnh nộ!

Văn ngôn nhãn thượng sanh ba!

 

Say theo người mình ngọc vóc ngà

Hầu nó mụ thân tàn ma dại,

Lời thề thốt miệng ông bải bải,

Mồm đãi đưa dối mụ liền liền.

Ông bày láo địa láo thiên

Mụ quyết lột trần lột lỗ!

Đặng buồng này khuây buồng nọ

Tham chỗ có bỏ chỗ không

Làm cho ông hết vác mặt đánh bồng

Tới nhà nó trương mồm (mà) nói khách.

(Hạ)

 

Giận mụ nên quá ách,

Hành mỗ đã hầu điên,

Miệng nói rồi khăn áo lột liền,

Chân đi lại y hài chẳng có.

Lén đi chắc mụ ra kéo cổ,

Ở lại thì mỗ quá buồn lòng.

Mưu mụ đà cố lũy thâu công

Kế ta dụng canh y cầu dáng.

Nghĩ vợ con quá chán

Nỗi duyên nợ băng xăng.

Vào buồng kia ăn cắp cái khăn,

Ra ngõ nọ sửa sang nhan sắc.

Thói mụ thiệt hay ghen lặt vặt

Nghĩ mình đà lắm việc lăng nhăng.

Chỉ Thanh Hà nhẹ gót phăng phăng

Mang nón ngựa chúc ba phơi phới

 

Nón ngựa chúc ba phơi phới

Muốn ăn khoai nào ngại vác mai.

Bôn ba cây cối dễ nài,

Miễn là duyên hiệp trối ai chê cười.

(Hạ)

 

Lớp 18

Ông huyện ơi! Ông huyện ơi!

Chờ tôi với! Chờ tôi với!

Trở lại thời tắt đuốc,

Bằng đi ắt mang tai.

Trời mịt mù chẳng thấy bàn tay,

Đường tăm tối ỷ khôn dời bước.

Dao phay nguyền xé ruột!

Kéo sắ quyết xắp môi!

(Ới ông ơi!) Chờ tôi với! CHờ tôi với!

(Hạ)

 

Quả tình hay theo dõi,

Kìa yêu động kêu vang.

Sáng nẻo đường ắt mụ đuổi theo

Tắt quách đuốc thời mày trở lại.

(Tắt đuốc núp bên đường, miệng kêu tiếng cú)

Bất ngãi! Chơn bất ngãi!

Mưu thâm! Quả mưu thâm!

Tắt đước đi đường sá chẳng thấy tăm,

Trời tối quá bụi bờ không lướt tới.

Tại ta hay ghen dại,

Nên chồng phải làm ma

Ông dầu ló cổ về nhà

Mụ quyết ra tay xé lỗ!

(Hạ)

 

Gan mụ nên quát ngố

Mưu ta thiệt nên khôn

Tại vì có phép thiên hôn

Không mắc vào tay địa sát

Mê mụ Hến phải toan mưu chước

Việc mụ Trìa nói lại làm chi?

Đuốc dong lên phơi phới ra đi,

Chỉ nhà nọ lần lần tới đó

(Hạ)

(In trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Khuyết daanh, tr.538 – 539; 541 – 544)

Trả lời:

Một số điểm khác biệt trong cách xây dựng nhân vật và những lưu ý trong cách đọc văn bản chèo so với văn bản truyện:

 SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

* Với văn bản Kẻ mưu ma, người chước quỷ … (trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

Câu 1 trang 84 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Từ nhan đề, lời thoại trong văn bản và tóm tắt nội dung vở tuồng, bạn hãy:

a. Xác định vị trí của văn bản (trích) trên đây trong toàn thể vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

b. Nêu một số bằng chứng cho thấy sự phù hợp/ chưa phù hợp (nếu có) giữa nhan đề với nội dung văn bản.

Trả lời:

a. Văn bản xoay quanh ý đồ và hành động hẹn hò vụng trộm giữa Huyện Trìa và Thị Hến. Hành động này xảy ra sau phiên tòa Huyện Trìa xử cho Thị Hến trắng án ở công đường. Đề Lại muốn có cái quyền thực hiện cuộc hẹn hò vụng trộm giữa y với Thị Hến nên tố giác với Bà Huyện để loại một tình địch. Huyện Trìa vẫn tìm cách đến nhà Thị hến, ông ta không hài, không áo, choàng khăn, tắt đuốc, giả tiếng cú nhát vợ.

b. Một văn bản có thể đặt nhiều nhan đề. “Kẻ mưu ma, người chước quỷ” là một nhan đề phù hợp với văn bản nêu trong bài tập vì mưu kế của Đề Hầu, Huyện Trìa, hành động của Bà Huyện đều có thể xem là “mưu ma, chước quỷ”, tạo nên xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém được thể hiện trong văn bản.

Câu 2 trang 85 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1 : Qua các lời thoại, văn bản cho thấy xung đột giữa hai nhân vật Huyện Trìa và Bà Huyện, vợ ông có quá trình nảy sinh, phát triển, lên đến cao trào (điểm đỉnh). Hãy tóm tắt quá trình ấy và làm rõ tác động qua lại giữa các nhân tố/ hành động và biểu hiện độ căng của xung đột theo mẫu bảng sau (làm vào vở):

Quá trình nảy sinh, phát triển xung đột giữa Huyện Trìa và Bà Huyện

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Qua các lời thoại, văn bản cho thấy xung đột giữa hai nhân vật Huyện Trìa và Bà Huyện, vợ ông, có thể tóm tắt quá trình nảy sinh, phát triển, lên đến cao trào (điểm đỉnh) của xung đột như sau:

Quá trình nảy sinh, phát triển xung đột giữa Huyện Trìa và Bà Huyện

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Đọc trang 74, 75, 75, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 3 trang 85 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Động cơ nào khiến Đề Hầu tố giác hành vi của Huyện Trìa với Bà Huyện ở lớp 14? Hành động, lời nói của Đề Hầu, phản ứng của Bà Huyện giúp bạn hiểu gì về tính cách của các nhân vật này?

Trả lời:

- Động cơ khiến Đề Hầu tố giác hành vi của Huyện Trìa với Bà Huyện ở lớp 14 là muốn một mình đến cuộc hẹn với Thị Hến, tán tỉnh ve vãn thị mà không bị Huyện Trìa đến phá hỏng.

- Tính cách của nhân vật Đề Hầu: háo sắc, phản thầy theo lối đưa chuyện, tố giác sau lưng kiểu “thọc gậy bánh xe”.

- Tính cách của nhân vật Hà Huyện: một quý bà nóng này, khi ghen thì lồng lộn; không ngần ngại uy hiếp, nhiếc móc, làm xấu mặt chồng.

Câu 4 trang 85 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Phân tích tính cách của nhân vật Huyện Trìa qua hành động, lời nói của ông ta trong văn bản.

Trả lời:

- Huyện Trìa là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như: háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; xử án ăn tiền, bất cần luật lệ; … (qua những lời bàng thoại).

- Huyện Trìa là viên quan huyện xử kiện bất minh. Vì háo sắc, Huyện Trìa ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái góa, xưng hô thớ lợ; xét xử thiên vị, tùy tiện, bất minh (qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên tòa) .

Lưu ý: Đây không còn là hình ảnh một Huyện Trìa với vẻ ngoài đạo mạo nơi công đường, mà là một Huyện Trìa đang đêm lẻn đến nhà Thị Hến trong tình trạng đã bị vợ “lột trần lột trụi”; một Huyện Trìa si mê Thị hến đến mức sẵn sàng tắt đuốc, “làm cú” , “làm ma” nhát vợ, một Huyện Trìa là đối tượng của hài tuồng mang lại những tràng cười hả hê cho người đọc, người xem. 

Câu 5 trang 85 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật Đề Hầu và Huyện Trìa trong văn bản trên.

Trả lời:

Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những gã dại gái, háo sắc, mê mẩn Thị hến, bất chấp thể diện và không từ một hành vi, mưu chước thấp kém khôi hài nào (vì thế, về sau đều mắc lỡm Thị Hến).

Điểm khác biệt: Đề Hầu tỏ ra gian xảo, nhỏ nhen; Huyện Trìa vừa sợ vợ vừa tệ bạc với vợ; một ông quan bị chính vợ mình hạ bệ thảm hại trước mắt thiên hạ, dại gái đến mức không còn biết thế nào là điếm nhục.

Câu 6 trang 85 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Cho biết, theo bạn:

a. Có thể xem các lớp tuồng trên đây là những màn hài kịch hay không? Vì sao?

b. Có thể rút ra được những lưu ý gì về cách đọc hiểu một văn bản tuồng qua việc đọc văn bản trên?

Trả lời:

a. Trên thực tế, Kẻ mưu ma, người chước quỷ (trích vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) về mặt thể loại là tuồng đồ. Nhưng tuồng đồ cũng là tuồng hài, sử dụng nhiều thủ pháp trào phúng của hài kịch dân gian. Ở đó các nhân vật Đề Hầu, Huyện Trìa, Bà Huyện đều hiện thân cho cái thấp kém và các xung đột nảy sinh giữa các nhân vật này là xung đột giữa cái kém và cái thấp kém. Vì thế, có thể xem Kẻ mưu ma, người chước quỷ là một màn hài kịch, trong một vở hài kịch lớn: Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

b. Một số lưu ý khi đọc hiểu phân tích văn bản tuồng:

- Nắm vững một số khái niệm làm công cụ cho việc đọc kịch nói chung, đọc kịch bản tuồng nói riêng: hành động kịch, xung đột kịch; nhân vật kịch, cốt truyện kịch, ngôn ngữ kịch; màn, lớp; đối thoại, độc thoại, bàng thoại, chỉ dẫn sân khấu, thủ pháo trào phúng,…

- Vận dụng các khái niệm công cụ để đọc hiểu; đặc biệt phải chú ý xác định được hành động kịch, hành động của nhân vật, quá trình nảy sinh phát triển giải quyết xung đột theo lối tuồng hài và các thủ pháp trào phúng.

II. Tiếng Việt trang 85, 86 SBT Ngữ văn lớp 10

Bài tập trang 85 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Thực hiện các bài tập trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.127:

Câu 1 trang 85 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?

b. Nhận xét về cách tác giả chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài của phần chú thích hình ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính, …

Trả lời:

a.

Bạn nên thực hiện yêu cầu này theo các bước:

- Xem lại tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin (dạng thuyết minh tổng hợp).

- Đối chiếu các hình minh họa trong bài với các đoạn thuyết minh bằng lời trong văn bản và đưa ra câu trả lời về tác dụng minh họa gợi mở của các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.

- Nêu tác dụng chung của cả 3 hình minh họa và tác dụng riêng của mỗi hình (Hình 1: Cần đàn ghi – ta thường và cần đàn ghi-ta phím lõm (tr.124); Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương (tr.125); Hình 3: Đàn ghi-ta lõm trên sân khấu cải lương với nghệ sĩ đàn ghi-ta phím lõm và nghệ sĩ ca cải lương).

b.

- Độ dài của phần chú thích hình ảnh: thường là một cụm từ ngắn gọn, tương xứng hài hòa với kích cỡ tranh ảnh trong hình minh họa. Ví dụ:

Hình 1: Cần đàn ghi-ta thường và cần đàn ghi-ta phím lõm

Hình 3: Đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương

(Nguồn: Nguyễn Á, Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương, NXB Thông tấn, 2015)

- Có mối liên hệ kết nối, bổ sung thông tin hay thuyết minh qua lại giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính, … Ví dụ:

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Tiếng Việt trang 85, 86 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 Lời chú thích “Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương” rất ngắn gọn nhưng rất rõ ràng cho biết sơ đồ 4 nhánh trên là 4 bộ trong dàn nhạc cải lương, mỗi bộ có một hoặc một nhóm nhạc cụ. Cả cụm hình ảnh và lời chú thích minh họa cho đoạn thuyết minh về dàn nhạc cải lương, trong đó có đàn ghi ta phím lõm (thuộc Bộ gảy, nhánh thứ hai trong 4 nhánh).

Câu 2 trang 86 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn như trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.127. Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa đó bằng dạng khác không? Vì sao?

Trả lời:

Bài tập đưa ra một số dạng biểu đồ: biểu đồ cột (Hình 1. Tổng dân số), biểu đồ đường (Hình 2. Tỉ lệ tăng dân số), biểu đồ tròn (Hình 3. Tỉ lệ giới tính) và hỏi về khả năng thay thế.

Để có câu trả lời thuyết phục, bạn thử đưa ra một số khả năng thay thế, ví dụ, thay biểu đồ tròn (hình 3) về tỉ lệ giới tính bằng biểu đồ đường về tỉ lệ tăng dân số (hình 2) hay biểu đồ cột về tổng số dân (hình 1). Sau đó, xác định trường hợp nào có thể thay thế, trường hợp nào không thể thay thế và giải thích lí do, nêu một vài lưu ý, nếu có. Chẳng hạn:

- Biểu đồ tròn dùng để mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%). Biểu đồ đường thể hiện tiến trình phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Biểu đồ cột mô tả sự phát triển của một đối tượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

- Dạng biểu đồ tròn (hình 3) thường không dùng thay thế cho biểu đồ cột (hình 1) hoặc biểu đồ đường (hình 2) và ngược lại, vì biểu đồ tròn mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%) trong khi hai loại biểu đồ kia không có tác dụng như vậy. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng biểu đồ cột để mô tả các số liệu về tỉ lệ giới tính trong biểu đồ tròn (hình 3) như sau:

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Tiếng Việt trang 85, 86 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Dạng biểu đồ cột (hình 1) và biểu đồ đường (hình 2) thường có thể thay thế cho nhau vì cùng có tác dụng mô tả tiến trình phát triển của một đối tượng hoặc so sánh độ lớn giữa các đại lượng. Tuy nhiên, khi cần biểu thị tiến trình phát triển của nhiều đối tượng thì dạng biểu đồ thường sẽ phù hợp hơn.

Kết luận: Mỗi dạng biểu đồ thường có chức năng, ưu thế riêng trong việc truyền tải thông tin, minh họa thông tin. Người viết văn bản thông tin thường phải cân nhắc rất kĩ khi thiết kế biểu đồ mô tả các số liệu. Trong trường hợp cần và có thể thay thế thì phải cân nhắc kĩ và có những điều chỉnh cho phù hợp.

III. Viết trang 86 SBT Ngữ văn lớp 10

Câu 1 trang 86 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Nêu những điểm đáng lưu ý về kiểu bài, yêu cầu đối với kiểu bài khi viết một bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.

Trả lời:

* Tri thức về kiểu bài:

Bản nội quy ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, do cơ quan quản lí địa điểm công cộng ban hành, trong đó trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi ngừi cần tuân thủ khi đến cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật tự và an ning cho cộng đồng.

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Trình bày đầy đủ các quy định, quy tắc cần tuân thủ.

- Ghi rõ tên cơ quan quản lí địa điểm công cộng.

- Mỗi quy định, quy tắc trong bản nội quy phải được diễn đạt thành một câu hay một đoạn và được đánh dấu bằng kí hiệu phù hợp.

- Bố cục gồm các phần: phần đầu, phần chính, phần cuối.

Câu 2 trang 86 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Chọn một trong hai đề sau đây để thực hành viết theo quy trình:

Đề 1: Hãy viết bản nội quy cho một câu lạc bộ văn hóa, thể thao hay nghệ thuật (câu lạc bộ đọc sách/ bơi lội/ võ thuật/ thể dục nhịp điệu/…) hoạt động ngoài giờ làm việc, học tập mà bạn đã hoặc đang tham gia.

Đề 2: Hãy viết bản hướng dẫn thủ tục làm thẻ thư viện và cách thức sử dụng thể để mượn sách thư viện trường đọc tại chỗ hoặc mang về.

Trả lời:

Đề 1:

Bài làm tham khảo

Bảng nội quy câu lạc bộ bóng bàn

1. Thành viên câu lạc bộ cần có trang phục chỉnh tề, phù hợp với quá trình tập luyện hoặc thi đấu (quần áo, giày,…).

2. Mỗi thành viên của câu lạc bộ cần có ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm trong quá trình tập luyện.

3. Tuân thủ nghiêm túc các quy định về thời gian của câu lạc bộ. Trong các trường hợp ngoại lệ, cần có được sự đồng ý của ban chủ nhiệm câu lạc bộ.

4. Có thái độ tôn trọng với mọi thành viên trong câu lạc bộ.

5. Có ý thức và tinh thần giữ vệ sinh chung cho câu lạc bộ và thực hiện tổng vệ sinh vào các ngày đã được quy định.

6. Thành viên của câu lạc bộ cần giữa gìn bàn đánh cùng các trang thiết bị chung của câu lạc bộ. Đồ cá nhân cần tự bảo quản.

Đề 2:

Thủ tục Mượn – Trả tài liệu và Nội quy sử dụng Thẻ Thư viện

Bạn đọc khi đến và sử dụng tài liệu của thư viện thì phải trình Thẻ Thư viện với Thủ thư.

Thủ tục Mượn

Bạn đọc có hai lựa chọn:

1. Mượn tài liệu đọc tại chỗ: Mỗi lần chỉ được mượn 2 tài liệu khi đã làm thủ tục mượn

2. Mượn tài liệu về nhà: Mỗi lần được quyền mượn tài liệu thời hạn ngày. Nếu sau 7 ngày đọc giả phải đến thư viện làm thủ tục trả tài liệu nếu trễ hạn thư viện sẽ áp dụng theo nội quy xử phạt những tài liệu trễ hạn: 1000đ/1ngày/1 tài liệu.

3. Nếu trong thời gian ngày đọc giả có nhu cầu sử dụng tiếp tài liệu đã mượn bạn đọc có quyền gia hạn thêm 1 lần với thời gian 7 ngày tiếp theo. Lưu ý: Chỉ gia hạn 1 lần.

Nội quy sử dụng Thẻ Thư viện

1. Thẻ có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp.
2. Không cho người khác mượn thẻ. Mất thẻ phải báo ngay cho thư viện.
3. Khi mượn tài liệu phải viết rõ ràng, đầy đủ các yếu tố trong phiếu yêu cầu.
4. Khi nhận tài liệu bạn đọc phải xem lại, thấy hư hỏng báo ngay cho thủ thư.
5. Không được cắt xén, gạch xóa tài liệu. Nếu làm hư hỏng, mất mát tài liệu phải bồi thường theo quy định của thư viện.
6. Thẻ sẽ bị thu hồi nếu bạn đọc vi phạm nội quy thư viện.

IV. Nói và nghe trang 86, 87 SBT Ngữ văn lớp 10

Câu 1 trang 86 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1Qua thực hành nói và nghe khi Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau (Bài 5), bạn rút ra được những lưu ý gì để nâng cao hiệu quả thực hành các bước sau?

a. Chuẩn bị

b. Thảo luận

c. Đánh giá

Trả lời:

 SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Nói và nghe trang 86, 87 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 2 trang 86 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Nếu chưa đạt các tiêu chí sau khi trả lời phản hồi trong khi nói và nghe, bạn sẽ khắc phục thế nào?

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Nói và nghe trang 86, 87 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Em tự đánh giá kĩ năng trả lời phản hồi trong nói và nghe và đặt tình huống giả định: nếu chưa đạt một trong các tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí dưới đây khi trả lời phản hồi trong khi nói và nghe, bạn sẽ khắc phục thế nào (làm vào vở):

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Nói và nghe trang 86, 87 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

Câu 3 trang 87 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1: Nếu chưa đạt các tiêu chí sau khi tham gia thảo luận trong khi nói và nghe, bạn sẽ khắc phục thế nào?

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Nói và nghe trang 86, 87 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Em tự đánh giá kĩ năng trả lời phản hồi trong khi nói và nghe và đặt tình huống giả định: Nếu chưa đạt một trong các tiêu chí hoặc cả ba tiêu chí dưới đây khi tham gia thảo luận trong nói và nghe, bạn sẽ khắc phục thế nào (làm vào vở)

SBT Ngữ văn 10 Bài 5: Nói và nghe trang 86, 87 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ)

Bài 4: Những di sản văn hóa (Văn bản thông tin)

Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Thơ)

Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận – Tác giả Nguyễn Trãi)

Bài 8: Đất nước và con người (Truyện)

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nghệ thuật truyền thống (Chèo/ tuồng) sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!