Giải Chuyên đề Địa Lí 11 Chuyên đề 1 (Chân trời sáng tạo): Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí 11 Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa 11 Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á

I. Ủy hội sông Mê Công

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Địa Lí 11: Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đang đứng trước nhiều vấn đề hợp tác khai thác sông Mê Công và hợp tác hòa bình trong khai thác biển Đông. Uỷ hội sông Mê Công đã thực hiện các hoạt động gì để thúc đẩy sự hợp tác trong khai thác sông Mê Công? Biểu hiện của sự hợp tác hòa bình trong khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển theo thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở biển đông được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Hoạt động của quốc gia thuộc ủy hội sông Mê Công trong quản lý và khai thác tài nguyên liên quan của sông Mê Công rất đa dạng. Điều này được thể hiện thông qua các thủ tục hợp tác chiến lược phát triển chương trình, dự án, sáng kiến phát triển.

- Biểu hiện của sự hợp tác hòa bình trong khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển theo thông vận tải, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở biển Đông:

+ Các nguồn tài nguyên trong biển đông phân bố trên diện rộng có liên quan đến nhiều quốc gia nên đặt ra một số vấn đề quan tâm như sự khai thác quá mức một số tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường biển, khai thác trong vùng biển chồng lớn, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển và an ninh quốc phòng.

+ Phát biểu trong những năm qua nhiều hội nghị, diễn đàn của các nước có chung biển đông được tổ chức thực hiện ký kết thông qua các hiệp định thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác khai thác biển đông như hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, hợp tác trong giao thông vận tải biển, hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng.

1. Khái quát về lưu vực sông Mê Công

Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công.

Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công

Lời giải:

- Chiều dài và diện tích lưu vực:

+ Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua 6 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam. Đây là một trong những con sông lớn của thế giới với chiều dài 4900 km.

+ Lưu vực sông Mê Công rộng khoảng 795.000 Km2. Trong đó:

+ Thượng nguồn nằm ở Trung Quốc và Mi-an-ma.

+ Hạ nguồn nằm ở: lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Nguồn nước của sông Mê Công dồi dào, tổng lượng dòng chảy hằng năm đạt khoảng 475 tỉ m3, đồng thời kết hợp với đặc điểm địa hình đa dạng, tạo thuận lợi phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải.

+ Phù sa trong nước sông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng đồng bằng ở hạ lưu sông.

+ Lưu vực của sông có sự đa dạng, sinh học cao. Trong lưu vực sông, phát triển rừng lá rậm nhiệt đới thường xanh, rừng cây rụng lá theo mùa, rừng đước,... Rừng là môi trường sống cho các loài động vật, thực vật cung cấp thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng và là không gian sinh kế của người dân địa phương.

+ Lưu vực sông Mê Công còn có các tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản,... phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Dân cư và xã hội:

+ Lưu vực sông Mê Công có hơn 65 triệu người. Một số khu vực với địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc định cư.

+ Lưu vực sông Mê Công cũng là nơi sinh sống của hơn 100 dân tộc. Các dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời, đa dạng về văn hoá.

=> Tác động: thuận lợi để phát triển du lịch, song cũng đặt ra vấn đề khó khăn trong hợp tác bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của lưu vực sông.

- Các hoạt động kinh tế: khá đa dạng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

+ Trong nông nghiệp: Người dân ở lưu vực sông Mê Công đã canh tác lúa từ lâu đời. Lượng nước phục vụ cho tưới tiêu khoảng 22 tỉ m3/ năm. Thái Lan và Việt Nam là các quốc gia dẫn đầu về sản xuất về sản xuất lúa gạo.

Trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: Lưu vực của sông Mê Công là môi trường thuận lợi cho người dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hoạt động đánh bắt thủy sản, góp phần tạo nguồn thu nhập cho người dân, song cũng đặt ra vấn đề suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường trong nước.

+ Trong khai thác thủy điện: Các nhà máy thuỷ điện cũng góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ, giảm lũ lụt, hạn hán…Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy thủy điện đã dẫn đến các hệ luỵ như: giảm lượng nước, suy giảm nguồn lợi thủy sản, giảm lượng phù sa trong nước sông.

+ Trong khai thác giao thông vận tải: hầu như toàn bộ dòng chính của sông Mê Công đều có thể đi lại bằng đường thủy. Điều này góp phần đa dạng các loại hình giao thông vận tải phục vụ kinh tế của địa phương trong lĩnh vực sông.

+ Trong khai thác du lịch: nhờ có tài nguyên du lịch hấp dẫn, sự gia tăng các hoạt đọng thương mại và sự cải thiện hệ thông giao thông nên hoạt động du lịch trong khu vực sông ngày càng phát triển.

2. Lí do ra đời và mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin trong bài, hãy: Trình bày lí do ra đời của Uỷ hội sông Mê Công.

Lời giải:

- Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước, có vai trò quan trọng với đời sống của người dân ở các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn nước ở lưu vực sông còn thiếu bền vững, nhất là các quốc gia trong khu vực thượng nguồn. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên sinh kế của người dân ở các nước hạ nguồn. Vì vậy cần có cơ chế quản lý và hợp tác khai thác nguồn tài nguyên giữa các quốc gia một cách bền vững.

- Ngày 5/4/1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã kí kết “Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công” tại Chiềng Rai. Các nước đã kí nghị định thư thành lậpUỷ hội sông Mê Công (viết tắt là: MRC).

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin trong bài, hãy: Nêu ra mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.

Lời giải:

- Mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công là: phối hợp quản lý, khai thác tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng trên phạm vi lưu vực sông Mê Công.

3. Một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào hình 1.3 và hình 1.4, bảng 1 và thông tin trong bài, hãy giới thiệu về một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.

Dựa vào hình 1.3 và hình 1.4, bảng 1 và thông tin trong bài, hãy giới thiệu

Lời giải:

- Hoạt động của quốc gia thuộc ủy hội sông Mê Công trong quản lý và khai thác tài nguyên liên quan của sông Mêkông rất đa dạng. Điều này được thể hiện thông qua các thủ tục hợp tác chiến lược phát triển chương trình, dự án, sáng kiến phát triển.

+ Chiến lược phát triển: Ủy hội sông Mê Công đã thông qua chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước qua nhiều giai đoạn, các chiến lược ngành ở hầu hết các lĩnh vực hợp tác như: môi trường, thủy sản, lũ lụt, hạn hán, thủy điện, biến đổi khí hậu.

+ Dự án hợp tác: Dự án quản lý tổng hợp tài nguyên nước sông Này cầm nhằm hỗ trợ việc thực hiện hợp tác quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên trong hợp tác xuyên biên giới. 4 quốc gia đã thiết lập 5 dự án song xưa thực hiện từ năm 2013 đến năm 2019.

- Ngoài hoạt động trong khối ủy hội sông mê kông đã tăng cường hợp tác với các quốc gia có liên quan, các bên đã đạt được một số kết quả như:

+ Thỏa thuận hợp tác giữa ủy hội sông Mê Công với Trung Quốc về cung cấp dữ liệu thủy văn trong suốt mùa lũ lụt mở rộng cung cấp dữ liệu thủy văn trong suốt mùa lũ…

+ Sáng kiến hạ nguồn sông Mê Công, diễn đàn để các quốc gia ủy hội sông Mê Công với Hoa Kỳ cùng đưa ra các giải pháp chung cho những thách thức phát triển xuyên biên giới ở khu vực sông Mê Công.

4. Vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày vai trò của Việt Nam trong ủy hội sông Mê Công.

Lời giải:

- Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển và hoạt động hiệu quả của ủy hội sông Mê Công:

+ Tham gia vào biểu quyết nhiều vấn đề quan trọng trong các cuộc họp của ủy hội sông Mê Công quốc tế.

+ Phối hợp với các quốc gia trong khu vực xây dựng quy định quy chế quản lý, khai thác tài nguyên nước, giá các tài nguyên một cách bền vững trên lưu vực sông Mê Công.

+ Phối hợp theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên khác liên quan đến lưu vực sông Mê Công.

+ Tổ chức nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia khu vực thượng nguồn đến các quốc gia, khu vực hạ nguồn.

+ Tham gia hỗ trợ các địa phương thuộc lưu vực sông Mê Công trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

+ Việt Nam cùng các nước trong ủy hội sông Mê Công đã tham gia hợp tác với các nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.

II. Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông

1. Khái quát về Biển Đông

Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào các hình 1.5, 1.6, 1.7 và thông tin trong bài, hãy trình bày khái quát về Biển Đông.

Dựa vào các hình 1.5, 1.6, 1.7 và thông tin trong bài, hãy trình bày khái quát về Biển Đông

Lời giải:

- Biển Đông là một vùng biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3447 nghìn km2, được bao bọc bởi 9 quốc gia là: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin Ma-lay-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

- Biển Đông giáp với biển Hoa Đông, biển Phi-lip-pin, biển Xu-lu, biển Gia-va, biển An-đa-man.

- Phần lớn Biển Đông nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc. Vùng biển này nối liền với 2 đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Phần biển đông thuộc lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2, kéo dài từ khoảng 6o50’B và từ khoảng 101oĐ đến trên 11702o’Đ, có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

- Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý góp phần tạo nên sự đa dạng về tự nhiên, thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển của các nước có vị trí tiếp giáp Biển Đông. Tuy nhiên, Biển Đông cũng là nơi xảy ra nhiều thiên tai.

2. Hợp tác và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng ở Biển Đông

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào hình 1.8 và thông tin trong bài, em hãy trình bày: Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.

Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông

Lời giải:

a/ Hợp tác trong khai thác tài nguyên:

Là sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc thăm dò các nguồn tài nguyên ở các vùng, khu vực chứa tài nguyên thiên nhiên mà một trong hai hoặc cả hai quốc gia có đặc quyền khai thác do nằm trong đường biên giới hoặc vùng chồng lấn giữa các quốc gia đó với các quốc gia khác.

- Một số hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên phổ biến gồm: hợp tác trong khai thác thủy sản, khoáng sản, nguồn năng lượng tái tạo, tài nguyên du lịch biển,…

- Thứ nhất, hợp tác trong khai thác thủy sản:

+ Giữa các nước khu vực Đông Nam Á có chung Biển Đông đã thực hiện hợp tác đa phương, tiêu biểu như: diễn đàn tham vấn thủy sản Đông Nam Á.

+ Ngoài hợp tác đa phương còn có hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông. Việt Nam đã ký kết 4 điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến ngày cá hợp tác trên biển với các nước trong và ngoài khu vực.

- Thứ hai, hợp tác trong khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác: Các hợp tác trong khai thác dầu khí đa dạng bao gồm hợp tác song phương, hợp tác đa phương. Cụ thể:

+ Hợp tác giữa Malaixia và Thái Lanvề vấn đề khai thác chung dầu khí tại vùng biển chồng lấn trong khu vực Biển Đông (1979)

+ Hợp tác giữa Việt Nam và Malaixia về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn (1992)

+ Hợp tác giữa Việt Nam và Inđônêxia về phân định thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước (2003)

+ Hợp tác giữa Việt Nam, Philíppin và Trung Quốcvề khảo sát địa chấn biển chung trong khu vực Thỏa thuận tại Biển Đông (2005)

+ Hợp tác giữa Philíppin và Trung Quốcvề việc hợp tác khai thác dầu khí chung ở Biển Đông (2018).

+ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã hợp tác nghiên cứu, xây dựng Quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.

+ Một số quốc gia còn hợp tác trong nghiên cứu và khai thác các loại tài nguyên khóang sản khác, tiêu biểu là hợp tác trong khai thác băng cháy, như hợp tác nghiên cứu băng cháy giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ ở Biển Đông.

- Thứ ba, hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạođang là xu hướng mới tại Biển Đông.Một số hợp tác như:

+ Hợp tác trong khai thác điện gióngoài khơi ở tỉnh Bình Thuận giữa Việt Nam và Đan Mạch;

+ Hợp tác trong khai thác điện ngoài khơi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giữa Việt Nam và Pháp;

+ Hợp tác trong nghiên cứu tiềm năng điện sóng biển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,...

- Thứ tư, hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển:

+ Việt Nam đã kí kết Thỏa thuận, bản ghi nhớ với Philíppin và Xingapo về phát triển du lịch tàu biển;

+ Việt Nam kí kết hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam giữa các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang với Campuchia và Thái Lan.

- Thứ năm, hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển:

+ Việt Nam và Trung Quốc đã kí Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Bắc Bộ (năm 2017).

+ Các nước thành viên ASEAN cũng đã xây dựng cơ chế tham gia hợp tác biển, như: Tuyên bố của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN về Chống rác thải trên biển và Khung hành động nhằm xử lí vấn nạn rác thải, sáng kiến lập Mạng lưới ASEAN về chống đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU),...

bHợp tác trong phát triển giao thông vận tải

- Các quốc gia Đông Nam Á có chung Biển Đông đã tham gia các diễn đàn đa phương tại ASEAN như:

+ Hội nghị quan chức cấp cao giao thông vận tải ASEAN (STOM);

+ Hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN (ATM).

- Các quốc gia có chung Biển Đông cũng đã kí các hiệp định hợp tác song phương trong phát triển giao thông vận tải biển như: hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc thông qua Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.

- Ngoài ra, còn có sự hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông với các nước, khu vực khác trên thế giới như các nước Tây Âu, Trung Đông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len (New Zealand),...

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào hình 1.8 và thông tin trong bài, em hãy trình bày: Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông

Lời giải:

Các hợp tác cụ thể trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng gồm hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và hợp tác trong các hoạt động an ninh quốc phòng trên biển.

- Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

+Ngày 4/11/2002 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnôm Pênh (Campuchia), các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC).

+ Ngày 6/8/2017, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 50tại Manila (Philíppin), Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc chính thức đưa ra dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

- Các hiệp định và biên bản ghi nhớ

+ Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) giữa Việt Nam và Xingapo.

+ Hiệp định hợp tác giữa Xingapo, Inđônêxia và Malaixia nhằm tiến hành tập trận chung trên biển và phối hợp tuần tra hàng hải tại eo Malắcca (Malacca).

+ Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Philíppin, năm 2010.

- Quan hệ quốc phòng song phương và đa phương không ngừng được mở rộng và phát triển. Điều này góp phần quan trọng trong việc gìn giữ an ninh quốc phòng của các nước trong khu vực. Các hợp tác về quốc phòng, an ninh, vấn đề về chủ quyền của một số quốc gia trên Biển Đông cần tìm được sự đồng thuận chung.

Luyện tập và Vận dụng (trang 20)

Luyện tập 1 trang 20 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành thông tin theo bảng sau để thể hiện đặc điểm và vai trò của tài nguyên thiên nhiên ở lưu vực sông Mê Công.

Tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm chính

Cho ví dụ về vai trò

Tài nguyên nước

?

?

Tài nguyên sinh vật

?

?

Lời giải:

Tài nguyên

thiên nhiên

Đặc điểm chính

Cho ví dụ về vai trò

Tài nguyên nước

Nguồn nước sông Mê Công dồi dào với tổng lượng dòng chảy hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m3

- Tổng lượng dòng chảy lớn cùng với đặc điểm địa hình đa dạng đã thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải đường sông, du lịch và khai thác thuỷ điện.

- Lượng phù sa trong nước sông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng đồng bằng khu vực hạ lưu sông.

Tài nguyên sinh vật

- Lưu vục có sự đa dạng, sinh học cao với khoảng 20.000 loài thực vật, 430 loài động vật có vú, 1200 loài chim.

- Trong lưu vực sông, phát triển rừng lá rậm nhiệt đới thường xanh, rừng cây rụng lá theo mùa, rừng đước,...

- Rừng là môi trường sống của các loài động vật, thực vật cung cấp thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng và là không gian sinh kế của người dân địa phương.

Luyện tập 2 trang 20 Chuyên đề Địa Lí 11: Vẽ sơ đồ thể hiện một số hoạt động của ủy hội sông Mê Công.

Lời giải:

Vẽ sơ đồ thể hiện một số hoạt động của ủy hội sông Mê Công

Luyện tập 3 trang 20 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành thông tin theo bảng sau về hợp tác giữa các nước trong khai thác Biển Đông.

Nội dung hợp tác

Một số hợp tác cụ thể

Các nước tham gia

Hợp tác trong khai thác thủy sản

 

 

Hợp tác trong khai thác dầu khí

 

 

Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

 

 

Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

 

 

Lời giải:

Nội dung hợp tác

Một số hợp tác cụ thể

Các nước

tham gia

Hợp tác trong khai thác thủy sản

Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia

Việt Nam;

Campuchia

Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong vịnh Thái Lan

Việt Nam;

Thái Lan

Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam;

Trung Quốc

Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Philíppin

Việt Nam;

Philíppin

Hợp tác trong khai thác dầu khí

Bản ghi nhớ về vấn đề khai thác chung dầu khí tại vùng biển chồng lấn trong khu vực Biển Đông giữa Malaixia và Thái Lan

Malaixia;

Thái Lan

Việt Nam và Malaixia đã kí Bản Thỏa thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn

Việt Nam;

Malaixia

Việt Nam và Inđônêxia đã kí Hiệp định phân định thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước

Việt Nam;

Inđônêxia

Việt Nam, Philíppin và Trung Quốckí Thỏa thuận 3 bên về khảo sát địa chấn biển chung trong khu vực Thỏa thuận tại Biển Đông

Việt Nam;

Philíppin;

Trung Quốc

Hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạo

Hợp tác trong khai thác điện gió ngoài khơi ở tỉnh Bình Thuận

Việt Nam;

Đan Mạch

Hợp tác trong nghiên cứu tiềm năng điện sóng biển

Việt Nam;

Hoa Kì

Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển

Thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa Việt Nam với Philíppin và Xingapo về phát triển du lịch tàu biển

Việt Nam;

Philíppin;

Xingapo

Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển

Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Bắc Bộ

Việt Nam;

Trung Quốc

Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải

Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân

Việt Nam;

Trung Quốc

Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng

Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC).

ASEAN;

Trung Quốc

Dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (dự thảo khung COC)

ASEAN;

Trung Quốc

Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) giữa Việt Nam và Xingapo.

Việt Nam;

Xingapo

Hiệp định hợp tác nhằm tiến hành tập trận chung trên biển và phối hợp tuần tra hàng hải tại eo Malắcca

Xingapo;

Inđônêxia;

Malaixia

Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng

Việt Nam;

Philíppin

Vận dụng trang 20 Chuyên đề Địa Lí 11: Chọn một trong những nội dung về hợp tác giữa Việt Nam và các nước khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển đông. Hãy thu thập tư liệu và viết một vài báo cáo ngắn về sự hợp tác này.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Bản Thỏa thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaixia (1992)

- Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn nằm ở gần cửa vịnh Thái Lan, được tạo thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng chồng lấn này không rộng, diện tích 2.800km2, nhưng có tiềm năng về dầu khí.

Năm 1992, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận cùng hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn và trong quá trình hợp tác khai thác chung, chuyên gia hai bên sẽ gặp nhau để vạch đường phân định thềm lục địa trong vùng chồng lấn này. Lập trường của Việt Nam đưa ra trong đàm phán là dựa trên nguyên tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế có tính đến hoàn cảnh đặc biệt của địa hình bờ biển mỗi nước trong khu vuực phân định. Malaysia sử dụng phương pháp đường trung tuyến tính từ các đảo ven bờ của mình và bờ biển Việt Nam bỏ qua đảo Hòn Khoai, đồng ý áp dụng giải pháp tạm thời hợp tác cùng khai thác chung trong vùng chồng lấn, không làm ảnh hưởng đến việc vạch đường phân định cuối cùng, việc phân chia lợi tức phải công bằng.

- Từ ngày 3 đến 5-6-1992, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lumpur. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU). Nội dung chủ yếu của thoả thuận này gồm:

Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với ranh giới thềm lục địa do VNCH công bố năm 1971) và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.

Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi ích - Nếu có mỏ dầu khí nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thoả thuận thuận thăm dò khai thác.

Về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng…Tuy nhiên vì khu vực ở xa đất liền, nên Việt Nam có thể ủy quyền cho Malaysia đảm đương các nhiệm vụ nói trên trong vùng chồng lấn.

Thỏa thuận này là thoả thuận song phương đầu tiên của Việt Nam với các nước trong khu vực đối với vùng chồng lấn trên biển được hình thành bởi các bên liên quan đã đưa ra các yêu sách ranh giới biển theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đây là bằng chứng thể hiện Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đặc biệt là giải pháp tạm thời hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Câu hỏi liên quan

- Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông: + Hợp tác về khai thác thủy sản bao gồm: hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và với các quốc gia khác. + Hợp tác khai thác khoáng sản, bao gồm: hợp tác khai thác dầu khí và năng lượng tái tạo. + Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển + Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển - Đánh giá: + Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã có sự hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác thủy sản. + Trong khai thác khoáng sản các quốc gia hợp tác trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, thỏa thuận thăm dò và khai thác chung. + Trong khai thác tài nguyên du lịch biển biểu hiện của sự hợp tác thể hiện qua các bản thỏa thuận, ghi nhớ về phát triển du lịch tàu biển và hành lang ven biển. + Trong hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên các quốc gia đã hợp tác chặt chẽ cùng nhau xây dựng các cơ chế bền vững.
Xem thêm
a/ Hợp tác trong khai thác tài nguyên: - Là sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc thăm dò các nguồn tài nguyên ở các vùng, khu vực chứa tài nguyên thiên nhiên mà một trong hai hoặc cả hai quốc gia có đặc quyền khai thác do nằm trong đường biên giới hoặc vùng chồng lấn giữa các quốc gia đó với các quốc gia khác. - Một số hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên phổ biến gồm: hợp tác trong khai thác thủy sản, khoáng sản, nguồn năng lượng tái tạo, tài nguyên du lịch biển,… - Thứ nhất, hợp tác trong khai thác thủy sản: + Giữa các nước khu vực Đông Nam Á có chung Biển Đông đã thực hiện hợp tác đa phương, tiêu biểu như: diễn đàn tham vấn thủy sản Đông Nam Á. + Ngoài hợp tác đa phương còn có hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông. Việt Nam đã ký kết 4 điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến ngày cá hợp tác trên biển với các nước trong và ngoài khu vực. - Thứ hai, hợp tác trong khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác: Các hợp tác trong khai thác dầu khí đa dạng bao gồm hợp tác song phương, hợp tác đa phương. Cụ thể: + Hợp tác giữa Malaixia và Thái Lanvề vấn đề khai thác chung dầu khí tại vùng biển chồng lấn trong khu vực Biển Đông (1979) + Hợp tác giữa Việt Nam và Malaixia về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn (1992) + Hợp tác giữa Việt Nam và Inđônêxia về phân định thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước (2003) + Hợp tác giữa Việt Nam, Philíppin và Trung Quốcvề khảo sát địa chấn biển chung trong khu vực Thỏa thuận tại Biển Đông (2005) + Hợp tác giữa Philíppin và Trung Quốcvề việc hợp tác khai thác dầu khí chung ở Biển Đông (2018). + Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã hợp tác nghiên cứu, xây dựng Quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. + Một số quốc gia còn hợp tác trong nghiên cứu và khai thác các loại tài nguyên khóang sản khác, tiêu biểu là hợp tác trong khai thác băng cháy, như hợp tác nghiên cứu băng cháy giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ ở Biển Đông. - Thứ ba, hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạo: đang là xu hướng mới tại Biển Đông.Một số hợp tác như: + Hợp tác trong khai thác điện gióngoài khơi ở tỉnh Bình Thuận giữa Việt Nam và Đan Mạch; + Hợp tác trong khai thác điện ngoài khơi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giữa Việt Nam và Pháp; + Hợp tác trong nghiên cứu tiềm năng điện sóng biển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,... - Thứ tư, hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển: + Việt Nam đã kí kết Thỏa thuận, bản ghi nhớ với Philíppin và Xingapo về phát triển du lịch tàu biển; + Việt Nam kí kết hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam giữa các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang với Campuchia và Thái Lan. - Thứ năm, hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển: + Việt Nam và Trung Quốc đã kí Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Bắc Bộ (năm 2017). + Các nước thành viên ASEAN cũng đã xây dựng cơ chế tham gia hợp tác biển, như: Tuyên bố của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN về Chống rác thải trên biển và Khung hành động nhằm xử lí vấn nạn rác thải, sáng kiến lập Mạng lưới ASEAN về chống đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU),... b/ Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải - Các quốc gia Đông Nam Á có chung Biển Đông đã tham gia các diễn đàn đa phương tại ASEAN như: + Hội nghị quan chức cấp cao giao thông vận tải ASEAN (STOM); + Hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN (ATM). - Các quốc gia có chung Biển Đông cũng đã kí các hiệp định hợp tác song phương trong phát triển giao thông vận tải biển như: hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc thông qua Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân. - Ngoài ra, còn có sự hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông với các nước, khu vực khác trên thế giới như các nước Tây Âu, Trung Đông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len (New Zealand),...
Xem thêm
- Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển và hoạt động hiệu quả của ủy hội sông Mê Công: + Tham gia vào biểu quyết nhiều vấn đề quan trọng trong các cuộc họp của ủy hội sông Mê Công quốc tế. + Phối hợp với các quốc gia trong khu vực xây dựng quy định quy chế quản lý, khai thác tài nguyên nước, giá các tài nguyên một cách bền vững trên lưu vực sông Mê Công. + Phối hợp theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên khác liên quan đến lưu vực sông Mê Công. + Tổ chức nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia khu vực thượng nguồn đến các quốc gia, khu vực hạ nguồn. + Tham gia hỗ trợ các địa phương thuộc lưu vực sông Mê Công trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. + Việt Nam cùng các nước trong ủy hội sông Mê Công đã tham gia hợp tác với các nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
Xem thêm
- Lí do ra đờicủa Ủy hội sông Mê Công: + Sông Mê Công có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trong lưu vực. + Sự suy giảm số lượng và chất lượng nguồn nước, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dọc theo sông Mê Công, việc xây các đập thuỷ điện trên các dòng chính và tác động của biến đổi khí hậu đang trực tiếp ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên lưu vực và sinh kế của hơn 65 triệu dân ở hạ lưu. => Do vậy, các nước trong khu vực cần có các giải pháp để cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì sự bền vững của hệ sinh thái trên lưu vực sông Mê Công, đảm bảo sự hài hòa, công bằng trong việc sử dụng nguồn nước sông Mê Công của tất cả các quốc gia. => Đến ngày 5/4/1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã kí kết “Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công” tại Chiềng Rai. Các nước đã kí nghị định thư thành lập Uỷ hội sông Mê Công (viết tắt là: MRC). - Mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công: thúc đẩy, phối hợp quản lí và phát triển tài nguyên nước cũng như các tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia sông Mê Công và an sinh cộng đồng.
Xem thêm
♦ Vị trí, phạm vi: - Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. - Sông Mê Công có chiều dài khoảng 4763 km. Đây là con sông dài thứ 12 thế giới và thứ 3 châu Á. ♦ Đặc điểm lưu vực: - Diện tích lưu vực: + Sông Mê Công được chia thành khu vực:thượng nguồn ở Trung Quốc, Mianma và khu vực hạ lưu ở các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. + Tổng diện tích lưu vực sông Mê Công là 810.000 km2, - Đặc điểm tự nhiên: + Lưu lượng trung bình hàng năm là 475km3, có sự phân mùa: mùa lũ ở thượng nguồn vào mùa xuân hoặc đầu hạ; mùa lũ ở hạ lưu kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11. + Lưu vực có mức đa dạng sinh học lớn thứ 2 thế giới. - Đặc điểm dân cư - xã hội: + Hạ lưu sông Mê Công có hơn 65 triệu người sinh sống, thuộc hơn 100 nhóm dân tộc với nền văn hóa đa dạng; + Tốc độ đô thị hóa nhanh có nhiều đô thị lớn. - Đặc điểm kinh tế: + Sông Mê Công có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên lưu vực sông. Điều này được thể hiện qua việc: cung cấp nguồn nước tưới, đảm bảo an ninh cho ngành trồng trọt; Khu vực sông Mê Công là một trong những ngư trường nội địa lớn nhất thế giới; là một trong những tuyến đường thủy nội địa quan trọng; đồng thời, sông Mê Công có trữ năng thủy điện lớn và tiềm năng du lịch đang ngày càng phát triển. + Các quốc gia trên lưu vực sông có sự khác biệt về quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển kinh tế.
Xem thêm
Các hoạt động hợp tác về du lịch biển của các quốc gia góp phần: + Phát huy tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế biển của các nước trong khu vực. + Hình thành và phát triển các liên kết du lịch biển giữa các quốc gia nhằm tạo ra các cực tăng trưởng của khu vực. + Bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế biển xanh theo hướng bền vững.
Xem thêm
♦ Các biểu hiện hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông: - Hợp tác trong kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC): Thúc đẩy một môi trường hòa bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông, tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này một cách hòa bình và lâu dài. Tuy nhiên DOC không mang tính ràng buộc pháp lí. - Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC): Là cơ sở pháp lí hàng đầu, nhân tố quan trọng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định, an ninh cho vùng Biển Đông nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nói chung. - Các hình thức hợp tác khác: + Hợp tác trong việc chấp hành nghiêm túc Luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. + Các hiệp định và biên bản ghi nhớ. ♦ Đánh giá: Các biểu hiện hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông chủ yếu là sự hợp tác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, trong đó còn tồn tại nhiều bất cập, tính hợp tác chưa cao.
Xem thêm
Việc đa dạng hoá các hoạt động hợp tác trong phát triển giao thông vận tải trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của các quốc gia và khu vực: + Khai thác tiềm năng lợi thế so sánh về giao thông vận tải đường biển của khu vực. + Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường biển của các quốc gia. + Thiết lập và phát triển một hệ thống giao thông vận tải khu vực đồng bộ và hài hoà nhằm cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải tiên tiến, hữu hiệu và an toàn. + Tăng cường hợp tác giao thông vận tải giữa các nước thành viên nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). + Xây dựng cơ chế phối hợp và giám sát các dự án và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải một cách hiệu quả.
Xem thêm
(*) Tham khảo: Bản Thỏa thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaixia (1992) - Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn nằm ở gần cửa vịnh Thái Lan, được tạo thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng chồng lấn này không rộng, diện tích 2.800km2, nhưng có tiềm năng về dầu khí. - Năm 1992, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận cùng hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn và trong quá trình hợp tác khai thác chung, chuyên gia hai bên sẽ gặp nhau để vạch đường phân định thềm lục địa trong vùng chồng lấn này. Lập trường của Việt Nam đưa ra trong đàm phán là dựa trên nguyên tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế có tính đến hoàn cảnh đặc biệt của địa hình bờ biển mỗi nước trong khu vuực phân định. Malaysia sử dụng phương pháp đường trung tuyến tính từ các đảo ven bờ của mình và bờ biển Việt Nam bỏ qua đảo Hòn Khoai, đồng ý áp dụng giải pháp tạm thời hợp tác cùng khai thác chung trong vùng chồng lấn, không làm ảnh hưởng đến việc vạch đường phân định cuối cùng, việc phân chia lợi tức phải công bằng. - Từ ngày 3 đến 5-6-1992, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lumpur. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU). Nội dung chủ yếu của thoả thuận này gồm: + Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với ranh giới thềm lục địa do VNCH công bố năm 1971) và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. + Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi ích - Nếu có mỏ dầu khí nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thoả thuận thuận thăm dò khai thác. + Về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng…Tuy nhiên vì khu vực ở xa đất liền, nên Việt Nam có thể ủy quyền cho Malaysia đảm đương các nhiệm vụ nói trên trong vùng chồng lấn. - Thỏa thuận này là thoả thuận song phương đầu tiên của Việt Nam với các nước trong khu vực đối với vùng chồng lấn trên biển được hình thành bởi các bên liên quan đã đưa ra các yêu sách ranh giới biển theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là bằng chứng thể hiện Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đặc biệt là giải pháp tạm thời hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn.
Xem thêm
+ Năm 1994, Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN được thành lập, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch giữa các quốc gia: Bru-nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. + Năm 1989, ba nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po đã thành lập Tam giác tăng trưởng Xi-giô-ri để kết nối sự phát triển kinh tế giữa các địa phương của ba nước. Bên cạnh đó, việc hợp tác phát triển du lịch biển thông qua các chuyến du thuyền giữa ba quốc gia này cũng được triển khai có hiệu quả. + Năm 1996, các nước Thái Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a đã thành lập Tam giác tăng trưởng IMT-GT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia. + Việt Nam và Phi-líp-pin đã kí kết kế hoạch hợp tác về phát triển du lịch tài biển giai đoạn 2014 - 2016. + Năm 2018, các nước Việt Nam, Cam-pu-chia và Thái Lan đã hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam dài gần 1000 km giữa các tỉnh của 3 nước.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!