Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của cải bó xôi

Ở Việt Nam, cải bó xôi hay rau Bina hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là một loại rau xanh được nhiều người chọn lựa vì giá trị dinh dưỡng cực cao.Tuy vậy, cũng có nhiều người nhầm lẫn loại rau này với các loại cải hoặc các loại rau xanh đậm khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về cách phân biệt, lợi ích và tác dụng của loại rau này.

Cải bó xôi là gì?

Video: Cải bó xôi: "Thần dược" có tác dụng không ngờ.

Cải bó xôi còn có các cái tên khác như rau Bina hay rau chân vịt. Đây là một loại rau lá sẫm có nguồn gốc từ miền Trung và Tây Nam Á. Tên là cải nhưng thực chất chúng thuộc họ Dền. Về đặc điểm cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc bé xíu, thân và lá giòn, dễ gãy, dập. Đây là loại rau thích hợp với khí hậu mát mẻ nên chúng được trồng phổ biến quanh năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc hay Đà Lạt.

Cách phân biệt cải bó xôi.

 Nhiều người ít ăn loại rau này có thể sẽ nhầm lẫn với các loại khác như rau cải ngọt, một loại cải cũng thường mọc vào mùa đông, hay với rau mồng tơi, một loại rau cũng có lá tương tự. Tuy nhiên chúng là các loại rau khác nhau hoàn toàn.

  • Phân biệt với cải ngọt:
Phân biệt với cải ngọt:

Phân biệt với cải ngọt

Giống nhau: Cả hai loại rau đều có kiểu cây với cuống nhỏ hơi dài, phần lá bên trên hình bầu dục với gân lá nổi ở mặt dưới. Cùng với đó, kiểu lá mọc ra từ một gốc nhỏ, ôm lại với nhau xòe ra ở trên. 

Khác nhau: Lá của cây cải bó xôi dày hơn, màu xanh sẫm hơn, cuống cứng hơn và lá thon hơn so với cải ngọt. Thêm nữa, cải bó xôi phần gốc thường có màu hơi tía trong khi cải ngọt phần gốc vẫn xanh mướt như màu của bẹ lá

  • Phân biệt với rau mồng tơi.
Phân biệt với rau mồng tơi.Phân biệt với rau mồng tơi.

Có thể cải bó xôi cũng có lá xanh sẫm và bóng như lá rau mồng tơi. Tuy nhiên rau mồng tơi là cây thân leo các lá mọc ra từ thân dây chính với cuống lá khá ngắn, loại này có độ bóng sáng trơn hơn lá cải bó xôi và chúng cũng khá nhớt nếu bẻ ra.

Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi

Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôiGiá trị dinh dưỡng của cải bó xôiTrong 100g cải bó xôi chứa 23 calo, 91.4% nước, 3.6% carb và 2.9% protein trong đó chất xơ chiếm đến 2,2% chủ yếu là chất xơ không hòa tan. Không chỉ vậy, cải bó xôi sở hữu lượng dưỡng chất, vitamin phong phú và rất dồi dào. Trong đó, đặc biệt phải kể đến:

  • Hàm lượng beta-carotene có trong cải bó xôi cao hơn cả carot vốn là một loại củ có chứa nhiều carotene. Đây là tiền thân của vitamin A.
  • Vitamin C: hàm lượng vitamin C trong cải bó xôi cao gấp đôi so với rau cải trắng, cụ thể là trong 100g cải bó xôi chứa tới 28,1 mg vitamin C, là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường sức khỏe và chức năng miễn dịch.
  • Vitamin K: Trong 100g rau cải bó xôi cung cấp đến 0.48 mg vitamin K và một lá cải bó xôi chứa hơn một nửa nhu cầu hàng ngày của bạn.
  • Axit folic: còn được gọi là folate, hoặc vitamin B9. Trong 100g cải bó xôi có tới 0.19 mg axit folic. Đây là chất cần thiết cho chức năng tế bào bình thường và tăng trưởng mô, đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
  • Sắt:  vi chất này cần thiết cho quá trình tạo máu. Trong 100g cải bó xôi có chứa 2,7mg sắt.
  • Canxi: canxi là chất cần thiết cho sự phát triển của xương, góp phần trong các chất dẫn truyền thần kinh, hoạt động của tim, cơ
  • Cải bó xôi cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như kali, magie, và vitamin B6E.

Tóm lại: dù lượng calo cung cấp không nhiều nhưng cải bó xôi cung cấp nhiều protein và chất xơ cũng như các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Tác dụng của cải bó xôi đối với sức khỏe

Với giá trị dinh dưỡng kể trên, thật không quá khi cải bó xôi được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và luôn nằm trong danh sách những loại rau giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe nhất thế giới. Dưới đây là các tác dụng chính của loại rau này:

  • Hỗ trợ giảm cân: Cải bó xôi cung cấp lượng calo thấp và nhưng giàu chất xơ, đây là các yếu tố giúp hỗ trợ giảm cân cực hiệu quả bởi tác dụng của những bữa ăn sẽ kéo dài hơn, khiến bạn lâu có cảm giác đói, giảm được tình trạng ăn vặt giữa ngày. 

Tác dụng của cải bó xôi đối với sức khỏeTác dụng của cải bó xôi đối với sức khỏe

  • Giúp xương chắc khỏe: tác dụng này là do cải bó xôi có chứa hàm lượng lớn magie, canxi và kali và vitamin K. Đây là những chất có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn và hạn chế tình trạng loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là canxi ở rau cải bó xôi hơi khó hấp thụ, vì vậy vẫn cần bổ sung canxi từ các nguồn khác như sữa.
  • Tăng cường thị lực, duy trì đôi mắt sáng khỏe: cải bó xôi chứa hàm lượng cao carotenoid như beta- caroten (tiền thân của vitamin A), Lutein, zeaxanthin là những chất rất tốt cho đôi mắt, giúp phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  • Phòng chống thiếu máu: Hàm lượng sắt trong rau Bina không phải là quá lớn nhưng nó cũng là một nguồn bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể, làm tăng lượng hồng cầu giúp phòng ngừa chứng thiếu máu, đặc biệt là ở bà bầu. 
  • Cải thiện chứng hen suyễn mạn tính: Nếu bị bệnh hen mãn tính, trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình, bạn nên bổ sung rau bó xôi thường xuyên bởi hàm lượng cao beta caroten trong cải bó xôi giúp kiểm soát các triệu chứng hen mạn tính.
  • Phòng ngừa một số loại ung thư: Trong rau Bina có chứa các hợp chất Flavonoid khác nhau có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào xấu trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, loại rau này còn chứa các chất chống viêm và chống oxy hóa cùng tham gia vào việc chống ung thư.
  • Cải thiện bệnh tiểu đường, tim mạch: Bệnh tiểu đường và tim mạch có liên quan đặc biệt mật thiết với nhau. Các chất chống oxy hóa có trong cải bó xôi sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu và tăng hoạt động của insulin từ đó cải thiện chất lượng máu về tim cũng như cải thiện những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Lượng kali cao trong rau còn giúp giảm nguy cơ đau tim, huyết áp cao và các bệnh tim mạch khác
  • Phòng ngừa táo bón: Cải bó xôi chứa hàm lượng chất xơ cao nên khi bạn ăn rau hay uống nước ép Spinach sẽ giúp giảm triệu chứng táo bón mạn tính và các bệnh về rối loạn tiêu hóa. Loại nước ép này cũng tốt cho người bị loét dạ dày, viêm đại tràng và cải thiện hệ miễn dịch.

Tác dụng của cải bó xôi đối với sức khỏeTác dụng của cải bó xôi đối với sức khỏe

  • Làm đẹp: Trong rau cải bó xôi có hàm lượng vitamin phong phú và dồi dào, đặc biệt là các vitamin E, C, B… Cac loại vitamin này rất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào giúp tóc bóng mượt và da mịn màng. Nếu bạn muốn có một làn da đẹp, mịn màng thì nên thường xuyên ăn rau Bina hằng tuần.
  • Ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh: tác dụng này là do nồng độ acid folic cao trong rau cải bó xôi. Acid folic đã được chứng minh là có tác dụng phòng một số dị tật bẩm sinh trong thai kì. Do vậy đây sẽ là loại rau mà các bà bầu nên ăn đặc biệt trong ba tháng đầu.

Vậy cải bó xôi có thể chế biến như thế nào?

Có nhiều cách chế biến món rau giàu dưỡng chất này bao gồm cả ăn sống và nấu chín. Sau đây là một số món bạn có thể tham khảo:

  • Sinh tố rau cải bó xôi với chuối.
Sinh tố rau cải bó xôi với chuốiSinh tố rau cải bó xôi với chuối

Như ta đã biết, chuối và cải bó xôi rất giàu dinh dưỡng. Sinh tố kết hợp hai lại thực phẩm này chính là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn sau thời gian vận động cường độ cao và đặc biệt là không làm tăng cân nhé.

  • Nước ép cải bó xôi
Nước ép cải bó xôiNước ép cải bó xôi

Đây là một món rất dễ làm mà lại giữ lại nhiều các loại vitamin và dưỡng chất như vitamin C, acid folic, riboflavin, niacin và kali cho bạn hơn khi nấu chin. Bạn có thể dùng thay nước giải khát mùa hè cũng rất thích hợp.

  • Salad dâu tây cải bó xôi
Salad dâu tây cải bó xôi

Salad dâu tây cải bó xôi

Lại một món salad vô cùng bổ dưỡng dành cho những nàng muốn giảm cân và lảm đẹp đây. Ngoài dâu tây và cải bó xôi, bạn có thể cho  thêm các loại hạt như hanh nhân hoặc cả thịt gà nữa. Đây là món ăn vừa giảm cân vừa duy trì được dinh dưỡng.

  • Súp rau cải bó xôi
Súp rau cải bó xôiSúp rau cải bó xôi

Đây là một món ăn rất thích hợp chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có từ rau chân vịt, khoai tây, đậu hà lan, nước dùng gà...Món ăn này đặc biệt thích hợp cho mẹ bầu và trẻ nhỏ.

  • Rau cải bó xôi xào
Rau cải bó xôi xàoRau cải bó xôi xào

Nếu bạn không phải là tín đồ của rau sống thì món cải bó xôi xào này có thể là một lựa chọn tuyệt vời khác. Những món ăn chin sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng như sắt, canxi.

Kết luận

Cải bó xôi là một loại rau cũng khá phổ biến hiện nay, bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các cửa hàng rau sạch hoặc trong các siêu thị. Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cùng nhiều cách chế biến làm cho cải bó xôi là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của nhiều gia đình. Bạn có thể lựa chọn các món ăn sống hoặc cả nấu chín tùy theo sở thích và mục đích của mình. Để có được một món ăn ngon đảm bảo dinh dưỡng hãy chọn những bó rau còn xanh, tươi mới, có cả gốc, không bị gãy dập hoặc thối. Màu lá xanh tươi, không quá đậm sẽ là những bó cải còn non mướt và đầy dinh dưỡng.

Câu hỏi liên quan

Cải bó xôi kỵ với tôm Đậu, khoai lang kỵ cải bó xôi Cải bó xôi kỵ tránh nấu với đậu phụ ...v...
Xem thêm
Trẻ em trên 6 tháng tuổi ăn được cải bó xôi. Vì rau bó xôi là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho con người, và được sử dụng nhiều và thường xuyên trong các món ăn trẻ em để giúp phong phú thêm chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên khi chế biến rau cải bó xôi, hiện tượng nitrat bắt đầu tích tụ có thể xảy ra. Điều này có khả năng gây hại cho các tế bào hồng cầu của con bạn - cụ thể hơn là protein hemoglobin bên trong cơ thể. Nitrat có thể chuyển đổi hemoglobin thành methemoglobin, tạo ra việc thiếu oxy chuyển từ các tế bào hồng cầu đến các mô.
Xem thêm
Kiểm soát bệnh đái tháo đường Ngăn ngừa ung thư Phòng ngừa bệnh hen Giúp điều hòa huyết áp Tốt cho xương khớp Có lợi cho hệ bài tiết Tốt cho da và tóc Tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt Tăng cường hoạt động của hệ thần kinh Phòng chống các bệnh tim mạch Chống loét dạ dày
Xem thêm
Sinh tố cải bó xôi Cháo cải bó xôi Cải bó xôi xào tỏi Canh cải bó xôi thịt bằm Súp cải bó xôi Salad rau chân vịt Trứng chiên cải bó xôi Canh gà cải bó xôi
Xem thêm
Câu trả lời cho câu hỏi này là cải bó xôi không phải là cải ngọt. Hai loại rau này hoàn toàn khác nhau và có một điều đặc biệt là cải bó xôi dù được gọi là cải thuộc họ dền chứ không thuộc họ cải. Vì vậy, có thể thấy một phần vì tên gọi và một phần vì hai loại rau này có vài đặc điểm giống nhau mà nhiều người bị nhầm lẫn giữa cải bó xôi và cải ngọt.
Xem thêm
Ăn rau bó xôi khi mang thai có an toàn không? Câu trả lời là bà bầu có thể ăn rau bó xôi khi mang thai nhưng với lượng vừa phải, nửa chén rau cải bó xôi trong chế độ ăn uống khi mang thai mỗi ngày đáp ứng tiêu chí trên. Hạn chế ăn quá nhiều rau cải bó xôi vì có thể dẫn đến các biến chứng trong thai kỳ. Rau cải bó xôi có chứa axit folic, là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Folate hoặc axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, có lợi cho thai nhi. Loại rau lá xanh đậm này cũng chứa sắt, là một chất dinh dưỡng quan trọng khác cần thiết trong thai kỳ. Nhưng hãy đảm bảo rằng mẹ bầu không tiêu thụ rau bó xôi quá mức.
Xem thêm
Savoy: Giống này có đặc điểm lá màu xanh đậm, xoăn và hơi nhăn nheo. Cải bó xôi dẹt, lá tròn. Semi-savoy: Là loại rau có lá hơi nhăn và nó có kết cấu gần giống loại savoy nhưng lại dễ làm sạch lá hơn.
Xem thêm
Canh cải bó xôi Cải bó xôi xào Salad cải bó xôi Sinh tố cải bó xôi Cháo cải bó xôi Trứng chiên cải bó xôi, trứng cuộn cải bó xôi
Xem thêm
Cải bó xôi là một trong những loại rau lá xanh được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì nó là một nguồn giàu khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe và luôn được các mẹ ưu tiên lựa chọn trong nhóm thực phẩm ăn dặm của con.
Xem thêm
Cơm thịt bò trộn cải bó xôi Cải bó xôi xào dầu hào Canh cải bó xôi thịt bằm ...v...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cải bó xôi (rau củ quả)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!