Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những sự thay đổi liên quan đến quá trình lão hóa – xảy ra trong giấc ngủ - ở nam giới diễn ra sớm hơn so với những bình thường – trước tuổi 45. Một cách trùng hợp, chúng đi kèm với sự thay đổi hormone tăng trưởng và hormone cortisol - 2 hormone liên quan đến quá trình lão hóa của cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đến tuổi 45, đa số nam giới mất hoàn toàn khả năng chìm vào giấc ngủ sâu, hay còn gọi là giấc ngủ sóng chậm.
Các nhà khoa học đang tiến hành xác định rằng liệu thay thế lượng hormone tăng trưởng – bị mất đi trong quá trình lão hóa – có thể đảo ngược hoặc ngăn chặn một số mặt nào đấy của quá trình lão hóa (như béo phì và giảm khả năng hoạt động thể dục thể thao) hay không?
“Ở nam giới, liệu pháp thay thế hormone nên được áp dụng ở độ tuổi thường sớm hơn so với hình dung của chúng ta, có thể xung quanh 40-45 tuổi, tương tự thời điểm áp dụng liệu pháp estrogen đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh.” – Bác sĩ Van Cauter, đại học Chicago cho biết.
“Từ đầu giai đoạn thanh niên đến trung niên, tỉ lệ giấc ngủ sóng chậm giảm từ 18,9% còn 3,4%, đi kèm với đó là sự suy giảm bài tiết hormone tăng trưởng.”
Đồng thời Van Cauter và các cộng sự cũng phát hiện thấy, bắt đầu từ giai đoạn trung niên có xảy ra sự thay đổi bài tiết hormon cortisol – hormone liên quan mật thiết đến tình trạng stress của cơ thể. Giai đoạn này được xem là giai đoạn 2 của quá trình lão hóa nói trên.
Đi kèm với việc nồng độ cortisol – hormone stress – tăng cao vào buổi tối, người ta nhận thấy thời lượng tỉnh táo tăng lên, và đồng thời thời lượng giấc ngủ REM giảm xuống.
Nhiều nghiên cứu trên người cao tuổi chỉ ra rằng, rối loạn giấc ngủ có thể gây ra việc suy giảm nồng độ hormone tăng trưởng, và điều này liên quan mật thiết đến tình trạng béo phì, thừa cân, giảm khối lượng cơ bắp và giảm khả năng hoạt động thể dục thể thao. Việc sử dụng thuốc ngủ kích thích giai đoạn sóng chậm có thể giúp tăng nồng độ hormone này.
Van Cauter và cộng sự đã phân tích dữ liệu lấy từ 149 nam giới khỏe mạnh, tuổi từ 16 – 83, đã trải qua các nghiên cứu về giấc ngủ và được đo lường nồng độ hormone cortisol và hormone tăng trưởng trong 24 giờ.Nghiên cứu trên chỉ tiến hành trên nam giới vì người ta nhận thấy rằng chất lượng giấc ngủ của nữ giới không bị ảnh hưởng ở giai đoạn trung niên.
“Nghiên cứu của Van đã gợi lên một vấn đề thú vị về mối liên hệ giữa quá trình lão hóa, giấc ngủ và sự thay đổi hormone, nhưng chưa chỉ ra được ảnh hưởng của việc mất ngủ lên sự thay đổi những hormone này” – Louis J. McNabb, Viện Nghiên cứu rối loạn giấc ngủ, California.
“Nếu quả thực có mối liên hệ giữa những yếu tố này, thì tôi vẫn không tin là nó thực sự có ý nghĩa trên lâm sàng. Đa số các giám đốc, chủ tịch của các công ty, chính phủ đều đã bước qua tuổi 55, họ vẫn làm việc rất tốt đấy thôi, chẳng cần quan tâm đến giấc ngủ sóng chậm hay gì cả!” – Louis nói thêm.
Điểm đáng chú ý nhất của nghiên cứu của Van Cauter đó là việc cải thiện giấc ngủ SW có thể đảo ngược quá trình suy giảm hormone ở người trẻ cho tới những người tuổi trước trung niên, từ đó chống lại những thay đổi của quá trình lão hóa.
“Những biện pháp can thiệp đến quá trình này nên được cân nhắc khi bạn còn trẻ. Càng nhiều nghiên cứu về vấn đề này, càng có lợi cho tình trạng dân số đang già hóa của chúng ta.” – Marc R. Blackman, nhà nghiên cứu nổi tiếng, đang làm việc cùng đại học Y khoa Johns Hopkins.
Cuối cùng, Van Cauter cho rằng cần phát triển những loại thuốc ngủ mới, chú trọng vào việc làm tăng thời lượng của giấc ngủ SW thay vì chỉ tập trung vào việc dễ đi vào giấc ngủ và ngăn tỉnh giấc như các dòng thuốc hiện tại.
Xem thêm :