Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người
Lời giải:
Một số bệnh mà em và người thân đã từng mắc:
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Triệu chứng |
Bệnh cúm |
Do virus Influenza orthomyxo thuộc họ Orthomyxoviridae (virus cúm A, virus cúm B,…). |
Sốt cao, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, nhức đầu, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, có thể bị tiêu chảy,… |
Bệnh tay – chân – miệng |
Chủ yếu là do 2 loại virus đường ruột Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. |
Sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy, phát ban dạng phỏng nước ở da lòng bàn tay, lòng bàn chân, bên trong miệng của trẻ em, đầu gối và mông,… |
Bệnh sốt xuất huyết |
Do virus Dengue thuộc họ Flaviviridae. |
Sốt cao cấp tính, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn, da xung huyết, mặt và mắt đỏ. Bệnh nặng hơn biểu hiện xuất huyết với nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, phân đen do xuất huyết nội tạng. |
Bệnh Covid-19 |
Do virus SAR-CoV-2. |
Sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ, đau khớp, chảy nước mũi, mệt mỏi, mất khứu giác, vị giác,… Bệnh nặng có thể gây khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. |
I. Một số bệnh dịch phổ biến ở người
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 25 Chuyên đề Sinh học 11: Phân biệt bệnh và bệnh dịch.
Lời giải:
Phân biệt bệnh và bệnh dịch:
- Bệnh là sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của một số tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể, được biểu hiện bằng các triệu chứng như rối loạn về thể chất, sinh lí, tâm lí hay hành vi của một cá thể.
- Bệnh dịch là khi bệnh đó phát triển rộng trong cộng đồng và gây những tổn hại lớn về sức khỏe, kinh tế và an ninh xã hội.
Lời giải:
- Một số bệnh dịch gây thiệt hại lớn cho xã hội loài người: SARS-CoV-2, dịch HIV/AIDS, dịch tả, dịch cúm A, dịch sởi, dịch hạch, bệnh đậu mùa.
- Dẫn chứng về những thiệt hại do bệnh dịch gây ra:
+ Dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra lần đầu tiên xuất hiện và kéo dài khoảng từ năm 542 đến năm 767 đã làm chết hơn 40 triệu người (chiếm 50% dân số thế giới). Đợt dịch hạch tiếp theo kéo dài từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII đã làm chết khoảng 50% dân số của châu Âu.
+ Bệnh đậu mùa kéo dài khoảng 3000 năm. Trong thế kỉ XVII, bệnh đậu mùa đã làm chết khoảng 20 triệu người.
+ Bệnh do virus cúm gây ra là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 50 – 100 triệu người, ước tính có khoảng 3 đại dịch cúm ở mỗi thế kỉ trong vòng 300 năm qua.
Lời giải:
- Dịch tả: do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ.
- HIV/AIDS: do virus HIV, xuất phát từ Trung Phi.
- Covid-19: do SARS-CoV-2, xuất phát từ thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc.
- Cúm H5N1: do virus H5N1, xuất phát từ Nam Phi.
- Dịch Ebola: do virus ebola, xuất phát từ Châu Phi.
- Sốt xuất huyết: do virus Dengue, xuất phát từ châu Á, châu Phi, Nam mỹ.
- Đậu mùa khỉ: do virus đậu mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae, xuất phát ở Tây Phi.
Lời giải:
Bệnh truyền nhiễm |
Thiệt hại do bệnh đó gây ra |
HIV/AIDS |
Vào năm 2021, khoảng 650000 người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS trên toàn thế giới, so với 1,9 triệu vào năm 2004 và 1,4 triệu vào năm 2010. |
Dịch Ebola |
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1976, dịch Ebola gây hậu quả lớn nhất vào năm 2014 khi bùng phát Tây Phi, cướp đi sinh mạng của hơn 11300 người và lây nhiễm khoảng 28600 người khi dịch bệnh quét qua Liberia, Guinea và Sierra Leone. |
Covid-19 |
WHO ước tính đại dịch Covid-19 đã gây ra cái chết của gần 15 triệu người trên thế giới, nhiều hơn 13% so với dự kiến trong vòng 2 năm. |
Dịch hạch |
Dịch hạch được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại khi khiến khoảng 75 - 200 triệu người trên toàn thế giới phải chết. Đại dịch trở nên nghiêm trọng trong giai đoạn 1346 - 1351, giết chết gần 50 triệu người dân châu Âu. Căn bệnh không cách nào chữa khỏi dứt điểm, tuy được khống chế sự lây lan trên diện rộng nhưng vẫn tiếp tục bùng phát thành các đợt nhỏ trong suốt 300 năm sau đó tại Anh và một số quốc gia châu Âu khác. Cho đến tận năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi dịch hạch là một trong ba bệnh dịch đặc biệt của nhân loại. |
II. Các tác nhân gây bệnh ở người
Lời giải:
- Prion hình thành do sự cuộn xoắn không chính xác của protein bình thường (kí hiệu PrPc) có trong cơ thể, kết quả hình thành protein gây bệnh (kí hiệu là PrPSc hoặc PrPres). Cơ chế "nhân lên" của các PrPSc được cho là do các protein gây bệnh đã liên kết với các protein bình thường và kích thích chúng thành dạng protein gây bệnh.
- Cơ chế gây bệnh của prion: PrPc xuất hiện ở nhiều loại tế bào, đặc biệt nhiều trên các tế bào của hệ thần kinh trung ương. Các protein gây bệnh sẽ làm cho các tế bào thần kinh trung ương bị chết và hình thành các khoảng trống ở não. Một số bệnh do prion gây ra đã được phát hiện trên người như tự phát, rối loạn di truyền, lây nhiễm,…
Lời giải:
Bệnh Sporadic CJD tự phát là bệnh sẽ chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất. Vì bệnh này thường bắt đầu bằng các rối loạn không đặc hiệu, chẳng hạn như các triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng, sau đó là rối loạn trí nhớ. Hội chứng mất trí này dần dần kèm với các triệu chứng khác như rung giật cơ (co thắt cơ), rối loạn thăng bằng hoặc thị lực, run, động kinh... CJD là bệnh duy nhất ở người có thể liên quan đến một nguyên nhân di truyền (đột biến gen protein prion) và một nguyên nhân lây nhiễm (CJD thứ phát do nhiễm bẩn).
Lời giải:
Phương thức gây bệnh do virus: Virus sống kí sinh bắt buộc và nhân lên nhờ sử dụng các chất có sẵn trong tế bào chủ. Trong quá trình nhân lên, virus làm cho tế bào chủ suy yếu và chết gây nên các bệnh theo một số cơ chế điển hình như:
- Virus phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể.
- Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
- Virus không phá hủy các tế bào cơ thể mà gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
Lời giải:
- Nguồn gốc: SARS-CoV là bệnh do virus thuộc chi Coronavirus gây ra, có nguồn gốc từ động vật sau đó lây nhiễm sang người.
- Phương thức lây truyền: SARS-CoV có thể lây lan ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh) hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua giọt bắn từ miệng và mũi.
+ Lây nhiễm qua các giọt bắn: Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc. Các giọt bắn nhỏ mang virus có khả năng di chuyển xa hơn lây nhiễm qua không khí khiến những người khác bị mắc bệnh.
+ Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp: Lây nhiễm qua bắt tay, ôm, hôn,… người bệnh.
+ Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp: Những người mang virus có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt khiến những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
- Phương thức gây bệnh: Khi xâm nhiễm vào trong cơ thể người, SARS-CoV tấn công vào các tế bào của đường hô hấp gây nên các triệu chứng đầu tiên của bệnh như sốt, ho và thở gấp, tiếp theo là các triệu chứng khác như đau họng, tiêu chảy, hoặc có thể tiến triển thành các triệu chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp,…
Lời giải:
Các type cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase). Hiện nay đã xác định được 18 loại gai H (H1 – H18) và 11 loại gai N (N1 – N11). Như vậy theo lý thuyết có thể tạo ra 198 type cúm A.
Lời giải:
- Cách thức xâm nhiễm của virus cúm A trên người: Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn bệnh có chứa virus.
- Cách thức gây bệnh của virus cúm A trên người: Khi vào trong cơ thể, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp, virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhày và các đại thực bào. Ở trong các tế bào bị nhiễm, virus nhân lên trong vòng 4 - 6 giờ, sau đó phát tán và lây nhiễm sang các tế bào và vùng lân cận rồi biểu hiện bệnh trong 18 - 72 giờ với các triệu chứng ban đầu như sốt, nhức đầu và đau mỏi cơ.
Lời giải:
Gọi bệnh do HIV gây ra là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải vì: Khi vào trong cơ thể người, HIV tấn công vào các tế bào có thụ thể CD4 của hệ thống miễn dịch như tế bào lympho T, đại thực bào và tế bào tua. Virus phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch làm hệ thống miễn dịch dần suy yếu và cơ thể trở nên mẫn cảm với các virus khác hoặc sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm,…
Lời giải:
- Các triệu chứng khi nhiễm virus sởi:
+ Trong những ngày đầu có dấu hiệu sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng.
+ Những ngày tiếp theo sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh như nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ hơi sưng từ trên mặt, cổ và di chuyển xuống dưới, lan khắp cơ thể. Đồng thời, cơn sốt tăng cao thường khoảng 40 – 41 oC.
- Triệu chứng điển hình ở người bị bệnh sởi là: xuất hiện nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ hơi sưng từ trên mặt, cổ và di chuyển xuống dưới, lan khắp cơ thể.
Lời giải:
Các cơ chế gây bệnh của vi khuẩn đối với cơ thể người: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi khuẩn tổng hợp một số chất và các chất đó gây hại cho tế bào và mô của vật chủ theo hai cơ chế chủ yếu:
- (1) Tổng hợp enzyme phân hủy tế bào và mô vật chủ. Ví dụ: Nhiều vi khuẩn như chuỗi cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… sinh tổng hợp enzyme hyaluronidase để phá huỷ hyaluronic acid trong cấu trúc của polysaccharide dẫn đến các tế bào sẽ tách rời nhau và tạo điều kiện để các vi khuẩn lây nhiễm và tấn công từng tế bào. Bên cạnh đó, nhiều chuỗi cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn còn có khả năng sinh tổng hợp các enzyme như protease, nuclease và lipase để phân huỷ protein, nucleic acid và lipid của tế bào chủ.
- (2) Sản sinh độc tố gây độc cho tế bào, mô hoặc cơ thể vật chủ: Nhiều vi khuẩn gây bệnh sản sinh độc tố để ức chế các quá trình sinh lí, hoá sinh, gây chết tế bào và mô của vật chủ. Có 2 loại độc tố là ngoại độc tố và nội độc tố, trong đó, ngoại độc tố có độc tính mạnh và thường gây tử vong.
Lời giải:
Những bệnh có thời gian biểu hiện nhanh thường liên quan đến cơ chế sản sinh độc tố gây độc cho tế bào, mô hoặc cơ thể vật chủ. Vì vi khuẩn sản sinh độc tố sẽ sinh độc tố ức chế quá trình sinh lí, hóa sinh gây chết cho tế bào và mô vật chủ lập tức dẫn đến thời gian diễn ra nhanh. Còn cơ chế tổng hợp enzyme sẽ diễn ra qua nhiều giai đoạn nên diễn ra lâu hơn.
Lời giải:
- Con đường lây nhiễm của vi khuẩn M.tuberculosis: Vi khuẩn lao từ người bệnh được đưa vào không khí khi hắt hơi, khạc, ho, nói chuyện,... và khi người khác hít phải giọt bắn có chứa vi khuẩn lao thì sẽ bị lây bệnh.
- Cách thức gây bệnh của vi khuẩn M.tuberculosis: Khi vào trong phổi, vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu đến các cơ quan khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương, gan, thận,… và gây bệnh tại đó.
Lời giải:
- Cơ chế lây truyền của vi khuẩn V.cholerae: V.cholerae lây truyền qua đường tiêu hoá. V.cholerae xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống khi con người sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Vi khuẩn theo phân của người bệnh phát tán ra ngoài và tiếp tục lây nhiễm cho cộng đồng.
- Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn V.cholerae: Khi vào trong cơ thể người, V.cholerae cố định trên bề mặt tế bào niêm mạc ruột, sinh trưởng, phát triển và sản sinh độc tố. Độc tố của V.cholerae ức chế quá trình trao đổi chất của các tế bào niêm mạc dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Lời giải:
- Bệnh do nấm gây ra chia thành các loại như: nấm da, nấm dưới da, nấm toàn thân hoặc nấm gây bệnh ở các cơ quan nội tạng.
- Một số bệnh do nấm gây ra trên người: lang ben; nấm da nigra; trứng tóc trắng; trứng tóc đen; nhiễm nấm candida ở da, niêm mạc hoặc móng tay;...
Lời giải:
- Một số bệnh do kí sinh trùng gây ra: sốt rét, toxoplasma, viêm màng não, kiết lị,...
- Kí sinh trùng gây bệnh lây nhiễm vào cơ thể qua các con đường: tiêu hóa, vết cắn côn trùng, quan hệ tình dục.
Lời giải:
- Giun tròn lây nhiễm vào người chủ yếu thông qua con đường tiêu hóa khi ăn, uống phải ấu trùng hoặc trứng của giun tròn. Tuy nhiên, một số loại giun tròn có thể lây truyền qua côn trùng.
- Cơ chế gây hại của giun tròn:
+ Giun tròn lấy chất dinh dưỡng từ máu, dịch mô,... làm cơ thể người bị mất chất dinh dưỡng.
+ Giun tròn có thể kí sinh ở ống tiêu hóa, hệ tuần hoàn hoặc các cơ quan nội tạng. Trước khi đến kí sinh ở vị trí cố định, một số giun tròn có giai đoạn di chuyển đến nhiều nơi trong cơ thể vật chủ gây hiện tượng lạc chỗ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thần kinh trung ương, liệt dây thần kinh sọ não, suy giảm thị lực, phù võng mạc,…
Lời giải:
Chu trình sống và gây bệnh của sán lá gan:
- Khi sán lá gan trưởng thành đẻ trứng thì trứng sẽ đi theo đường mật xuống tới ruột rồi theo phân ra khỏi cơ thể. Trứng gặp nước trong khoảng 9 - 21 ngày sẽ nở ra ấu trùng lông.
- Ấu trùng lông chọn ốc thuộc họ Lymnaea làm vật chủ trung gian rồi phát triển thành ấu trùng đuôi trong khoảng 6 - 7 tuần. Sau khi rời khỏi vỏ ốc, ấu trùng đuôi bám vào thực vật thủy sinh hoặc bơi tự do trong nước để tạo nang ấu trùng.
- Khi động vật hoặc con người ăn/uống phải nang ấu trùng sẽ nhiễm sán lá gan. Thông qua đường miệng, trong khoảng 1 giờ, nang ấu trùng thoát khỏi kén rồi xuyên qua thành ruột. 2 giờ sau đó, nó nằm trong ổ bụng rồi tiếp tục xuyên qua màng Glisson đi vào gan. Tính từ thời điểm thoát kén, thời gian để nang ấu trùng có mặt ở gan và kí sinh đến đường mật là khoảng 6 ngày.
Lời giải:
Bệnh |
Tác nhân gây bệnh |
Hắc lào |
Vi nấm thuộc nhóm nấm Dermatophytes gây nên, thường gặp nhất là 3 loại: Trichophyton, microsporum và epidermophyton. |
Lang ben |
Nấm Pityrosporum ovale. |
Ghẻ |
Kí sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ). |
Lậu |
Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. |
Thủy đậu |
Virus Varicella Zoster (VZV). |
Zona thần kinh |
Virus Varicella Zoster (VZV). |
Tay chân miệng |
Các chủng virus Enterovirus gây ra. Có 2 nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71. |
Lời giải:
Một số biện pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV từ động vật sang người:
- Chấm dứt các hoạt động săn, bắt, vận chuyển, trao đổi, buôn bán và sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
- Hạn chế tiếp xúc với động vật trong thời gian có dịch.
- Nếu phải chăm sóc động vật cần đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học trong quá trình tiếp xúc với động vật, bao gồm: đeo khẩu trang; rửa tay trước và sau khi tiếp xúc hoặc khi xử lí thức ăn, phân hoặc dụng cụ liên quan đến động vật.
- Không để vật nuôi tiếp xúc với người hoặc động vật khác bên ngoài nhà trong thời gian có dịch.
- Nếu vật nuôi có các dấu hiệu lâm sàng nghi nhiễm SARS-CoV, vui lòng gọi điện cho bác sĩ thú y để nhận được tư vấn thay vì mang tới các phòng khám.
- Không bỏ rơi, không xịt cồn hoặc chất sát trùng không an toàn cho vật nuôi.
Lời giải:
Các virus như cúm A và SARS-CoV lại dễ phát triển thành bệnh dịch vì các virus cúm A và SARS-CoV có con đường lây truyền qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.
Lời giải:
Một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HIV trong cộng đồng:
- Quan hệ tình dục an toàn, sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…
- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…
- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.
Lời giải:
Biện pháp để giảm nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Trong mỗi hộ gia đình phải có một nhà tiêu hợp vệ sinh, không được đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần bệnh nhân tiêu chảy đi tiêu.
- Ở những vùng đang có dịch cần hạn chế người ra vào.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn rau sống; không uống nước lã; không ăn những thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua...
- Nguồn nước uống, nước sinh hoạt phải được bảo vệ sạch sẽ. Tất cả các nước ăn uống, rửa rau củ quả đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.
- Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng gây ô nhiễm môi trường nước.
- Khi phát hiện thấy có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
- Tuyên truyền, cung cấp kiến thức về bệnh tả, bệnh tiêu chảy cho cộng đồng để mọi người có thể tự phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Lời giải:
Một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh kí sinh trùng sốt rét:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.
- Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi, thuốc bôi xua muỗi,…
- Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu,…
- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lời giải:
Một số biện pháp phòng bệnh sán lá gan:
- Thực hiện ăn chín uống sôi; không ăn đồ sống, chưa qua chế biến như gỏi, tiết canh, gan sống,…; sử dụng nguồn nước sạch để uống, trước khi uống cần đun sôi kĩ.
- Các loại rau trồng dưới nước như: rau muống, cải xoong, rau cần, … trước khi ăn phải ngâm rửa sạch sẽ để khử khuẩn tốt hơn và luộc chín kĩ.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh nơi sinh hoạt, không thả phân tươi xuống ao cá, không phóng uế vào nguồn nước.
- Không dùng phân tươi bón rau.
- Tiến hành tẩy giun, sán định kì 6 tháng/lần.
- Khi phát hiện những triệu chứng bất thường của sán lá gan cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người
Bài 6: Các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người
Bài 7: Dự án điều tra một số bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh