Giai đoạn đầu của ung thư vòm họng: Biện pháp điều trị và tiên lượng bệnh

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường có kích thước nhỏ, còn khu trú nên có khả năng chữa khỏi cao khi được điều trị bằng phẫu thuật và/hoặc xạ trị. Bệnh ở giai đoạn đầu bao gồm ung thư giai đoạn I, II và một số giai đoạn III. Ung thư giai đoạn I có kích thước không quá 2 cm và chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Ung thư giai đoạn II có kích thước lớn hơn 2 cm, nhưng nhỏ hơn 4 cm và chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Ung thư giai đoạn III có thể được coi là “sớm” nếu nó còn nhỏ và chỉ bao gồm một hạch bạch huyết duy nhất, có thể được phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng tia xạ với xác suất chữa khỏi cao.

Video những điều cần biết về ung thư vòm họng

Sau đây là tổng quan về phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học hoặc kết hợp các kỹ thuật điều trị này. Điều trị đa phương thức, tức là điều trị sử dụng hai hoặc nhiều kỹ thuật, có thể là cách tiếp cận hứa hẹn nhất để tăng cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân hoặc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, các hoàn cảnh riêng biệt đối với tình huống của từng người bệnh có thể ảnh hưởng đến cách áp dụng các nguyên tắc điều trị chung này và liệu bệnh nhân có quyết định tiếp nhận điều trị hay không. Những lợi ích tiềm năng của việc tiếp nhận điều trị phải được cân nhắc cẩn thận với những rủi ro tiềm ẩn. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về lựa chọn điều trị, cùng với việc tham vấn ý kiên chuyên môn của bác sĩ giúp người bệnh đưa ra quyết định cùng.

Phương thức điều trị

Điều trị ung thư vòm họng về bản chất là đa phương thức. Vì cổ họng liên quan đến việc nói, nuốt và thở nên loại điều trị được lựa chọn để giảm thiểu tác động đến các chức năng quan trọng này. Hơn nữa, quyết định phương thức điều trị được cân nhắc dựa trên những ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoại hình, chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Hình ảnh phẫu thuật ung thư vòm họngHình ảnh phẫu thuật ung thư vòm họng
  • Phẫu thuật: Phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu phổ biến nhất là phẫu thuật, mang lại hiệu quả chữa khỏi cho hơn 80% bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không thể chịu đựng được phẫu thuật hoặc phẫu thuật dẫn đến các khiếm khuyết chức năng đáng kể, bao gồm khó nói hoặc nuốt.
  • Xạ trị: Xạ trị đã được chứng minh là mang lại kết quả tương tự như phẫu thuật. Kết quả của một nghiên cứu lâm sàng trên 400 bệnh nhân ung thư amidan chỉ ra rằng việc sử dụng xạ trị đơn thuần hoặc chỉ phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết bị ung thư mang lại tỷ lệ chữa khỏi tốt như tỷ lệ chữa khỏi thường đạt được khi phẫu thuật rộng hơn nhưng ít biến chứng nặng hơn. Trong nghiên cứu này, 100% bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn I và 86% bệnh nhân giai đoạn II sống sót sau 5 năm sau khi hoàn thành điều trị. Hơn 80% bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn I và II đã kiểm soát được ung thư ở vùng amidan.

Trong một nghiên cứu khác, 96% trong số 57 bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn I được điều trị bằng tia xạ đã sống sau 10 năm điều trị. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư MD Anderson cũng đã cho kết quả tương tự khi thực hiện một nghiên cứu lâm sàng đánh giá 150 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy của aminđan chưa được điều trị trước đó được tiến hành xạ trị hai bên cổ. Với thời gian theo dõi tối thiểu là 2 năm sau khi chiếu xạ, 94% bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn I và 79% ở giai đoạn II cho thấy không tái phát bệnh tại vị trí cũ.

  • Kết hợp xạ trị và phẫu thuật: Xạ trị và phẫu thuật kết hợp thường được dành cho các bệnh nhân ung thư cổ họng nặng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư được phát hiện ở rìa của phần mô đã bị loại bỏ hoặc những người chỉ còn lại một phần hẹp của mô bình thường sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Điều trị các hạch bạch huyết ở cổ

Một trong những tranh cãi trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu là có nên điều trị hạch bạch huyết cổ bằng phẫu thuật và xạ trị hay không. Nếu không được điều trị, ung thư vòm họng cuối cùng sẽ di căn khắp hệ thống bạch huyết ở cổ. Ung thư không được điều trị mà di căn đến các hạch bạch huyết là nguyên nhân khiến bệnh tái phát. Vì vậy, việc xác định xem có ung thư ở các hạch bạch huyết ở cổ hay không rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát. Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ các hạch bạch huyết ở cổ là cách tốt nhất để xác định có ung thư hay không.

Đánh giá các hạch bạch huyết ở cổ bao gồm phẫu thuật cắt bỏ phần lớn các hạch bạch huyết ở bên cổ nơi có ung thư và được gọi là “phẫu thuật vét hạch cổ triệt căn”. Phương pháp phẫu thuật vét hạch cổ triệt căn đã được cải tiến nhằm hạn chế những biến chứng về mặt thẩm mỹ và chức năng hơn so với phương pháp phẫu thuật vét hạch toàn bộ cổ, được sử dụng để phẫu thuật có chọn lọc hạch bạch huyết ở những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng về sự di căn của ung thư. Khi xác định được hạch có di căn, người bệnh thường được điều trị bằng phương pháp xạ trị vùng cổ. Nếu việc đánh giá hạch bạch huyết không cho thấy bằng chứng bệnh ung thư thì không nên điều trị thêm sau khi bóc tách hạch bạch huyết.

Tại thời điểm này, các nghiên cứu lâm sàng chưa chứng minh được khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu được cải thiện bằng phương pháp cắt bỏ có lựa chọn hạch bạch huyết so với theo dõi chặt chẽ và điều trị tái phát bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Những lợi ích chính của việc loại bỏ hạch bạch huyết là xác định chính xác giai đoạn ung thư để giúp tăng khả năng điều trị hiệu quả cho những người bị ung thư di căn.

Chiến lược cải thiện điều trị

Sự phát triển của các phương pháp điều trị ung thư đòi hỏi các liệu pháp mới và sáng tạo phải được đánh giá dựa trên bệnh nhân ung thư. Thử nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hoặc chiến lược điều trị mới. Tiến bộ tương lai trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu sẽ là kết quả của việc tiếp tục đánh giá các phương pháp điều trị mới trong các thử nghiệm lâm sàng. Việc tham gia thử nghiệm lâm sàng sẽ giúp bệnh nhân tiếp cận với các phương pháp điều trị tốt hơn và nâng cao kiến thức hiện có về điều trị bệnh này. Những bệnh nhân quan tâm đến việc tham gia thử nghiệm lâm sàng nên thảo luận về rủi ro và lợi ích của việc này với bác sĩ. Các lĩnh vực thăm dò tích cực để cải thiện điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu bao gồm:

Phẫu thuật Mohs: Phương pháp phẫu thuật thông thường là loại bỏ tất cả các khối ung thư có thể nhìn thấy với ranh giới “an toàn”, thường là 2.5 đến 5cm của mô được cho là bình thường. Ở nhiều vùng trên cơ thể, điều này tạo ra những khiếm khuyết lớn phải được chỉnh sửa bằng ghép da. Trong phẫu thuật Mohs, bác sĩ sẽ nỗ lực để loại bỏ chỉ mô ung thư và để lại càng nhiều mô bình thường càng tốt.

Phẫu thuật Mohs được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ trong một đơn vị phẫu thuật ngoại trú. Khối u được nhận dạng lâm sàng và vùng bị ung thư được tiêm thuốc tê tại chỗ. Phần ung thư có thể nhìn thấy sẽ được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp nạo tích cực. Khối ung thư được nạo bỏ cùng phần mô lành xung quanh bán kính 2-3 mm. Các phần rìa bề mặt và rìa sâu của bệnh phẩm phẫu thuật sẽ được xét nghiệm. Nếu xét nghiệm cho kết quả mô rìa từ giai đoạn phẫu thuật Mohs đầu tiên bị ung thư, thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy thêm một mẫu mô tiếp theo từ khu vực được đánh giá là có khả năng ung thư. Quá trình này được lặp lại cho đến khi phần mô rìa thu được không còn thấy tế bào ung thư.

Mặc dù kỹ thuật này đã được sử dụng hơn 50 năm nhưng vẫn còn tranh cãi về giá trị của nó so với phẫu thuật thông thường. Phẫu thuật thông thường sẽ loại bỏ nhiều mô lành xung quanh hơn và sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi. Đối với những bệnh nhân bị ung thư ở các khu vực quan trọng, việc loại bỏ quá nhiều mô bình thường để đảm bảo “an toàn” có thể dẫn đến biến dạng.

Sinh thiết hạch bạch huyết: Một phương pháp thay thế cho việc phẫu thuật vét hạch toàn bộ là sinh thiết hạch (sinh thiết hạch bạch huyết). Kỹ thuật cho phép loại bỏ chỉ hạch bạch huyết chính dẫn lưu khu vực bị ảnh hưởng, được gọi là hạch bạch huyết trọng điểm. Trong sinh thiết hạch, thuốc nhuộm đánh dấu phóng xạ được tiêm vào mô gần ung thư và được phép dẫn lưu vào các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết trọng điểm là nút đầu tiên mà thuốc nhuộm tiếp cận. Sau đó, phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ hạch bạch huyết này, sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem có ung thư tồn tại hay không.

Một nghiên cứu được thực hiện ở Đức cho thấy sinh thiết hạch có thể phù hợp với bệnh ung thư tai, mũi và họng. sinh thiết hạch được thực hiện trên 9 bệnh nhân nam bị ung thư biểu mô tế bào vảy của đầu và cổ. Việc phát hiện hạch bạch huyết thành công ở 7 trong số 9 bệnh nhân. Khi kiểm tra hạch bạch huyết dưới kính hiển vi, các tế bào ung thư được tìm thấy ở 5 bệnh nhân. Kỹ thuật này vẫn đang được phát triển để giải quyết các vấn đề như khoảng cách ngắn giữa vị trí tiêm chính và các hạch bạch huyết và ảnh hưởng của bệnh ung thư khi hấp thu thuốc nhuộm có gắn phóng xạ.

Liệu pháp quang động: Trong liệu pháp quang động, ánh sáng từ tia laser được tăng cường bởi tác nhân cảm quang có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm tổn thương tế bào bình thường. Kỹ thuật cơ bản đã có hơn 50 năm tuổi nhưng 5 năm gần đây, sự phát triển của laser linh hoạt, đáng tin cậy và ngày càng có nhiều các chất cảm quang tốt hơn. Những tiến bộ này đã giúp kỹ thuật trở nên nhanh chóng, hiệu quả và tương đối không có tác dụng phụ. Đối với bệnh nhân ung thư đầu và cổ, kết quả điều trị với liệu pháp quang động có lẽ tốt hơn so với phẫu thuật và xạ trị. Tuy nhiên, không có đầy đủ dữ liệu về khả năng giúp kéo dài tuổi thọ bệnh nhân tại thời điểm này.

Khi so sánh hai nghiên cứu về hiệu quả điều trị và tỉ lệ sống sót của bệnh nhân, một nghiên cứu về liệu pháp quang động với một nghiên cứu về phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp xạ trị thì có vè liệu pháp quang động chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu so sánh nào được thực hiện. Trong các nghiên cứu kể trên, liệu pháp quang động với temoporfin (Foscan) đã hoàn toàn loại bỏ ung thư ở tuần thứ 12 ở 83% trong số 115 bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ nguyên phát. Tỷ lệ sống thêm một năm là 87%. Phương pháp này cũng thành công đối với 50% trong số 96 bệnh nhân bị ung thư nguyên phát tái phát hoặc tái phát lần hai với tỷ lệ sống thêm một năm là 65%.

Một ưu điểm của liệu pháp quang động là nó thường có thể được dùng cho bệnh nhân ngoại trú nhờ việc chỉ cần gây tê cục bộ. Bệnh nhân được tiêm temoporfin tiêm tĩnh mạch, sau đó 4 ngày được chiếu tia laser ngắn vào vị trí ung thư. Khoảng 10% trong số 1000 bệnh nhân được điều trị trên toàn thế giới có phản ứng mẫn cảm với ánh sáng - hầu hết chỉ là ban đỏ nhẹ. Chứng mẫn cảm với ánh sáng mất 2-3 tuần để hồi phục, trong thời gian này bệnh nhân phải tránh ánh sáng trực tiếp. Ngoài ra cũng có những cơn đau đáng kể sau điều trị, bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc giảm đau với opiates.

Điều trị quang động cũng có thể có tác dụng giảm nhẹ ở hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh ung thư đầu và cổ không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng cách kiểm soát hoàn toàn ung thư cục bộ.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!