Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

1900.edu.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

Mở đầu trang 27 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Dịp tết Nguyên đán, anh T đã mua vé máy bay của Hãng hàng không B để về quê ăn Tết. Trong quan hệ này, anh T có nghĩa vụ gì đối với Hãng hàng không B và Hãng hàng không B có nghĩa vụ gì đối với anh T?

Lời giải:

- Nghĩa vụ của anh T:

+ Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của hãng hàng không B.

+ Thanh toán chi phí đầy đủ, đúng hạn cho hãng hàng không B

+ Thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn hàng không, an ninh hàng không.

+ Tuân thủ sự chỉ dẫn của hãng hàng không.

+ Bồi thường thiệt hại nếu anh T có lỗi, gây ra thiệt hại cho hãng hàng không B.

- Nghĩa vụ của hãng hàng không B

+ Cung cấp dịch vụ bay đúng với thỏa thuận, hợp đồng đã kí kết với khách hàng

+ Thông báo kịp thời cho hành khách về thông tin chuyến bay.

+ Đảm bảo các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không.

+ Bồi thường cho khách hàng nếu chuyến bay bị hủy

1. Một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự

Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong trường hợp 2, theo em:

- Nghĩa vụ của các bên phát sinh trên cơ sở của căn cứ nào?

- Ông B phải thực hiện nghĩa vụ gì với Công ty thực phẩm H và Công ty thực phẩm H phải thực hiện nghĩa vụ gì với ông B? Vì sao?

Trong trường hợp 2, theo em: Nghĩa vụ của các bên phát sinh trên cơ sở

Lời giải:

- Trong trường hợp 2, nghĩa vụ giữa ông B và công ty thực phẩm H phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng đã kí kết.

- Nghĩa vụ của ông B:

+ Hằng ngày, ông B phải giao đủ cho Công ty Thực phẩm H 100 kg thịt lợn sạch các loại vào lúc 5 giờ sáng tại cửa hàng bán thực phẩm của công ty.

+ Cung cấp thịt đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của công ty H: thanh toán đầy đủ tiền thịt lợn đã giao từng tuần cho ông B theo giá mà hai bên đã thỏa thuận vào thứ hai của tuần kế tiếp.

Câu hỏi 2 trang 29 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong trường hợp 3, theo em:

- Biện pháp bảo đảm giao kết hợp đồng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?

- Hậu quả mà ông T phải chịu nếu vi phạm nghĩa vụ là gì? Đó có phải là trách nhiệm dân sự không? Vì sao?

Trong trường hợp 3, theo em: Biện pháp bảo đảm giao kết hợp đồng

Lời giải:

- Biện pháp bảo đảm giao kết hợp đồng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là: thế chấp tài sản. Cụ thể: để vay được tiền từ ngân hàng, ông T phải thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở

- Hậu quả mà ông T phải chịu nếu vi phạm là: ngân hàng sẽ phát mãi ngôi nhà của gia đình ông T để thu hồi nợ.

- Ông T sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

2. Một số quy định pháp luật về hợp đồng dân sự

Câu hỏi 1 trang 31 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hợp đồng trao đổi tivi giữa ông B và Công ty điện máy X được thể hiện bằng hình thức nào?

Hợp đồng trao đổi tivi giữa ông B và Công ty điện máy X được thể hiện

Lời giải:

- Hợp đồng trao đổi tivi giữa ông B và công ty điện máy X được thể hiện thông qua 2 hình thức: văn bản và hành vi cụ thể.

+ Văn bản - cụ thể là: thông báo của công ty điện máy X về việc đổi tivi cũ lấy tivi mới

+ Hành vi cụ thể là: ông B mang tivi cũ đến đổi, rồi trả số tiền chênh lệch giữa tivi mới và tivi cũ; nhân viên thu ngân của Công ty điện máy X trao phiếu bảo hành cho ông B

Câu hỏi 2 trang 31 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hợp đồng thuê phòng ở giữa B và ông C được thể hiện bằng hình thức nào? Hợp đồng đó có những nội dung gì?

Hợp đồng thuê phòng ở giữa B và ông C được thể hiện bằng hình thức nào?

Lời giải:

- Hợp đồng thuê phòng ở B và ông C được thể hiện bằng hình thức văn bản.

- Hợp đồng thuê phòng giữa B và ông C thể hiện nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng.

Câu hỏi 3 trang 31 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, các nội dung của khoản 2 Điều 398 nêu trên có bắt buộc phải có trong tất cả các hợp đồng dân sự không? Vì sao?

Lời giải:

- Các nội dung của khoản 2 Điều 398 không bắt buộc phải có trong tất cả các hợp đồng dân sự. Vì: nội dung của hợp đồng dân sự do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khi thỏa thuận về hợp đồng dân sự, các chủ thể nên thỏa thuận đầy đủ các nội dung trong 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 31 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Hành vi giao vật hoặc trả tiền là thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mua bán tài sản.

b. Tất cả các nghĩa vụ dân sự đều cần có biện pháp bảo đảm thực hiện.

c. Nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh trên cơ sở của hợp đồng dân sự.

d. Hợp đồng dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản, song có trường hợp bắt buộc bằng văn bản.

e. Hợp đồng dân sự có hiệu lực khi có đủ điều kiện do luật định.

g. Bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Lời giải:

- Ý kiến a) Đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: ngoài hợp đồng mua bán tài sản, hành vi giao vật hoặc trả tiền còn là hành vi thực hiện nghĩa vụ dân sự trong nhiều loại giao dịch dân sự khác, ví dụ như: hợp đồng thế chấp tài sản; hợp đồng vay nợ,…

- Ý kiến b) Sai. Vì: biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp do các bên trong quan hệ nghĩa vụ tự thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.

- Ý kiến c) Sai. Vì: ngoài hợp đồng dân sự, trách nhiệm dân sự có thể phát sinh từ các cơ sở khác, như: hành vi pháp lí đơn phương; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và căn cứ khác do pháp luật quy định.

- Ý kiến d) Đúng. Vì: căn cứ theo khoản 1 và 2 tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015:  giao dịch dân sự có thể được thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể; song cũng có những trường hợp giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng kí thì phải tuân theo quy định đó.

- Ý kiến e) Đúng. Vì: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là các điều kiện cần đáp ứng để hợp đồng có giá trị pháp lý. Các bên chỉ có thể thực hiện giao dịch đã thỏa thuận khi hợp đồng có hiệu lực.

- Ý kiến g) Đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: theo quy định của Điều 351 Bộ luật Dân sự:

+ Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền.

+ Bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm với bên có quyền trong các trường hợp sau: (1) bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng; (2) bên có nghĩa vụ chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là do hoàn toàn lỗi của bên có quyền.

Luyện tập 2 trang 31 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống sau là thực hiện hợp đồng hay vi phạm hợp đồng ? Vì sao?

a. T mượn xe đạp của N và hẹn khi mua sách về sẽ trả xe ngay. Tuy nhiên, khi về đến nhà thì em trai của T nói có việc gấp và xin T cho mượn xe để đi cho nhanh. Vì chiều em nên T đã cho em minh mượn xe mà không thông báo cho N biết.

b. Ông B đã giao kết hợp đồng vay ngân hàng 100 triệu đồng trong thời hạn 2 năm để có vốn phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm ông đã đến ngân hàng đề nghị cho thanh toán nợ trước hạn và được ngân hàng đồng ý.

c. Gia đình ông A kí hợp đồng thuê nhà ở của gia đình bà P với thời hạn 3 năm và thời hạn thanh toán tiền thuê là 6 tháng 1 lần. Khi hết thời hạn thuê, bà P yêu cầu gia đình ông A trả lại nhà cho bà. Ông A đề nghị bà P gia hạn thêm 3 năm nhưng bà P không đồng ý. Tuy nhiên, gia đình ông A vẫn cố tình không chuyển đi mặc dù bà P đã nhiều lần nhắc nhở.

d. Khi học lớp 12, S được bố mẹ hứa sẽ tặng cho một chiếc xe máy nếu bạn trúng tuyển vào đại học. Sau khi trúng tuyển vào đại học, bố mẹ đã mua cho S một chiếc xe máy 50 cm3. S xin bố mẹ cho đổi sang xe máy 70 cm3 để dáng đẹp hơn, song bố mẹ S không đồng ý.

Lời giải:

- Tình huống a) Hành vi của T đã vi phạm hợp đồng dân sự giữa T và N. Vì:

+ T và N thực hiện hợp đồng dân sự (dưới hình thức lời nói). Theo đó: bạn T có nghĩa vụ trả lại chiếc xe cho bạn N ngay sau khi dùng xong.

+ Tuy nhiên, T đã cho em trai của mình mượn xe (của N) mà không thông báo và không được sự đồng ý của N => T đã không thực hiện nghĩa vụ dân dự của mình.

- Tình huống b) Hành vi của ông B là thực hiện hợp đồng dân sự. Vì:

+ Ông B và ngân hàng đã giao kết hợp đồng dân sự dưới hình thức văn bản, trong nội dung hợp đồng có thể có những điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ trước hạn.

+ Khi thanh toán nợ trước hạn, ông B (bên có nghĩa vụ) đã thông báo đến ngân hàng và được sự đồng ý của ngân hàng (bên có quyền).

- Tình huống c) Hành động của gia đình ông A đã vi phạm hợp đồng. Vì:

+ Ông A (bên có nghĩa vụ) và bà P (bên có quyền) đã kí hợp đồng dân sự (dưới hình thức văn bản). Theo đó: ông A có nghĩa vụ: thanh toán tiền thuê nhà 6 tháng 1 lần cho bà P và trả lại nhà cho bà P sau khi hết thời hạn thuê (3 năm).

+ Khi hết thời hạn thuê, gia đình ông A cố tình không trả nhà cho bà P => ông A đã không thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình.

- Tình huống d) Hành vi của bố mẹ S là thực hiện hợp đồng dân sự. Vì:

+ Bố mẹ S (bên có nghĩa vụ) và S (bên có quyền) đã cùng tham gia hợp đồng dân sự (dưới hình thức lời nói). Trong đó: bố mẹ S có nghĩa vụ mua tặng S một chiếc xe máy sau khi S đỗ đại học (không nói rõ là xe có dung tích xi lanh bao nhiêu cm3).

+ Sau khi S đỗ đại học, bố mẹ S đã thực hiện lời hứa của mình => bố mẹ S đã hoàn thành nghĩa vụ dân sự.

Luyện tập 3 trang 32 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

- Trường hợp a. Doanh nghiệp K kí hợp đồng mua 50 chiếc xe máy của Công ty Z. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong quá trình sản xuất nên đến thời hạn giao hàng, Công ty Z chỉ giao cho Doanh nghiệp K được 20 chiếc xe máy làm cho Doanh nghiệp K phải mất một khoản tiền rất lớn để chi trả cho các khách hàng đã đặt cọc mua xe của doanh nghiệp.

Việc Công ty Z không giao đủ số xe máy cho Doanh nghiệp K khi đến hạn có phải là vi phạm nghĩa vụ, vi phạm hợp đồng dân sự không? Công ty Z có phải bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp K không? Vì sao?

- Trường hợp b. P đặt mua online một áo sơ mi nhãn hiệu X của cửa hàng thời trang trên mạng và đã chuyển tiền thanh toán cho cửa hàng. Tuy nhiên, khi kiểm tra áo do nhân viên giao hàng mang đến, P phát hiện ra chiếc áo đó có nhãn hiệu Y.

1 Trong trường hợp này, mỗi bên có những nghĩa vụ gì?

2 Trách nhiệm giao không đúng hàng theo hợp đồng thuộc về ai? Vì sao?

3/ Nếu là P, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Lời giải:

* Trả lời câu hỏi trường hợp a)

- Việc Công ty Z không giao đủ số xe máy cho Doanh nghiệp K khi đến hạn là vi phạm hợp đồng dân sự. Vì:

+ Công ty Z (bên có nghĩa vụ) đã kí kết hợp đồng dân sự với doanh nghiệp K (bên có quyền). Theo đó: công ty Z có nghĩa vụ: giao đủ số lượng xe máy (50 xe) cho doanh nghiệp K đúng thời hạn quy định.

+ Tuy nhiên, đến thời hạn, công ty Z chỉ giao cho Doanh nghiệp K 20 chiếc xe.

=> Công ty Z đã thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ dân sự của mình.

- Công ty Z phải bồi thường cho doanh nghiệp K. Vì: theo quy định tại khoản 1 điều 351 Bộ luật Dân sự 2015: bên có nghĩa vụ vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

* Trả lời câu hỏi trường hợp b)

- Yêu cầu số 1: Nghĩa vụ của mỗi bên:

+ Bạn P phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho cửa hàng thời trang.

+ Cửa hàng thời trang phải thực hiện nghĩa vụ giao vật cho bạn P.

Yêu cầu số 2: Trách nhiệm giao không đúng hàng theo hợp đồng thuộc về cửa hàng thời trang. Vì:

+ Bạn P và cửa hàng thời trang cùng thực hiện hợp đồng dân sự. Theo đó, cửa hàng thời trang có trách nhiệm giao hàng hàng: đúng nhãn hiệu, chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm,… cho bạn P.

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cửa hàng thời trang đã thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình (hợp đồng là: mặt hàng của hãng X; nhưng cửa hàng giao cho P mặt hàng của hãng Y).

- Yêu cầu số 3: Nếu là P, để bảo vệ quyền lợi của mình, em sẽ:

+ Từ chối nhận chiếc áo sơ mi mang nhãn hiệu Y.

+ Yêu cầu cửa hàng thời trang gửi lại chiếc áo của hãng X đúng như thỏa thuận.

Vận dụng

Vận dụng trang 32 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy viết bài kể về một trường hợp thực hiện đúng hợp đồng (hoặc nghĩa vụ) dân sự và một trường hợp vi phạm hợp đồng (hoặc nghĩa vụ) dân sự và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải:

(*) Trường hợp thực hiện đúng hợp đồng dân sự: Doanh nghiệp K kí hợp đồng cung ứng vật tư xây dựng cho cơ quan N để phục vụ cho việc sửa chữa văn phòng của cơ quan. Trong hợp đồng này, hai bên đã thỏa thuận cụ thể về số lượng, giá cả từng loại vật liệu, thời gian, phương thức giao nhận, thời gian, phương thức thanh toán,... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cả hai bên đều thực hiện đầy đủ và đúng các thỏa thuận đã cam kết, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đối với bên kia.

(*) Trường hợp vi phạm hợp đồng dân sự: Bà B kí hợp đồng cung ứng rau sạch, đúng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm cho Siêu thị V, thời hạn 1 năm. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Theo hợp đồng, nghĩa vụ của bà B là giao đủ số lượng và chủng loại rau cho Siêu thị vào 6 giờ sáng hằng ngày, nghĩa vụ của siêu thị là thanh toán tiền rau vào sáng thứ 2 của tuần kế tiếp tuần nhận được rau đã giao. Ba tháng đầu, siêu thị V thanh toán tiền rau đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi, siêu thị V lấy lí do gặp khó khăn về vốn trong kinh doanh nên chậm thanh toán tiền rau, hai tháng mới thanh toán một lần. Hết thời hạn 1 năm, hợp đồng chấm dứt nhưng siêu thị V còn nợ bà B 5.000.000 đồng tiền rau.

(*) Bài học:

- Khi tham gia vào giao dịch dân sự, cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

- Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, trong hợp đồng dân sự cần thể hiện đầy đủ các nội dung như:

+ Đối tượng của hợp đồng,

+ Số lượng, chất lượng

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

- Trang bị thêm các kiến thức về pháp luật dân sự.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi liên quan

(*) Trường hợp thực hiện đúng hợp đồng dân sự: Doanh nghiệp K kí hợp đồng cung ứng vật tư xây dựng cho cơ quan N để phục vụ cho việc sửa chữa văn phòng của cơ quan. Trong hợp đồng này, hai bên đã thỏa thuận cụ thể về số lượng, giá cả từng loại vật liệu, thời gian, phương thức giao nhận, thời gian, phương thức thanh toán,... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cả hai bên đều thực hiện đầy đủ và đúng các thỏa thuận đã cam kết, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đối với bên kia. (*) Trường hợp vi phạm hợp đồng dân sự: Bà B kí hợp đồng cung ứng rau sạch, đúng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm cho Siêu thị V, thời hạn 1 năm. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Theo hợp đồng, nghĩa vụ của bà B là giao đủ số lượng và chủng loại rau cho Siêu thị vào 6 giờ sáng hằng ngày, nghĩa vụ của siêu thị là thanh toán tiền rau vào sáng thứ 2 của tuần kế tiếp tuần nhận được rau đã giao. Ba tháng đầu, siêu thị V thanh toán tiền rau đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi, siêu thị V lấy lí do gặp khó khăn về vốn trong kinh doanh nên chậm thanh toán tiền rau, hai tháng mới thanh toán một lần. Hết thời hạn 1 năm, hợp đồng chấm dứt nhưng siêu thị V còn nợ bà B 5.000.000 đồng tiền rau. (*) Bài học: - Khi tham gia vào giao dịch dân sự, cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. - Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, trong hợp đồng dân sự cần thể hiện đầy đủ các nội dung như: + Đối tượng của hợp đồng, + Số lượng, chất lượng + Giá, phương thức thanh toán; + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. + Phương thức giải quyết tranh chấp. - Trang bị thêm các kiến thức về pháp luật dân sự.
Xem thêm
- Ý kiến a) Đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: ngoài hợp đồng mua bán tài sản, hành vi giao vật hoặc trả tiền còn là hành vi thực hiện nghĩa vụ dân sự trong nhiều loại giao dịch dân sự khác, ví dụ như: hợp đồng thế chấp tài sản; hợp đồng vay nợ,… - Ý kiến b) Sai. Vì: biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp do các bên trong quan hệ nghĩa vụ tự thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. - Ý kiến c) Sai. Vì: ngoài hợp đồng dân sự, trách nhiệm dân sự có thể phát sinh từ các cơ sở khác, như: hành vi pháp lí đơn phương; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và căn cứ khác do pháp luật quy định. - Ý kiến d) Đúng. Vì: căn cứ theo khoản 1 và 2 tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015:  giao dịch dân sự có thể được thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể; song cũng có những trường hợp giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng kí thì phải tuân theo quy định đó. - Ý kiến e) Đúng. Vì: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là các điều kiện cần đáp ứng để hợp đồng có giá trị pháp lý. Các bên chỉ có thể thực hiện giao dịch đã thỏa thuận khi hợp đồng có hiệu lực. - Ý kiến g) Đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: theo quy định của Điều 351 Bộ luật Dân sự: + Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền. + Bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm với bên có quyền trong các trường hợp sau: (1) bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng; (2) bên có nghĩa vụ chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là do hoàn toàn lỗi của bên có quyền.
Xem thêm
* Trả lời câu hỏi trường hợp a) - Việc Công ty Z không giao đủ số xe máy cho Doanh nghiệp K khi đến hạn là vi phạm hợp đồng dân sự. Vì: + Công ty Z (bên có nghĩa vụ) đã kí kết hợp đồng dân sự với doanh nghiệp K (bên có quyền). Theo đó: công ty Z có nghĩa vụ: giao đủ số lượng xe máy (50 xe) cho doanh nghiệp K đúng thời hạn quy định. + Tuy nhiên, đến thời hạn, công ty Z chỉ giao cho Doanh nghiệp K 20 chiếc xe. => Công ty Z đã thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ dân sự của mình. - Công ty Z phải bồi thường cho doanh nghiệp K. Vì: theo quy định tại khoản 1 điều 351 Bộ luật Dân sự 2015: bên có nghĩa vụ vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. * Trả lời câu hỏi trường hợp b) - Yêu cầu số 1: Nghĩa vụ của mỗi bên: + Bạn P phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho cửa hàng thời trang. + Cửa hàng thời trang phải thực hiện nghĩa vụ giao vật cho bạn P. - Yêu cầu số 2: Trách nhiệm giao không đúng hàng theo hợp đồng thuộc về cửa hàng thời trang. Vì: + Bạn P và cửa hàng thời trang cùng thực hiện hợp đồng dân sự. Theo đó, cửa hàng thời trang có trách nhiệm giao hàng hàng: đúng nhãn hiệu, chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm,… cho bạn P. + Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cửa hàng thời trang đã thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình (hợp đồng là: mặt hàng của hãng X; nhưng cửa hàng giao cho P mặt hàng của hãng Y). - Yêu cầu số 3: Nếu là P, để bảo vệ quyền lợi của mình, em sẽ: + Từ chối nhận chiếc áo sơ mi mang nhãn hiệu Y. + Yêu cầu cửa hàng thời trang gửi lại chiếc áo của hãng X đúng như thỏa thuận.
Xem thêm
- Biện pháp bảo đảm giao kết hợp đồng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là: thế chấp tài sản. Cụ thể: để vay được tiền từ ngân hàng, ông T phải thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở - Hậu quả mà ông T phải chịu nếu vi phạm là: ngân hàng sẽ phát mãi ngôi nhà của gia đình ông T để thu hồi nợ. - Ông T sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Xem thêm
- Tình huống a) Hành vi của T đã vi phạm hợp đồng dân sự giữa T và N. Vì: + T và N thực hiện hợp đồng dân sự (dưới hình thức lời nói). Theo đó: bạn T có nghĩa vụ trả lại chiếc xe cho bạn N ngay sau khi dùng xong. + Tuy nhiên, T đã cho em trai của mình mượn xe (của N) mà không thông báo và không được sự đồng ý của N => T đã không thực hiện nghĩa vụ dân dự của mình. - Tình huống b) Hành vi của ông B là thực hiện hợp đồng dân sự. Vì: + Ông B và ngân hàng đã giao kết hợp đồng dân sự dưới hình thức văn bản, trong nội dung hợp đồng có thể có những điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ trước hạn. + Khi thanh toán nợ trước hạn, ông B (bên có nghĩa vụ) đã thông báo đến ngân hàng và được sự đồng ý của ngân hàng (bên có quyền). - Tình huống c) Hành động của gia đình ông A đã vi phạm hợp đồng. Vì: + Ông A (bên có nghĩa vụ) và bà P (bên có quyền) đã kí hợp đồng dân sự (dưới hình thức văn bản). Theo đó: ông A có nghĩa vụ: thanh toán tiền thuê nhà 6 tháng 1 lần cho bà P và trả lại nhà cho bà P sau khi hết thời hạn thuê (3 năm). + Khi hết thời hạn thuê, gia đình ông A cố tình không trả nhà cho bà P => ông A đã không thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. - Tình huống d) Hành vi của bố mẹ S là thực hiện hợp đồng dân sự. Vì: + Bố mẹ S (bên có nghĩa vụ) và S (bên có quyền) đã cùng tham gia hợp đồng dân sự (dưới hình thức lời nói). Trong đó: bố mẹ S có nghĩa vụ mua tặng S một chiếc xe máy sau khi S đỗ đại học (không nói rõ là xe có dung tích xi lanh bao nhiêu cm3). + Sau khi S đỗ đại học, bố mẹ S đã thực hiện lời hứa của mình => bố mẹ S đã hoàn thành nghĩa vụ dân sự.
Xem thêm
- Hợp đồng thuê phòng ở B và ông C được thể hiện bằng hình thức văn bản. - Hợp đồng thuê phòng giữa B và ông C thể hiện nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng.
Xem thêm
- Các nội dung của khoản 2 Điều 398 không bắt buộc phải có trong tất cả các hợp đồng dân sự. Vì: nội dung của hợp đồng dân sự do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. - Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khi thỏa thuận về hợp đồng dân sự, các chủ thể nên thỏa thuận đầy đủ các nội dung trong 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xem thêm
- Hợp đồng trao đổi tivi giữa ông B và công ty điện máy X được thể hiện thông qua 2 hình thức: văn bản và hành vi cụ thể. + Văn bản - cụ thể là: thông báo của công ty điện máy X về việc đổi tivi cũ lấy tivi mới + Hành vi cụ thể là: ông B mang tivi cũ đến đổi, rồi trả số tiền chênh lệch giữa tivi mới và tivi cũ; nhân viên thu ngân của Công ty điện máy X trao phiếu bảo hành cho ông B
Xem thêm
- Trong trường hợp 2, nghĩa vụ giữa ông B và công ty thực phẩm H phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng đã kí kết. - Nghĩa vụ của ông B: + Hằng ngày, ông B phải giao đủ cho Công ty Thực phẩm H 100 kg thịt lợn sạch các loại vào lúc 5 giờ sáng tại cửa hàng bán thực phẩm của công ty. + Cung cấp thịt đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ của công ty H: thanh toán đầy đủ tiền thịt lợn đã giao từng tuần cho ông B theo giá mà hai bên đã thỏa thuận vào thứ hai của tuần kế tiếp.
Xem thêm
- Nghĩa vụ của anh T: + Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của hãng hàng không B. + Thanh toán chi phí đầy đủ, đúng hạn cho hãng hàng không B + Thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn hàng không, an ninh hàng không. + Tuân thủ sự chỉ dẫn của hãng hàng không. + Bồi thường thiệt hại nếu anh T có lỗi, gây ra thiệt hại cho hãng hàng không B. - Nghĩa vụ của hãng hàng không B + Cung cấp dịch vụ bay đúng với thỏa thuận, hợp đồng đã kí kết với khách hàng + Thông báo kịp thời cho hành khách về thông tin chuyến bay. + Đảm bảo các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không. + Bồi thường cho khách hàng nếu chuyến bay bị hủy
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!