Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài Ôn tập chuyên đề 1
(1) Chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà chua.
(2) Sử dụng phân bón chứa nitrate khi cây có quả gần thu hoạch.
(3) Dùng bẫy côn trùng để diệt sâu bọ.
(4) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học có thời gian cách li ngắn.
Lời giải:
(1) Sai. Phân hữu cơ vi sinh cần thời gian phân giải thì cây mới hấp thụ được nên thường thích hợp để bón lót.
(2) Sai. Không nên bón nitrate khi cây gần thu hoạch vì việc này không giúp tăng sản lượng quả mà còn khiến nitrate tồn dư trong quả gây mất an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
(3) Đúng. Bẫy côn trùng vừa giúp hạn chế ảnh hưởng của côn trùng gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng hiệu quả, đồng thời, biện pháp này cũng an toàn cho môi trường và sức khoẻ của con người.
(4) Đúng. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách li ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng.
Lời giải:
Thiết kế mô hình thủy canh để trồng rau cải xoăn:
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Ống nhựa PVC phi 21, máy khoan và mũi khoan
- Keo dán ống nước
- Dây thun
- 14 chai nhựa 02 lít
- Giá thể
- 22 co chữ T + 7 co chữ L phi 21
- 1 thùng nhựa đựng dung dịch trồng, sức chứa khoảng 18 lít
- 1 máy bơm hồ cá công suất 400 - 560 lít/ giờ
- 1 đồng hồ hẹn giờ.
2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Sử dụng cưa để cưa ống nhựa PVC thành các khúc bằng nhau, kích thước 15cm/khúc. Sau khi cắt xong, dùng co T phi 21 để nối liền các khúc nhựa vừa cắt với nhau bằng keo dán ống nước. Để đảm bảo tốt nhất nên gắn co T so le nhau.
- Bước 2: Cắt đôi chai nhựa rồi cắt bỏ miệng chai nhựa. Sau đó, tiến hành sơn toàn bộ các phần chai nhựa vừa cắt rồi để khô.
- Bước 3: Dùng co chữ L để kết nối hai hàng ống lại. Tiếp đến, dùng các chai nhựa đã sơn lắp vào các miệng ống chữ T vừa lắp. Cùng với đó, một đầu dùng 1 co L và 1 co T gắn với nhau làm lỗ thoát, giúp thu hồi dung dịch trở về bồn chứa.
- Bước 4: Sử dụng ống PVC cắt từng khúc bằng nhau cao tầm 70 - 80 cm và bắt ốc làm thành chân giá để làm giá đỡ cho giàn thủy canh. Sau khi lắp xong phần giá đỡ, tiến hành lắp ráp vào phần giàn thủy canh vừa hoàn thiện. Sử dụng dây thun để cố định hệ thống.
- Bước 5: Gắn đường ống cấp nước vào giàn thủy canh. Nên chọn vị trí ống gần bồn dung dịch, vừa dễ thực hiện, vừa tiết kiệm dây. Sau đó, kết nối đường cấp nước với máy bơm bằng ống nhựa cao su trong. Đồng thời, lắp máy hẹn giờ tự động để hệ thống tự tưới cây hằng ngày. Thời gian hẹn giờ bơm hợp lí nên là khoảng 15 - 20 phút bơm nước 1 lần, nếu trong những ngày nhiệt độ cao bạn có thể điều chỉnh thời gian xuống còn 7 - 10 phút.
- Bước 6: Tiến hành lắp đường thoát nước, thu hồi dung dịch về bồn. Sau đó, dùng lưới nhỏ để lắp vào phần miệng chai để giá thể không bị lọt xuống đường ống.
- Bước 7: Cho giá thể vào chai nhựa và bắt đầu gieo hạt trồng cây.
Hãy cho biết:
a) Liều lượng phân đạm ảnh hưởng đến năng suất rau cải xanh mỡ như thế nào? Giải thích.
b) Liều lượng phân đạm ảnh hưởng đến chất lượng rau cải xanh mỡ (dư lượng nitrate trong rau) như thế nào? Giải thích.
c) Trong thời gian bón phân đạm lần cuối trước thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng rau cải xanh mỡ (dư lượng nitrate trong rau) như thế nào? Giải thích.
d) Nên lựa chọn liều lượng và thời gian bón phân đạm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với mục tiêu năng suất cao và rau an toàn? Giải thích.
Lời giải:
a) Liều lượng phân đạm càng cao thì năng suất càng lớn, nhưng cùng một liều lượng phân bón nếu cân đối thời gian bón thì năng suất sẽ lớn hơn. Giải thích: Liều lượng phân đạm tỉ lệ thuận với năng suất rau cải xanh mỡ vì rau cải xanh mỡ là cây lấy lá nên cần nhiều đạm.
b) Liều lượng phân đạm càng cao thì dư lượng nitrate trong rau sẽ càng cao. Giải thích: Nitrate là gốc của phân đạm, do đó, nếu bón quá nhiều phân đạm thì chúng sẽ tích lũy nhiều trong cây đặc biệt là ở lá.
c) Thời gian bón phân đạm lần cuối càng gần thì dư lượng nitrate càng cao. Giải thích: Nitrate là gốc của phân đạm, do đó, bón đạm sát thời điểm thu hoạch (không đủ thời gian cách li) sẽ khiến cây không kịp sử dụng các gốc nitrate dẫn đến chúng tích lũy nhiều trong cây đặc biệt là ở lá.
d) Nên lựa chọn liều lượng thích hợp và thời gian bón phân đạm hợp lí để cây có năng suất tốt nhất. Cụ thể, đối với rau cải xanh mỡ nên chọn liều lượng phân đạm là 60 kg N/ha và thời gian bón lần cuối cách ngày thu hoạch 12 ngày vì khi đó các gốc nitrate khi hấp thụ vào cây có thời gian được sử dụng tối ưu tạo nên năng suất cao và dư lượng nitrate còn lại thấp.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người