Giải Chuyên đề Địa Lí 11 Chuyên đề 3 (Chân trời sáng tạo): Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí 11 Chuyên đề 3: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa 11 Chuyên đề 3: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

I. Quan niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Mở đầu trang 31 Chuyên đề Địa Lí 11: Vậy, cách mạng công nghệ 4.0 là gì? Cuộc cách mạng này có đặc điểm và nội dung gì nổi bật, có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội toàn thế giới?

Lời giải:

Khái niệm: Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng kết hợp công nghệ số công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, tạo ra những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học như trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ in 3D.

- Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có đặc điểm chủ yếu sau:

+ Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

+ Tốc độ phát triển nhanh công nghệ được ứng dụng rộng rãi, làm thay đổi phương thức sản xuất.

+ Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến kinh tế, xã hội và môi trường.

- Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có nội dung sau:

+ Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 không là trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật.

+ Trong lĩnh vực vật lý cách mạng công nghệ 4.0 tập trung nghiên cứu, chế tạo nhiều lĩnh vực như robot thế hệ mới, công nghệ in 3D, các phương tiện tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano.

+ Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa dạng với các thành tựu công nghệ gen nuôi cấy mô đã tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp, y dược chế biến và đảm bảo thực phẩm xử lý ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo.

- Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0:

+ Tác động đến kinh tế: thay đổi nguồn lực sản, công nghệ sản, cách tổ chức và quản lý sản xuất; gia tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thay đổi phương thức tiêu dùng và giá cả hàng hóa, dịch vụ; làm gia tăng khoảng cách và sự thay đổi sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia…

+ Tác động đến xã hội: làm thay đổi chất lượng cuộc sống; văn hoá; việc làm; phân hoá giàu nghèo và các vấn đề về an ninh xã hội.

1. Quan niệm

Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào các hình 3.1 và thông tin trong bài hãy trình bày về quan niệm cách mạng công nghệ 4.0?

Dựa vào các hình 3.1 và thông tin trong bài hãy trình bày về quan niệm cách mạng

Lời giải:

- Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghệ Hannôvơ (Đức) vào năm 2011.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng kết hợp công nghệ số, công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; tạo ra những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học như: trí tuệ nhân tạo (Al), rô-bốt, Internet vạn vật (IoT), công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học,...

2. Đặc điểm và nội dung của Cách mạng công nghiệp 4.0

Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào các hình 3.1, 3.3, 3.4 và thông tin trong bài hãy: Trình bày đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trình bày đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Lời giải:

- Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

- Tốc độ phát triển nhanh công nghệ được ứng dụng rộng rãi, làm thay đổi phương thức sản xuất.

- Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào các hình 3.1, 3.3, 3.4 và thông tin trong bài hãy: So sánh đặc điểm và nội dung của cách mạng công nghiệp 4.0 với cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.

So sánh đặc điểm và nội dung của cách mạng công nghiệp 4.0 với cuộc cách mạng công nghiệp

Lời giải:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất :

+ Thời gian, quy mô: diễn ra trong những năm 1784 - 1840, khởi đầu từ nước Anh, sau đó lan rộng sang Tây Âu, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới.

+ Đặc trưng: việc sử dụng năng lượng nước hơi nước đã mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí cơ giới hóa.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2:

+ Thời gian, quy mô: diễn ra trong những năm 1870 đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức, Hoa Kỳ.

+ Đặc trưng: sử dụng năng lượng, điện động cơ điện và sự ra đời của dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3:

+ Thời gian, quy mô: diễn ra trong những năm 1969 đến đầu thế kỉ XXI; khởi đầu là Hoa Kỳ, sau đó phát triển ở các nước như Anh, Đức, Nhật Bản và lan ra toàn thế giới.

+ Đặc trưng: sử dụng thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4:

+ Thời gian, quy mô: từ những năm 2000, khởi đầu tại Đức, Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển.

+ Đặc trưng: sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. cho phép vạn vật kết nối mọi lúc, mọi nơi.

II. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào các hình 3.5, hình 3.6 và thông tin trong bài hãy phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới.

Dựa vào các hình 3.5, hình 3.6 và thông tin trong bài hãy phân tích tác động

Lời giải:

a/ Tác động đến kinh tế: Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động rất lớn và đa diện tới nền kinh tế toàn cầu:

- Thay đổi nguồn lực sản xuất,nhất là những thành tựu về khoa học - công nghệ, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực về: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở mỗi nước để phát triển kinh tế.

- Thay đổi công nghệ sản xuất:tạo ra nhiềucông nghệ sản xuất mới, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Thay đổi cách thức tổ chức và quản lí sản xuất:

Cho phép tổ chức và quản lí sản xuất nhanh chóng, hiệu quả nhờ việc ứng dụng các phần mềm và công nghệ quản lí giúp giảm số lượng nhân công, chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc; tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động hiệu quả hơn với các chi phí thương mại được cắt giảm.

+ Thúc đẩy thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh sử dụng ít lao động và tài nguyên.

- Gia tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

+ Làm tăng năng suất lao động xã hội, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

+ Tuy nhiên, việc sản xuất ồ ạt có thể gây khủng hoảng thừa sản phẩm.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng: các ngành kinh tế dựa vào tài nguyên và lao động sẽ chuyển dần sang các ngành kinh tế tri thức dựa trên khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Thay đổi phương thức tiêu dùng và giá cả hàng hóa, dịch vụ:các sản phẩm được sản xuất đa dạng với chất lượng và chi phí sản xuất thấp hơn.

Làm gia tăng khoảng cách và thay đổi sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia:

+ Cách mạng công nghiệp 4.0 làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, góp phần định hình lại vị thế các nước trên bản đồ kinh tế thế giới.

+ Các nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghệ sẽ chiếm ưu thế, các nền kinh tế đang phát triển dựa vào tài nguyên và lao động thì dần trở nên mất lợi thế.

+ Các quốc gia đang phát triển nếu không tận dụng được cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu.

- Thay đổi sự phát triển của mỗi ngành kinh tế: cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế trên thế giới.

b/ Tác động đến xã hội:

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người:

+ Thu nhập của người dân được nâng cao.

+ Các dịch vụ, tiện ích phục vụ đời sống ngày càng đầy đủ.

+ Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí,... cũng được phát triển, hiện đại hóa, đa dạng với nhiều hình thức.

- Tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa trên thế giới:

+ Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... giúp mọi người tiếp cận lượng thông tin khổng lồ của toàn nhân loại.

+ Các phương tiện truyền thông giúp lan tỏa các hoạt động văn hóa.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo ra những thay đổi lớn về việc làm:

+ Các ngành nghề đòi hỏi đổi mới sáng tạo ngày càng cao; đồng thời giảm thiểu các công việc thủ công có tính chất lặp đi, lặp lại.

+ Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa đã được thay thế một phần hoặc hoàn toàn nên đòi hỏi năng lực, trình độ của người lao động phải được nâng cao.

- Làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo:

+ Lao động làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo sẽ có thu nhập cao.

+ Lao động phổ thông sẽ có thu nhập thấp.

Tác động đến việc giải quyết các vấn đề về an ninh xã hội:

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để các quốc gia ứng phó và xử lí hiệu quả hơn với nhiều thách thức về an ninh, an toàn xã hội. Những công nghệ đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cùng với sự hỗ trợ của mạng di động đã góp phần tạo ra những công cụ hiệu quả để nhận diện và ứng phó với các rủi ro an ninh mạng toàn cầu và mỗi quốc gia.

+ Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự gia tăng kếtnối thông qua internet cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin cá nhân.

III. Một số xu hướng chính của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin trong bài, hãy: Trình bày một số xu hướng chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Lời giải:

- Xu hướng 1. Trí tuệ nhân tạo

+ Trí tuệ nhân tạo là một xu hướng công nghệ trong tương lai, thúc đẩy quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với những tác động lớn và sâu rộng.

+ Trí tuệ nhân tạo tạo ra những máy móc thông minh, đặc biệt là chương trình máy tính thông minh có thể tự động hóa các hành vi như con người. Đó là những công nghệ nhận dạng khuôn mặt, giọng nói, cảm nhận hình ảnh, có khả năng giao tiếp, bộc lộ cảm xúc,...

+ Với khả năng xử lí dữ liệu ở mức độlớn và nhanh hơn con người, trí tuệ nhân tạo đang ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp con người tiết kiệm sức lao động, chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, mang đến những thay đổi lớn trong cuộc sống.

- Xu hướng 2. Internet vạn vật

+ Internet vạn vật là một mạng lưới các thiết bị, đồ dùng được kết nối vớinhau qua mạng internet, cho phép chúng thu thập, trao đổi dữ liệu và tương tác với nhau. Người dùng có thể theo dõi, điều khiển và kiểm soát đồ vật của mình bằng các thiết bị như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.

+ Internet vạn vật là xu hướng công nghệ mới của thế giới trên cơ sở của sự phát triển internet,điện thoại thông minh và các thiết bị cảm biến.

+ Các ứng dụng đều hướng đến việctạo ra những sản phẩm, thiết bị, đồ dùng, phương tiện tự động hóa ngày càng thông minh hơn, tiện ích hơn.

+ Trong sản xuất, các quy trình được tự động hóa, từ đó tiết kiệm được chi phí vận hành, thời gian sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Xu hướng 3. Công nghệ in 3D

+ Công nghệ in 3D hay được gọi là công nghệ sản xuất đắp dần, theo đó các lớp vật liệu mỏng được đặt chồng lên nhau cho đến khi tạo thành một vật thể ba chiều hoàn chỉnh. Máy in 3D sẽ sử dụng vật liệu in đặc biệt để tạo hình khối 3D cho sản phẩm từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có trước.

+ Công nghệ in 3D cho phép chế tạo các sản phẩm đa dạng với khối lượng, kích thước, màu sắc khác nhau, thời gian hoàn thành sản phẩm nhanh, chi phí nguyên vật liệu và sản xuất thấp,... Với những ưu điểm nổi bật, công nghệ in 3D sẽ là một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

+ Hiện nay, công nghệ in 3D đang được quan tâm, phát triển và ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:lĩnh vực chế tạo; lĩnh vực hàng không, vũ trụ; lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe; lĩnh vực kiến trúc và xây dựng; lĩnh vực thời trang.

- Xu hướng 4. Các phương tiện tự lái

+ Xe ô tô tự lái

+ Tàu ngầm và các thiết bị bay không người lái.

Câu hỏi trang 38 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin trong bài, hãy: Lấy ví dụ thể hiện những ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong đời sống kinh tế xã hội.

Lời giải:

+ Xe ô tô tự lái; máy bay không người lái,…

+ Hệ thống điều tiết giao thông thông minh

+ Phần mềm giáo dục theo dõi sự tiến bộ của học sinh

+ Rô-bốt chăm sóc trẻ em; rô-bốt phẫu thuật,…

Luyện tập và Vận dụng (trang 42)

Luyện tập 1 trang 42 Chuyên đề Địa Lí 11: Hãy hoàn thành thông tin theo bảng sau về ứng dụng của xu hướng trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Xu hướng

Ứng dụng

Trí tuệ nhân tạo

?

Internet vạn vật

?

Công nghệ in 3D

?

Các phương tiện tự lái

?

Lời giải:

Xu hướng

Ứng dụng

Trí tuệ nhân tạo

- Tạo ra máy móc thông minh, đặc biệt là chương trình máy tính thông minh có thể tự động hóa các hành vi như con người.

- Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: sản xuất, giao thông, y tế, giáo dục,…

Internet vạn vật

- Tạo ra những sản phẩm, thiết bị, đồ dùng, phương tiện tự động hóa ngày càng thông minh hơn, tiện ích hơn.

- Tạo ra các quy trình tự động hóa trong sản xuất.

Công nghệ in 3D

- Chế tạo các sản phẩm đa dạng với khối lượng, kích thước, màu sắc khác nhau, thời gian hoàn thành sản phẩm nhanh, chi phí nguyên vật liệu và sản xuất thấp,...

- Ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:chế tạo; hàng không, vũ trụ; y tế và chăm sóc sức khỏe; kiến trúc và xây dựng; thời trang…

Các phương tiện tự lái

- Xe ô tô tự lái

- Tàu ngầm và các thiết bị bay không người lái.

Luyện tập 2 trang 42 Chuyên đề Địa Lí 11: Vẽ sơ đồ thể hiện tác động chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế xã hội trên thế giới.

Lời giải:

Vẽ sơ đồ thể hiện tác động chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Vận dụng trang 42 Chuyên đề Địa Lí 11: Hãy trình bày tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến học tập và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống AI. Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội. Thực tế, các cuộc cách mạng công nghiệp có thể làm mất đi một số nghề nhưng lại tạo ra nhiều nghề mới. Đó là bài toán cấp bách trong thời điểm hiện nay bởi cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội mới, nhưng cũng sẽ đóng vai trò đào thải những ngành nghề tụt hậu, không bắt kịp xu hướng và khó đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Vấn đề là phải đào tạo lại cho người lao động và dựa trên nền tảng chuyển đổi số như hiện tại, khả năng thích ứng của người lao động với sự chuyển đổi của xã hội trong thời đại công nghệ sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng sẽ tạo ra nguồn nhân sự có kỹ năng và tay nghề cao, tạo cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư khi chuyển giao công nghệ và xây dựng các công xưởng sản xuất mới.

Xen thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 
 

Câu hỏi liên quan

♦Nhóm công nghệ vật lí/ hữu hình: Xu hướng phát triển chính trong nhóm vật lí/hữu hình bao gồm: phương tiện tự lái, công nghệ in 3D, rô-bốt cao cấp và vật liệu mới. Cụ thể: - Phương tiện tự lái: + Là các thiết bịcó khả năng cảm nhận môi trường xung quanh thông qua các dữ liệu cảm biến từ ra-đa, máy ảnh, máy đo khoảng cách bằng siêu âm, GPS, bản đồ được gắn trên thiết bị và tự hoạt động mà không cần hoặc cần rất ít sự tham gia của con người trong việc điều khiển chúng. + Cùng với quá trình phát triển của cảm biến và trí tuệ nhân tạo, khả năng của các phương tiện tự lái ngày càng được cải thiện. - Công nghệ in 3D: + Là công nghệ tạo ra một đối tượng vật lí bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay mô hình 3D có trước. + Công nghệ này giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo truyền thống trước đây (công nghệ chế tạo cắt gọt). + Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển công nghệ in 4D để tạora một thế hệ sản phẩm có thể tự thích nghi, tự phản ứng trước sự thay đổi của môi trường. - Rô-bốt cao cấp + Là công nghệ được tạo ra để rô-bốt bắt chước hành động của con người, tự động hóa thực hiện quy trình sản xuất nhằm tăng hiệu quả công việc. + Rô-bốt sẽ khiến việc tự động hóa phát triển mạnh hơn. - Công nghệ vật liệu mới: + Là một khoa học liên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lí và tính chất của các vật liệu. + Các vật liệu mới thường nhẹ hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng hơn. Ngoài ra, các vật liệu mới còn có thể tự phục hồi hoặc tự làm sạch, hoặc khôi phục lại hình dạng ban đầu,... ♦Nhóm công nghệ kĩ thuật số: Nhóm công nghệ kĩ thuật số sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về internet vạn vật, phân tích dữ liệu lớn dựa trên trí tuệ nhân tạo và công nghệ điện toán đám mây. Cụ thể: - Internet vạn vật: + Là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác. + Cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. + Được ứng dụng trong tấtcả các lĩnh vực của đời sống và sản xuất. - Dữ liệu lớn: + Là một tập hợp dữ liệu có kích thước lớn, đa dạngvà tốc độ xử lí nhanh, có thể đến từ các nguồn khác nhau. + Áp dụng phân tích vào dữ liệu lớn có thể cắt giảm chi phí và thời gian, tăng thời gian phát triển và Tối ưu hóa sản phẩm và hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lí hơn. - Trí tuệ nhân tạo: + Là khoa học tạo ra các thiết bị có hành vi thông minh, hiểu được trí tuệ con người. + Mục tiêu của trí tuệ nhân tạo là tạo ra các thiết bị có thể nghĩ, nghe, nhìn, đi lại, nói và cảm nhận. + Các sản phẩm trí tuệ nhân tạo ngày càng trở nên tiên tiến hơn. - Công nghệ điện toán đám mây là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máy chủ ảo trên internet thay vì trong phòng máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng khi cần. ♦ Nhóm công nghệ sinh học - Công nghệ sinh học đang ngày càng phổ biến hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi vào đời sống sản xuất của xã hội hiện đại và có thể tạo ra những đột phá trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo và hoá học. - Xu hướng phát triển chính trong nhóm côngnghệ sinh học chính là công nghệ gen và sinh học tổng hợp.
Xem thêm
(*) Tham khảo: - Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc. - Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống AI. Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội. Thực tế, các cuộc cách mạng công nghiệp có thể làm mất đi một số nghề nhưng lại tạo ra nhiều nghề mới. Đó là bài toán cấp bách trong thời điểm hiện nay bởi cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội mới, nhưng cũng sẽ đóng vai trò đào thải những ngành nghề tụt hậu, không bắt kịp xu hướng và khó đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Vấn đề là phải đào tạo lại cho người lao động và dựa trên nền tảng chuyển đổi số như hiện tại, khả năng thích ứng của người lao động với sự chuyển đổi của xã hội trong thời đại công nghệ sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng sẽ tạo ra nguồn nhân sự có kỹ năng và tay nghề cao, tạo cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư khi chuyển giao công nghệ và xây dựng các công xưởng sản xuất mới.
Xem thêm
- Khái niệm: Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên sự tích hợp cao độ của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật vào điều hành hệ thống sản xuất một cách hiệu quả và thông minh vượt bậc. - Điểm khác biệt giữa Cách mạng công nghiệp 4.0 so với các cuộc cách mạng công nghiệp khác đã diễn ra trước đó: + Phát triển trên ba trụ cột chính: kĩ thuật số, vật lí và công nghệ sinh học. + Sử dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông + Con người và máy móc có khả năng cộng tác chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. + Cho ra sản phẩm nhanh hơn với chi phí tiết kiệm hơn. + Quy mô vô cùng lớn với tốc độ lan truyền rất nhanh, thúc đẩy đột phá công nghệ, tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa. + Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến kinh tế - xã hội thế giới. - Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới: + Chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức và thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Thay đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất thông minh. + Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời và theo hướng cá nhân hóa. + Nhiều mô hình kinh tế mới đã ra đời. + Suy giảm lao động tại một số ngành. + Thay đổi nội dung và kỹ năng lao động. + Gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư. + Gia tăng số lượng việc làm. - Liên hệ: tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Có rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghiệp này như nhân viên tiếp thị, quảng cáo, người bán hàng trong quán cà phê, thư ký và trợ lí… đó là những công việc sẽ được tự động hóa nhiều trong tương lai, không cần đến con người. Chính vì vậy học sinh cần định hướng rõ nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp với thời buổi công nghiệp 4.0, nâng cao kiến thức, kĩ năng, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Xem thêm
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1 (*) Bài tham khảo: Xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt: - Cơ cấu lại sản xuất theo hướng toàn diện, bền vững, hiện đại theo quy hoạch, từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo quy hoạch. - Lồng ghép các nguồn lực của Trung ương, của tỉnh Lâm Đồng để ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị bảo vệ môi trường trong canh tác nông nghiệp; đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện… phục vụ sản xuất. - Phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu mạnh. - Tăng cường các giải pháp phối hợp các sở, ngành liên quan triển khai hiệu quả các đề án nông nghiệp hữu cơ, chuyển đổi giống cây trồng, phát triển cây dược liệu; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu sản xuất giống rau, hoa, cây đặc sản đầu dòng sạch bệnh… - Ứng dụng máy móc thiết bị vào các khâu làm đất, tưới nước, bón phân và thu hoạch phù hợp với từng điều kiện địa hình. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự tính, dự báo dựa trên bản đồ xác định dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. - Thực hiện các chương trình, dự án công nghệ sinh học lai tạo, nuôi cấy giống cây trồng mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cho năng suất và chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất thương phẩm… - Đẩy mạnh chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá, phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại; nhân rộng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ ổn định theo hợp đồng.
Xem thêm
- Quan niệm: + Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng kết hợp các kiến thức trong lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số, sinh học, tạo ra một loạt các công nghệ mới có tính đột phá, đưa đến những khả năng sản xuất hoàn toàn mới, có tác động sâu sắc đén đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. + Các công nghệ trọng tâm của cuộc cách mạng này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và dữ liệu lớn. - Đặc điểm chính của cách mạng 4.0: + Sản xuất thông minh nhờ các đột phá của công nghệ số. + Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, internet kết nối (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS).
Xem thêm
♦ Tác động của cách mạng 4.0 đến kinh tế thế giới - Thứ nhất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức + Nền kinh tế tri thức dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ. + Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu về vật lí, kĩ thuật số, sinh học làm cơ sở cho sản xuất thông minh trên quy mô lớn; thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sức lao động và tài nguyên sang mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Từ đó, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế tri thức. - Thứ hai, làm thay đổi phương thức và phân bố sản xuất + Khoa học kĩ thuật và công nghệ, máy móc được sử dụng triệt để sẽ mở ra kỉ nguyên mới của kết nối, tự động hoá linh hoạt, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. + Sản xuất dựa trên kĩ thuật số sẽ chuyển dịch dần sang những nơi nhiều lao động có kĩ năng và chuyên môn cao. Những nơi có lao động trình độ cao sẽ có sức hấp dẫn, thu hút sự hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất công nghệ cao. - Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và thay đổi sự phát triển ngành kinh tế + Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao với kĩ thuật, công nghệ và máy móc hiện đại. + Cách mạng 4.0 cũng làm thay đổi sự phát triển ngành kinh tế. Cụ thể: ▪ Đối với công nghiệp: tạo các nhà máy thông minh, làm việc với nhau thông qua internet; qua đó giúp cải thiện năng suất, kiểm soát và quản lí công việc tốt hơn. ▪ Đối với nông nghiệp: thúc đẩy việc phát triển các trang trại kĩ thuật số… ▪ Đối với dịch vụ: Tạo điều kiện cho sự xuất hiện của thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến; các phần mềm quản lý giao thông; các ứng dụng công nghệ trong dịch vụ giáo dục, y tế,… ♦ Liên hệ thực tế ở Việt Nam: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Cụ thể: - Một số cơ hội: + Tăng cường hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới + Tiếp cận thành tựu công nghệ sản xuất mới, thu hút đầu tư,… để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, tạo cơ sở để Việt Nam có thể đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới. + Nhiều lĩnh vực kinh tế có sự thay đổi tích cực, như: thương mại điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, chính phủ điện tử... - Một số thách thức: + Phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường bên ngoài. + Đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xem thêm
- Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghệ Hannôvơ (Đức) vào năm 2011. - Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng kết hợp công nghệ số, công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; tạo ra những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học như: trí tuệ nhân tạo (Al), rô-bốt, Internet vạn vật (IoT), công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học,...
Xem thêm
(*) Tham khảo: ngành Kĩ sư công nghệ thông tin - Kỹ sư công nghệ thông tin, hay kỹ sư máy tính, là những người am hiểu về công nghệ, có kiến thức cũng như trình độ chuyên môn liên quan đến công nghệ. Công việc chính của kỹ sư công nghệ thông tin là giám sát các hệ thống máy tính trong công ty, doanh nghiệp, tổ chức.  - Thường họ sẽ làm việc theo nhóm với các chuyên gia công nghệ thông tin để khắc phục các sự cố về phần mềm, phần cứng, đồng thời triển khai các chương trình máy tính mới cho doanh nghiệp. Ngoài ra, kỹ sư công nghệ thông tin cũng tham gia vào các công việc khác bao gồm: lập kế hoạch, thiết kế, triển khai, xử lý sự cố, cập nhật và sửa chữa hệ thống khi có yêu cầu.  - Một số nhóm ngành kỹ sư công nghệ thông tin mà bạn có thể tham khảo như: kỹ sư công nghệ phần mềm; kỹ sư hệ thống thông tin; kỹ sư khoa học máy tính; kỹ sư truyền thông và mạng máy tính; kỹ sư kỹ thuật máy tính,… - Để trở thành kỹ sư công nghệ thông tin, bạn cần phải trang bị và rèn luyện một số kiến thức và kĩ năng sau: + Kiến thức về: thiết kế phần mềm; công nghệ java, ứng dụng; xây dựng phần mềm; lập trình, phân tích hệ thống; đồ họa ứng dụng, website; phân tích hệ thống – thiết kế hệ thống,... + Kĩ năng: lập trình, toán học, quản lí và xử lí vấn đề, giao tiếp,…
Xem thêm
(*) Tham khảo: - Một số nhóm ngành nghề nào liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng công nghiệp, đang phát triển ở địa phương em: + Nhóm ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, như: phát triển phần mềm an ninh mạng, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu, phát triển Internet. + Nhóm ngành nghề liên quan đến sinh học tổng hợp, như: kỹ thuật di truyền an toàn, trang trại thông minh. + Nhóm ngành nghề tiếp thị. + Nhóm ngành nghề hậu cần với các hoạt động chủ yếu như: vận chuyển hàng, đóng bao bì, dán nhãn mác, quản lí kho bãi,...
Xem thêm
♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - Thời gian: Bắt đầu diễn ra từ khoảng năm 1784 đến năm 1840. - Phạm vi, quy mô: Khởi đầu từ nước Anh sau đó lan tỏa sang nhiều nước khác. - Đặc điểm: + Sản xuất cơ khí với máy móc dựa vào động cơ hơi nước. + Kỉ nguyên sản xuất cơ khí ra đời, chuyển đổi từ phương pháp sản xuất thủ công sang máy móc sử dụng hơi nước và sức nước. - Nội dung chính: sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. ♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai - Thời gian: những năm 1870 đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914). - Phạm vi, quy mô: Khởi đầu ở Hoa Kỳ và tác động chủ yếu đến Hoa Kỳ, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản,... - Đặc điểm: + Sản xuất hàng loạt với máy móc sử dụng năng lượng diện. + Giai đoạn tự động hoá, ra đời các dây chuyền sản xuất hiện đại. - Nội dung chính: sử dụng năng lượng điện, động cơ điện để tạo ra sản xuất đại trà. ♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba - Thời gian: Diễn ra từ những năm 1960 đến những năm 1990. - Phạm vi, quy mô: Khởi đầu ở Hoa Kỳ, sau đó phát triển ở các nước: Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Nhật Bản,.. và lan rộng ra toàn thế giới. - Đặc điểm: + Sản xuất tự động với máy tính, điện tử và cách mạng số hoá. + Ra đời công nghệ thông tin, được xúc tác bởi chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân, internet. - Nội dung chính: sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. ♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thời gian: Diễn ra từ những năm 2000 cho đến hiện nay - Phạm vi, quy mô: Khởi đầu ở Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển, trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia trên toàn thế giới. - Đặc điểm: + Sản xuất thông minh nhờ các đột phá của công nghệ số. + Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, internet kết nối (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS). - Nội dung chính: hợp nhất, không có ranh giới giữa ba trụ cột chính (kĩ thuật số, công nghệ sinh học, vật lí), phát triển dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!