Giải SBT Hoá học 11 (Kết nối tri thức) Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ

1900.edu.vn xin giới thiệu giải sách bài tập Hoá học 11 Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học 11 Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ

Bài 13.1 trang 48 Sách bài tập Hóa học 11: Cấu tạo hoá học là ..... giữa các nguyên tử trong phân tử. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là

A. thứ tự liên kết.

B. phản ứng.

C. liên kết.

D. tỉ lệ số lượng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cấu tạo hoá học là thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Bài 13.2 trang 48 Sách bài tập Hóa học 11: Có 4 loại cấu tạo mạch phân tử: (a) mạch hở không phân nhánh; (b) mạch hở phân nhánh; (c) mạch vòng không phân nhánh và (d) mạch vòng phân nhánh. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon có thể liên kết với chính nó hình thành bao nhiêu loại mạch?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon có thể liên kết với chính nó hình thành 4 loại cấu tạo mạch phân tử: mạch hở không phân nhánh; mạch hở phân nhánh; mạch vòng không phân nhánh và mạch vòng phân nhánh.

Bài 13.3 trang 48 Sách bài tập Hóa học 11: Trong các yếu tố: (a) thành phần nguyên tố; (b) số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và (c) thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử, thì tính chất của phân tử hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào các yếu tố

A. (a) và (b).

B. (b) và (c).

C. (a) và (c).

D. (a), (b) và (c).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tính chất của phân tử hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào các yếu tố: thành phần nguyên tố; số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.

Bài 13.4 trang 49 Sách bài tập Hóa học 11: Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất

A. đồng phân của nhau.

B. đồng đẳng của nhau.

C. đồng vị của nhau.

D. đồng khối của nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Bài 13.5 trang 49 Sách bài tập Hóa học 11: Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất

A. đồng phân của nhau.

B. đồng đẳng của nhau.

C. đồng vị của nhau.

D. đồng khối của nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

Bài 13.6 trang 49 Sách bài tập Hóa học 11: Công thức nào dưới đây là công thức cấu tạo?

A. HOCH2CH2OH.

B. C2H6O2.

C. CH3O.

D. CnH3nOn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba) giữa các nguyên tử trong phân tử.

Vậy công thức cấu tạo là HOCH2CH2OH.

Bài 13.8 trang 49 Sách bài tập Hóa học 11: Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau?

A. CH3OH và CH3CH2CH2OH.

B. CH3CH2OH và HOCH2CH2OH.

C. CH3CH2CHO và CH3COCH2CH3.

D. CH3COOH và CH3COOCH3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

Cặp chất là đồng đẳng của nhau: CH3OH và CH3CH2CH2OH.

Bài 13.9 trang 49 Sách bài tập Hóa học 11: Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức?

A. CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH.

B. CH3COOH và HCOOCH3.

C. CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3.

D. CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cặp chất là đồng phân loại nhóm chức:

CH3COOH và HCOOCH3. Hai chất này có cùng công thức phân tử C2H4O2.

CH3COOH chứa nhóm chức acid. HCOOCH3 chứa nhóm chức ester. 

Bài 13.10 trang 50 Sách bài tập Hóa học 11: Cặp chất nào dưới đây là đồng phân vị trí nhóm chức?

A. CH3OCH2CH3 và CH3CH2CH2OH.

B. CH3COCH3 và CH3CH2CH = O.

C. CH ≡ CCH2CH3 và CH3CH2 = CH – CH = CH2CH3.

D. CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cặp chất là đồng phân vị trí nhóm chức:

CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.

Hai chất này cùng chứa nhóm chức alcohol.

CH3CH2CH2OH là alcohol bậc 1; CH3CH(OH)CH3 là alcohol bậc 2.

Bài 13.11 trang 50 Sách bài tập Hóa học 11: Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất có công thức phân tử C5H12 và C4H8.

Lời giải:

*C5H12 có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon. Các đồng phân:

Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất

*C4H8 có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon và vị trí liên kết của hydrocarbon chưa no, mạch hở, phân tử có một liên kết đôi và đồng phân về mạch carbon của hydrocarbon no, mạch vòng.

Các đồng phân:

Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất

Bài 13.12 trang 50 Sách bài tập Hóa học 11: Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất có công thức phân tử C4H10O.

Lời giải:

C4H10O có các đồng phân về loại nhóm chức (alcohol và ether), mạch carbon và vị trí nhóm chức.

Các đồng phân:

Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất

Xem thêm lời giải bài tập SBT Hoá học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Bài 12: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 14: Ôn tập chương 3

Bài 15: Alkane

Bài 16: Hydrocarbon không no

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
*C5H12 có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon. Các đồng phân:
Xem thêm
C4H10O có các đồng phân về loại nhóm chức (alcohol và ether), mạch carbon và vị trí nhóm chức.
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ (SBT KNTT)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!