Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 2: Sự cần thiết và biện pháp giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên
Mở đầu trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Thông tin. Liên hợp quốc chọn ngày 21 - 3 hằng năm là ngày Quốc tế về Rừng. Chủ đề ngày Quốc tế về Rừng năm 2021 là: "Khôi phục rừng con đường dẫn tới khôi phục kinh tế và hạnh phúc".
Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về chủ đề này.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Rừng là nơi sinh sống của khoảng 80% đa dạng sinh học trên cạn của thế giới. Quan trọng nhất, rừng đóng vai trò hấp thụ khí CO2, trả lại oxy cho sinh giới cũng như giảm hiệu ứng nhà kính do tích tụ CO2 là yếu tố gây ra sự nóng lên toàn cầu. Có khoảng 1,6 tỷ người phụ thuộc trực tiếp vào rừng để kiếm nguồn thức ăn, nơi ở, năng lượng, thuốc men và thu nhập. Thế giới đang dần mất đi 10 triệu ha rừng mỗi năm (tương đương với diện tích của Ai-xơ-len) - thiệt hại này bằng 12% - 20% lượng khí thải nhà kính toàn cầu góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Ngày nay, hơn 1 triệu trong số 8 triệu loài động, thực vật trên hành tinh đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Có gần 2 tỷ ha diện tích đất bị suy thoái - tương đương với một khu vực lớn hơn cả Nam Mỹ. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ rừng!
- Việc quản lý rừng bền vững kết hợp sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên từ rừng là cách tốt nhất chống lại sự biến đổi khí hậu và đóng góp vào sự thịnh vượng, hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, việc phục hồi và quản lý rừng bền vững không chỉ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, mà còn mang đến tiềm năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ để phát triển bền vững, thúc đẩy hoạt động kinh tế, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống. Nhân Ngày Quốc tế về Rừng, chúng ta hãy gieo mầm cho một tương lai bền vững bằng cách cam kết khôi phục và bảo tồn rừng của chúng ta vì lợi ích của con người và hành tinh!
1. Sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên
Lời giải:
- Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên gây ô nhiễm, suy giảm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đã:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh và các hoạt động kinh tế, làm chất lượng cuộc sống của con người bị suy giảm.
+ Tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người, làm gia tăng áp lực cho hệ thống y tế và xã hội.
+ Gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
=> Vì vậy, con người cần phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường, nhằm bảo vệ Trái Đất, bảo vệ cuộc sống bình yên của con người và giới tự nhiên.
2. Một số biện pháp, chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên
Lời giải:
* Mục đích đề ra các biện pháp, chính sách:
- Khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
- Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
* Đánh giá:
- Việc thực hiện các biện pháp, chính sách nêu trên đã có nhiều tác động tích cực, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Cụ thể là:
+ Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường.
+ Nguồn lực đầu tư tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường được tăng cường hơn
+ Ý thức bảo vệ môi trường của người dân từng bước được cải thiện.
- Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như:
+ Hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhiều quy định về các vấn đề môi trường mới phát sinh.
+ Các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
+ Nguồn lực đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng và tương xứng với nhu cầu.
+…
Lời giải:
- Một số chính sách, biện pháp khác:
+ Luật thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12. Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng dựa trên nguyên tắc: người nào sử dụng sản phẩm ô nhiễm thì phải nộp thuế.
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về: hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Đẩy mạnh thực hiện chính sách “Tiêu dùng xanh” để huy động khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực xã hội nhằm phát triển bền vững kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
+ Ứng dụng khoa học, công nghệ thực hiện chuyển đổi số gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên.
Luyện tập
a. Biến đổi khí hậu có thể làm cho một bộ phận dân cư phải di cư tìm nơi kiếm sống.
b. Nước thải cũng là nguồn tài nguyên nước quan trọng cần được xử lí, khai thác.
c. Bảo vệ môi trường chính là đảm bảo sự công bằng giữa các nhóm người trong cùng thế hệ và công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng các nguồn lực từ tự nhiên.
d. Để bắt kịp với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các nước đang phát triển có thể thực hiện tăng trưởng trước, làm sạch môi trường sau.
Lời giải:
- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của con người, ví dụ như:
+ Tình trạng nước biển dâng khiến cho diện tích canh tác và cư trú bị suy giảm (ở nhiều vùng ven biển, tình trạng sạt lở, sụt lún diễn ra nghiêm trọng, khiến người dân thiệt hại về tài sản, bị đe dọa về sức khỏe, thậm chí là tính mạng).
+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: bão, lũ lụt, hạn hán,… cũng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh kế của người dân.
- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: nước thải là nguồn nước đã qua sử dụng, có chứa các vật chất gây ô nhiễm xâm nhập vào môi trường nước. Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình xử lí bằng công nghệ, loại bỏ các chất độc hại, nguồn nước này vẫn có thể tái sử dụng vào một số mục đích, ví dụ như: tưới cây; cọ rửa, vệ sinh các tòa nhà,…
- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: bảo vệ môi trường không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của con người ở thời điểm hiện tại, mà còn đồng thời bảo đảm sự phát triển của các thế hệ tương lai.
- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: tăng trưởng kinh tế cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
a. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động chương trình 'Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh" năm 2022.
b. Chương trình Đổi rác lấy cây: Khi tham gia đổi rác, mọi người có thể đem các loại rác như pin, giấy vụn, vỏ chai,... để đổi quà. Tuỳ vào số lượng rác sẽ quy đổi ra số lượng quả khác nhau như: 5 kg giấy vụn, 3 kg vỏ lon hoặc 5 cục pin sẽ nhận được một cây xanh và một cuốn sách.
c. Ngành xây dựng thực hiện chương trình vật liệu không nung.
d. Đoàn thanh niên phát động phong trào thanh niên xung kích xây dựng nông thôn mới, xây dựng địa chỉ xanh, giúp các hộ dân di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra khỏi nhà ở,.....
Lời giải:
- Biện pháp a. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động chương trình “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022
=> Tác động: giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường; trồng thêm nhiều cây xanh, tăng tỉ lệ cây xanh giúp: hạn chế ô nhiễm môi trường; góp phần cân bằng hệ sinh thái; cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu,..
- Biện pháp b. Chương trình Đổi rác lấy cây
=> Tác động: hạn chế được lượng rác thải ra môi trường, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường; giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Biện pháp c. Ngành xây dựng thực hiện chương trình vật liệu không nung.
=> Tác động: hạn chế lượng khí độc hại thải ra môi trường; góp phần bảo vệ tài nguyên đất; không làm suy giảm diện tích canh tác nông nghiệp.
- Biện pháp d. Đoàn thanh niên phát động phong trào thanh niên xung kích xây dựng nông thôn mới, xây dựng địa chỉ xanh,...
=> Tác động: giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm gây nên; giảm tình trạng phát sinh, lây lan các dịch bệnh nguy hại cho vật nuôi và con người,…
* Mục tiêu:
- Lập được kế hoạch nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên ở địa phương mà em quan tâm.
- Thực hiện được kế hoạch nghiên cứu.
- Trình bày được kết quả nghiên cứu.
* Cách thực hiện:
- Bước 1. Cá nhân lập kế hoạch nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên ở địa phương mà em quan tâm.
- Xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Xác định thời gian, địa điểm nghiên cứu: một buổi, địa điểm ở gần nơi em sống. Xác định nội dung, nhiệm vụ, cách thức tiến hành nghiên cứu:
+ Nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện là: xác định được một tác động tiêu cực cụ thể của phát triển kinh tế đến môi trường từ đó quan sát, phỏng vấn, lưu lại hình ảnh thể hiện tác động tiêu cực đó ảnh hưởng xấu như thế nào đến cuộc sống của con người ở địa phương. Các nhiệm vụ đặt ra cần phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu nghiên cứu. Với mỗi nội dung, nhiệm vụ hoạt động, các em cần thảo luận xác định cụ thể cách thức tiến hành để đưa vào kế hoạch nghiên cứu.
- Xác định phương tiện thực hiện: giấy, bút, phiếu phỏng vấn, nếu có điều kiện thì thêm điện thoại thông minh để quay phim, chụp ảnh.
Bước 2. Lập kế hoạch nghiên cứu theo nhóm
- Thành lập nhóm nghiên cứu, bầu nhóm trưởng và thư kí nhóm, tập hợp kế hoạch nghiên cứu của các cá nhân trong nhóm thành một bản kế hoạch chung, trong đó cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Bước 3. Trình bày kế hoạch nghiên cứu của nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày bản kế hoạch nghiên cứu của nhóm và nghe góp ý, bổ sung.
Bước 4. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu nghiêm chủ hoạch nghiên cứu, nhận xét, đánh giá chung kết quả lập kế hoạch nghiên cứu của các nhóm.
Cách thức thực hiện:
- Các nhóm triển khai công việc, liên hệ với cá nhân, hộ gia đình đang bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường mà nhóm quan tâm nghiên cứu để quan sát, phỏng vấn, cần trình bày rõ ràng mục đích nghiên cứu và mong muốn được chia sẻ thông tin.
Lưu ý khi thực hiện kế hoạch nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, chú ý tìm hiểu, quan sát, ghi tóm tắt nội dung tìm hiểu, quan sát được theo nhiệm vụ được phân công. Có thể dùng điện thoại thông minh để chụp ảnh những biểu hiện của ảnh hưởng.
- Phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về vấn đề nhóm đang quan tâm, nghiên cứu. Chú ý lắng nghe và ghi những thông tin thu thập được qua phỏng vấn.
* Báo cáo kết quả nghiên cứu:
- Mỗi nhóm trưng bày kết quả thực hiện dự án tại một khu vực trong lớp (bài báo cáo trên giấy AO, hình ảnh, video, sơ đồ,...).
- Từng thành viên trình bày các sản phẩm nghiên cứu đã thực hiện và những điều nhận được theo nhiệm vụ được phân công.
- Các nhóm thảo luận nội dung, cách trình bày sản phẩm chung của nhóm. Cần đưa những hình ảnh, số liệu, thông tin thuyết phục vào bài trình bày của nhóm.
- Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm và trình bày kết quả nghiên cứu.
- Lắng nghe thầy, cô giáo nhận xét chung về báo cáo nghiên cứu của các nhóm cũng như tuyên dương, khen ngợi những nhóm có báo cáo sinh động, hấp dẫn và thể hiện được đầy đủ nội dung cơ bản theo mục tiêu đã xác định.
Lời giải:
(*) Sản phẩm báo cáo tham khảo
- Đề tài: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
- Hình thức thể hiện: Infographic
Vận dụng
Lời giải:
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: