Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 6: Các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người
Lời giải:
- Không phải mọi người đều phải cách li khi mắc bệnh truyền nhiễm.
- Giải thích: Mỗi bệnh truyền nhiễm có một phương thức phát tán và lây truyền khác nhau. Tuỳ vào phương thức phát tán và lây truyền khác nhau của từng biện truyền nhiễm mà cần có biện pháp phòng chống bệnh thích hợp. Do đó, đối với các bệnh cúm A, COVID-19,… có phương thức lây truyền qua đường hô hấp thì biện pháp cách li sẽ pháp huy tác dụng. Còn biện pháp cách li sẽ không mang lại hiệu quả cao đối với bệnh các bệnh lây qua đường đường máu, đường tiêu hoá,…
I. Biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người
Lời giải:
Chu trình lây bệnh ở người thường bao gồm 5 mắt xích quan trọng:
- Tác nhân gây bệnh (nguồn bệnh)
- Lây truyền
- Người mẫn cảm
- Người bị bệnh
- Phát tán
Lời giải:
Sơ đồ thể hiện các mắt xích của chu trình lây nhiễm dịch cúm:
Lời giải:
- Biện pháp áp dụng hằng ngày nhằm ngăn cản sự phát tán và lây truyền của tác nhân gây bệnh:
+ Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay và vệ sinh cơ thể thường xuyên; sử dụng một số dung dịch khử trùng, súc họng; hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
+ Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ, kính mắt khi cần.
+ Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo,…; không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ dính máu.
+ Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh để phòng một số bệnh lây truyền qua thức ăn, nước uống như dịch tả, giun, sán,… Đặc biệt không nên ăn tiết canh động vật.
+ Với những tác nhân gây bệnh lây truyền gián tiếp qua vật chủ trung gian, ví dụ như muỗi, cần áp dụng các biên pháp khác nhau như ngủ màn, mặc quần áo dài tay, sử dụng thuốc chống muỗi.
+ Giữ vệ sinh môi trường: giữ cho nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân để loại trừ mầm bệnh.
+ Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, không sử dụng các chất gây nghiện hoặc chất kích thích, tránh căng thẳng, thường xuyên luyện tập thể thao nhằm tăng cường sức đề khám cho cơ thể.
- Biện pháp giúp giảm nguy cơ phát tán và lây truyền tác nhân gây bệnh từ động vật sang người:
+ Hạn chế tiếp xúc, không tàng trữ, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã.
+ Phát hiện, tiêu huỷ các sinh vật trung gian truyền bệnh.
+ Thiết kế các khu nuôi và giết mổ động vật tách biệt với khu sinh hoạt của người dân
+ Không nên ăn tiết canh động vật, hạn chế tối đa việc ăn thực phẩm từ động vật tươi sống chưa qua chế biến.
+ Tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.
Luyện tập 2 trang 45 Chuyên đề Sinh học 11: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.1.
Lời giải:
Con đường phát tán và lây truyền |
Biện pháp phòng chống |
Đường hô hấp |
- Bệnh nhân cần cách li, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi, thường xuyên vệ sinh đồ dùng và phòng ở của bệnh nhân để tránh lây nhiễm cho người khác. - Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh và tránh tập trung nơi đông người khi có dịch xảy ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. - Giữ vệ sinh môi trường: vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ; thường xuyên làm sạch các bề mặt đồ vật có khả năng chứa mầm bệnh;… - Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lí hằng ngày nhằm ức chế, tiêu diệt mầm bệnh; không sử dụng chung các vật dụng cá nhân;… - Nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp chống lại mầm bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, đủ lượng; ngủ đủ giấc; luyện tập thể dục, thể thao đều đặn giảm căng thẳng, lo lắng; không sử dụng chất gây nghiện như ma tuý, thuốc lá hoặc lạm dụng rượu, bia,... - Tiêm phòng vaccine (đối với các bệnh đã có vaccine) như bệnh Covid – 19, sởi, lao,... |
Đường tiêu hóa |
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống: + Ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch trong nấu ăn, giặt giũ. + Thức ăn, nước uống phải được đậy kín, tránh không để ruồi đậu lên hay gián, chuột tiếp xúc thức ăn. + Không sử dụng thức ăn ôi, thiu; rau quả tươi phải rửa sạch, sát trùng bằng nước muối hoặc tia cực tím. + Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. + Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm ở các cơ sở cung cấp đồ ăn, thực phẩm, nước giải khát. - Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường công cộng: xử lí phân, rác thải, cống rãnh, khử trùng nguồn nước. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh cho mọi người, kết hợp kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh, đề ra các quy định vệ sinh tập thể. - Cách li bệnh nhân, xử lí chất thải của bệnh nhân đúng cách. Tất cả vật dụng của bệnh nhân như quần áo, giường chiếu, bát đũa,... phải được khử trùng. - Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: ăn uống đủ chất, đủ lượng, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể dục, thể thao,... - Tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh đã có vaccine). |
Truyền máu |
- Thực hiện truyền máu an toàn. - Tiêu diệt và xua đuổi côn trùng truyền bệnh: diệt bỏ gậy, mặc quần áo dài tránh muỗi, ngủ màn,… - Không sử dụng bơm kim tiêm. - Tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh đã có vaccine). |
Vật trung gian truyền bệnh |
- Tiêu diệt và xua đuổi vật trung gian truyền bệnh: diệt bỏ gậy, mặc quần áo dài tránh muỗi, ngủ màn,… - Hạn chế tiếp xúc, không tàng trữ, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã. - Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. - Tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh đã có vaccine). |
Mẹ truyền sang con |
- Xét nghiệm sàng lọc khi mang thai, điều trị triệt để các bệnh truyền nhiễm trước khi mang thai. - Theo dõi, điều trị kịp thời đối với trẻ sinh ra từ mẹ có bệnh. |
Lời giải:
Trong các biện pháp tăng cường miễn dịch, biện pháp tiêm vaccine phòng bệnh là chủ động và hiệu quả nhất. Vì tiêm vaccine giúp tăng cường khả năng phòng bệnh của từng cá thể trong cộng đồng với nhiều tác nhân gây bệnh. Mặt khác nếu phần lớn cá thể trong cộng đồng được tiêm chủng sẽ hình thành "miễn dịch cộng đồng", khi đó khả năng phát tán và nhân lên của tác nhân gây bệnh sẽ bị ngăn chặn.
Lời giải:
Biện pháp phù hợp để loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng tồn tại trong môi trường tự nhiên, trên cơ thể sinh vật hoặc cơ thể người bệnh:
- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các vật dụng, môi trường xung quanh.
- Phát hiện, tiêu hủy các sinh vật nhiễm bệnh hoặc các vật trung gian truyền bệnh.
- Khi tác nhân gây bệnh lây truyền vào cơ thể, tùy theo các tác nhân có thể có những biện pháp điều trị khác nhau để ngăn chặn sự phát triển của tác nhân gây bệnh: sử dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc chống virus, sử dụng kháng thể đơn dòng,…
II. Phòng chống một số dịch bệnh thường gặp
Lời giải:
Một số phòng chống dịch sốt xuất huyết:
- Ngăn chặn sự sinh sản của muỗi trong những vùng nước đọng bằng cách khơi thông cống rãnh; đậy kín hoặc úp chậu, xô, chum, vại (lu) khi không sử dụng.
- Phun thuốc diệt muỗi, sử dụng chất đuổi muỗi, mặc quần áo dài tay và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
- Báo cho trung tâm y tế gần nhất khi có trường hợp nghi mắc bệnh sốt xuất huyết.
- Bệnh nhân sốt xuất huyết phải được cách li ít nhất 5 ngày.
- Tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết đối với những người trong vùng có nguy cơ cao.
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, người bị bệnh sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước; truyền nước, truyền máu trong trường hợp mất máu nhiều.
Lời giải:
- Do dịch cúm và dịch sởi đều lây qua đường hô hấp nên có những biện pháp phòng chống giống nhau như:
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
+ Báo cho trung tâm y tế gần nhất khi có trường hợp nghi mắc bệnh, cách li người bệnh.
+ Lau dọn và khử trùng thường xuyên khu vực có người nhiễm bệnh.
+ Áp dụng các biện pháp phòng hộ khi chăm sóc người bệnh.
- Do dịch cúm còn lây truyền từ động vật sang người nên để phòng chống dịch cúm cần áp dụng các biện pháp khác như: tiêm vaccine phòng cúm cho vật nuôi; không tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã; không xâm lấn môi trường sống của loài động vật hoang dã; thiết kế khu nuôi và giết mổ tách biệt với khu sinh hoạt của cộng đồng dân cư;…
Lời giải:
Các biện pháp phòng những bệnh lây truyền qua đường hô hấp có thể được áp dụng cho phòng bệnh sởi hay bệnh cúm. Vì bệnh sởi và cúm đều là các bệnh có đường lây truyền qua đường hô hấp.
Lời giải:
Một số biện pháp trường học đang áp dụng trong phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- Giữ vệ sinh môi trường: phun khử khuẩn thường xuyên; dọn dẹp vệ sinh lớp học, trường học thường xuyên; xử lí rác thải;…
- Hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng.
- Đảm bảo dụng cụ uống nước riêng cho mỗi học sinh và được vệ sinh thường xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các trường học có ăn bán trú.
- Đeo khẩu trang để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
- Tổ chức rà soát, cập nhật danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc nhóm nguy cơ (có bệnh nền, béo phì, trên 50 tuổi); tổ chức giám sát, phát hiện, báo cáo ca nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.
- Vận động, tuyên truyền học sinh về các biện pháp phòng tránh dịch bệnh truyền nhiễm.
Lời giải:
Biện pháp hạn chế phát sinh các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh:
- Chỉ khi nào mắc bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn mới dùng thuốc kháng sinh.
- Không tự động dùng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Khi đã được bác sĩ khám và kê đơn mua thuốc kháng sinh thì cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự động thay đổi thuốc, thay đổi liều lượng hoặc thay đổi cách dùng thuốc khác với đơn của bác sĩ đã cho.
- Khi bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (bác sĩ đã xác định) thì bác sĩ cần cho bệnh nhân dùng một trong các loại thuốc có phổ hẹp ngay từ ban đầu, không nên cho kháng sinh phổ rộng dễ dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc.
- Có các biện pháp vô trùng và tiệt trùng một cách nghiêm ngặt để không cho vi khuẩn tồn tại, phát triển và lan rộng.
Lời giải:
Những phương pháp bất hoạt hoặc loại bỏ tác nhân gây bệnh đã được sử dụng ở địa phương em đối với bệnh dịch Covid – 19:
- Thưởng xuyên vệ sinh, khử trùng các vật dụng, môi trường xung quanh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng thuốc chống virus.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: