a. Hành vi giao vật hoặc trả tiền là thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mua bán tài sản
221
18/09/2023
Luyện tập 1 trang 31 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Hành vi giao vật hoặc trả tiền là thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mua bán tài sản.
b. Tất cả các nghĩa vụ dân sự đều cần có biện pháp bảo đảm thực hiện.
c. Nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh trên cơ sở của hợp đồng dân sự.
d. Hợp đồng dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản, song có trường hợp bắt buộc bằng văn bản.
e. Hợp đồng dân sự có hiệu lực khi có đủ điều kiện do luật định.
g. Bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Trả lời
- Ý kiến a) Đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: ngoài hợp đồng mua bán tài sản, hành vi giao vật hoặc trả tiền còn là hành vi thực hiện nghĩa vụ dân sự trong nhiều loại giao dịch dân sự khác, ví dụ như: hợp đồng thế chấp tài sản; hợp đồng vay nợ,…
- Ý kiến b) Sai. Vì: biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp do các bên trong quan hệ nghĩa vụ tự thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.
- Ý kiến c) Sai. Vì: ngoài hợp đồng dân sự, trách nhiệm dân sự có thể phát sinh từ các cơ sở khác, như: hành vi pháp lí đơn phương; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và căn cứ khác do pháp luật quy định.
- Ý kiến d) Đúng. Vì: căn cứ theo khoản 1 và 2 tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015: giao dịch dân sự có thể được thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể; song cũng có những trường hợp giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng kí thì phải tuân theo quy định đó.
- Ý kiến e) Đúng. Vì: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là các điều kiện cần đáp ứng để hợp đồng có giá trị pháp lý. Các bên chỉ có thể thực hiện giao dịch đã thỏa thuận khi hợp đồng có hiệu lực.
- Ý kiến g) Đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: theo quy định của Điều 351 Bộ luật Dân sự:
+ Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền.
+ Bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm với bên có quyền trong các trường hợp sau: (1) bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng; (2) bên có nghĩa vụ chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là do hoàn toàn lỗi của bên có quyền.
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: