FeCl2 +2AgNO3 → 2AgCl ↓+ Fe(NO3)2
1. Phản ứng hóa học giữa FeCl2 và AgNO3
FeCl2 +2AgNO3 → 2AgCl ↓+ Fe(NO3)2
2. Cách thực hiện phản ứng
- Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Phản ứng xuất hiện kết tủa màu trắng AgCl
5. Mở rộng về FeCl2 và AgNO3
5.1. Tính chất hóa học của FeCl2
- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.
- Có tính khử: Fe2+ → Fe3+ + 1e
a. Tính chất hóa học của muối:
- Tác dụng với dung dịch kiềm:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
- Tác dụng với muối
FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl
b. Tính khử:
- Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
5.2. Tính chất hóa học của AgNO3
- Mang tính chất hóa học của muối
Tác dụng với muối
AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3
2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2
Tác dụng với kim loại:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Tác dụng với axit:
AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3
Oxi hóa được muối sắt (II)
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
6. Bạn có biết
Tương tự FeCl2, các muối clorua khác như NaCl, KCl, BaCl2,... cũng phản ứng với muối bạc tạo kết tủa bạc nitrat
7. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm
A. Fe(NO3)2, H2O B. Fe(NO3)3, AgNO3 dư.
C. Fe(NO3)2, AgNO3 dư D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư.
Hướng dẫn giải
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag ↓
Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag ↓
→ Dung dịch X gồm Fe(NO3)3, AgNO3
Đáp án : B
Ví dụ 2: Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 D. Fe(NO3)3 , AgNO3
Hướng dẫn giải
3AgNO3 + Fe → 3Ag + Fe(NO3)3
Đáp án : B
Ví dụ 3: Trong các phản ứng với phi kim, sắt thường đóng vai trò là chất gì?
A. Oxi hóa B. Khử C. xúc tác D. chất tạo môi trường.
Hướng dẫn giải
Phi kim thường thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng.
Đáp án : B
8. Bài tập vận dụng liên quan (có đáp án)
Câu 1. Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 16,0.
B. 11,2.
C. 16,8.
D. 18,0.
Lời giải:
Phương trình ion
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Phương trình phản ứng hóa học
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Theo 2 phương trình (1) và (2) ta có:
nFe pư = nCu2+ + 0,5nHCl = 0,15 + 0,2 : 2 = 0,25 mol
nCu = nCu2+ = 0,15 mol
=> m KL sau phản ứng = mFe bđ – mFe pư + mCu
=> m – 0,25.56 + 0,15.64 = 0,725m => m = 16 gam
Câu 2. HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS, Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Lời giải:
Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO
15NH4HCO3 + 5HNO3 → 10NH4NO3 + 2H2O + 15CO2
Mg(OH)2 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + 2H2O
Câu 3. Có các mệnh đề sau:
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường axit.
(3) Khi nhiệt phâm muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Trong các mệnh đè trên, những mệnh đề đúng là
A. (1) và (3).
B. (2) và (4).
C. (2) và (3).
D. (1) và (2).
Lời giải:
Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)
(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2
(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt
Câu 4. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.
B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu.
D. Kết tủa màu trắng.
Lời giải:
Câu 5. Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra chất không tan (kết tủa). Chất X là:
A. BaCl2
B. NaOH
C. Ba(OH)2
D. H2SO4
Dung dịch chất X có pH > 7 => X là dung dịch bazơ => loại A và D
Dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa => X là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KOH
Câu 6. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → muối A1 → muối A2 → muối A3 → Fe
A1, A2, A3 là các muối của sắt (II)
Theo thứ tự A1, A2, A3 lần lượt là:
A. FeCO3, Fe(NO3)2, FeSO4
B. FeS, Fe(NO3)2, FeSO4
C. Fe(NO3)2, FeCO3, FeSO4
D. FeCl2, FeSO4, FeS
Lời giải:
Fe + Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu
Fe(NO3)2 + Na2CO3 → FeCO3 + 2NaNO3
FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 + H2O
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?
A. ZnS + HNO3(đặc nóng)
B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
C. FeSO4 + HNO3(loãng)
D. Cu + HNO3 (đặc nóng)
Lời giải:
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Trong phản ứng này HNO3 đóng vai trò như một axit thông thường.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag | Cu ra Cu(NO3)2
NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl | NH4Cl ra NH4NO3
AgNO3 → Ag + NO2 + O2 l AgNO3 ra Ag
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 l AgNO3 ra AgCl
AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | AgNO3 ra Ag