AgNO3 → Ag + NO2 + O2 l AgNO3 ra Ag

AgNO3 → Ag + NO2 + O2 là phản ứng nhiệt phân. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng AgNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} Ag + NO2 + O2

1. Phương trình nhiệt phân hoàn toàn AgNO3

2AgNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2Ag + 2NO2 + O2

2. Điều kiện phản ứng nhiệt phân AgNO3

Nhiệt độ

3. Bản chất của phản ứng nhiệt phân các muối nitrat của kim loại

Muối nitrat rất kém bền nhiệt, vì vậy khi nung nóng thì muối nitrat sẽ bị nhiệt phân tạo thành các sản phẩm khác. Sản phẩm tạo thành như thế nào phụ thuộc vào kim loại tạo muối nitrat.

3.1. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại đứng trước Mg (Li, K, Ba, Ca, Na)

Muối nitrat → Muối nitrit và O2

2M(NO3)n → 2M(NO2)n + nO2

Ví dụ: 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

3.2. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu)

Muối nitrat → Oxit kim loại + NO2 + O2

2M(NO3)n→ M2On + 2nNO2 + n/2O2

Ví dụ: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

3.3. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu

Muối nitrat → kim loại + NO2 + O2

M(NO3)n → M + nNO2 + n/2O2

Ví dụ: 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

3.4. Một số phản ứng đặc biệt

2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2

NH4NO3 → N2O + 2H2O

NH4NO2 → N2 + 2H2O

4. Tính chất hóa học của AgNO3

4.1. Phản ứng oxi hóa khử

Bạc nitrat là một chất oxy hóa có độ bền trung bình có thể được khử thành bạc nguyên tố bằng nhiều chất khử trung bình hoặc mạnh. Ví dụ như N2H4 và axit photpho đều có thể khử AgNO3 thành bạc kim loại.

PTPƯ oxi hóa khử AgNO3

N2H4 + 4AgNO3  → 4Ag + N2 + 4HNO3

H3PO3 + 2AgNO3 + H2O → 2Ag + H3PO4 + 2HNO3

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

4.2. Phản ứng phân hủy

PTPƯ: AgNO→ 2Ag + 2NO2  + O2

4.3. Phản ứng với NH3

2AgNO3 + 2NH3 · H2O → Ag2O + H2O + 2NH4NO3 (lượng nhỏ amoniac)

AgNO3 + 3NH3 · H2O → Ag(NH3)2OH + NH4NO3 + 2H2O (amoniac dư)

4.4. AgNO3 phản ứng với axit

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

HBr + AgNO→ AgBr  + HNO3

4.5. AgNO3 phản ứng với NaOH

2NaOH + 2AgNO→ 2NaNO3 + Ag2O  + H2O

4.6. Phản ứng với khí clo

Cl2 + H2O → HCl + HClO 

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nhắc về muối nitrat

A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước

B. Muối nitrat rất kém bền nhiệt, dễ bị phân hủy

C. Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2

D. Muối nitrat là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat

Lời giải:

Đáp án C

Nhận xét không đúng khi nhắc về muối nitrat: Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2

Sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

Câu 2. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2

B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3

C. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3

D. Hg(NO3)2, AgNO3

Lời giải:

Đáp án D

Nhiệt phân cho sản phẩm kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là kim loại nhóm III.

Phương trình phản ứng nhiệt phân xảy ra là:

Hg(NO3)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} Hg + 2NO2↑ + O2

2AgNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2Ag + 2NO2 ↑+ O2

=> dãy muối cho sản phẩm kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là: Hg(NO3)2, AgNO3

Câu 3. Cho các nội dung nhận định sau:

1) Muối nitrat là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat

2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Nhận định nào đúng trong các nhận định trên

A. (1), (2), (3).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (2).

Lời giải:

Đáp án D

Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)

(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt

Câu 4. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2

B. Cu(NO3)2, MgNO3, Pb(NO3)2

C. Hg(NO3)2, AgNO3, Ca(NO3)2

D. Zn(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2

Lời giải:

Đáp án B

Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là:

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 ↑ + O2 ↑

2Pb(NO3)2 → 2PbO + 4NO2 + O2

Câu 5. Phân biệt 5 dung dịch riêng biệt sau: NH4NO3; (NH4)2SO4; NaCl; Mg(NO3)2 và FeCl2 bằng

A. BaCl2

B. NaOH

C. Ba(OH)2

D. AgNO3

Lời giải:

Đáp án C. Ba(OH)2

 

NH4NO3

(NH4)2SO4

NaCl

Mg(NO3)2

FeCl2

Ba(OH)­2

↑ mùi khai

↑ mùi khai và ↓ trắng

Không ht

↓ trắng

↓ trắng xanh

Phương trình phản ứng:

2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

(NH 4)2SO4 + Ba(OH) 2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

Ba(OH)2 + Mg(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

Ba(OH)2 + FeCl2 → BaCl2 + Fe(OH)2

Câu 6. Nung nóng 33,1 gam Pb(NO3)2 thu được 27,7 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.

A. 50%

B. 30%

D. 70%

C. 60%

Lời giải:

Đáp án A

Phương trình phản ứng:

Pb(NO3)2 → PbO + 2NO2 + 1/2 O2

x                                2x         1/2x mol

mNO2+ mO2= 46.2x + 32.0,5x = 33,1 – 27,7 ⇒ x = 0,05 mol

a) Khối lượng của Pb(NO3)2 phản ứng là: mPb(NO3)2= 0,05.331 = 16,55 gam

Hiệu suất phản ứng thủy phân là: H = 16,55/33,1.100% = 50%

Câu 7. Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 16,2 gam kim loại và 5,04 lít khí (đktc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu.

A. 24,10

B. 12,05

C. 48,20

D. 32,10

Lời giải:

Đáp án B

Gọi kim loại cần tìm là M ⇒ muối nitrat là: MNO3

MNO3 → M + NO2 + 1/2 O2

x → x → x → x/2

x + x/2 = 1,5x = 5,04 /22,4 = 0,225 ⇒ x = 0,15

M = 16,2 /0,15 = 108 ⇒ M là Ag

mchất rắn = 33,65 – (0,4.46 + 0,1.32) = 12,05 gam

Câu 8. Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

A. CaCO3.

B. Na2CO3.

C. KNO3.

D. KCIO3.

Lời giải:

Đáp án B

Muối Na2CO3 không bị nhiệt phân hủy.

Các muối còn lại bị nhiệt phân hủy:

CaCO3→ CaO + CO2

2KNO3 → 2KNO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Câu 9. Khi nhiệt phân hỗn hợp chất rắn sau: (NH4)2CO3, KHCO3, Mg(HCO3)2, FeCO3 đến khối lượng không đổi trong môi trường không có không khí thì sản phẩm rắn gồm các chất:

A. FeO, MgO, K2CO3

B. FeO, MgCO3, K2CO3

C. Fe2O3, MgO, K2O

D. Fe2O3, MgO, K2CO3

Lời giải:

Đáp án A

Nhiệt phân đến khối lượng không đổi:

(NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O

2KHCO3 → K2CO3 + H2O + CO2

Mg(HCO3)2 → MgO + CO2 + H2O

FeCO3 → FeO + CO2

Như vậy chất rắn sau phản ứng gồm: FeO, MgO, K2CO3

Câu 10. Cho các câu nhận xét sau, câu nhận xét không đúng là:

A. Than cốc được dùng trong quá trình luyện kim

B. Than muội làm chất độn cao su, sản xuất mực in và si đánh giầy

C. Than gỗ và than xương có cấu tạo xốp nên có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng làm mặt nạ phòng chống độc và công nghiệp hoá chất

D. CO2 là chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Lời giải:

Đáp án D

Câu không đúng là: CO2 là chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Không dùng CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại Mg, Al vì

CO2 + 2Mg \overset{t^{o} }{\rightarrow}C + 2MgO

Câu 11. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Zn(NO3)2

B. Cu(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2

C. Pb(NO3)2, AgNO3, Ba(NO3)2

D. Zn(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2

Lời giải:

Đáp án A

Câu 12. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó:

A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt

B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm

C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm

D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi

Lời giải:

Đáp án B

Ta có: NH4+ + OH- → NH3 ↑ +H2O

=> Để phân biệt muối amoni với các muối khác là người ta cho muối amoni với dung dịch kiềm vì khi đó thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

Câu 13. Cho các phản ứng xảy ra sau đây :

(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+

B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+

C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+

D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+

Lời giải:

Đáp án D

(1) AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag

→ tính oxi hóa của Fe3+ < Ag+

(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

→ tính oxi hóa của Mn2+ < H+

Câu 14.  Dung dịch muối không tác dụng với dung dịch AgNO3

Top of Form

A. NaF

B. NaCl

C. NaBr

D. NaI

Lời giải:

Đáp án A

Dung dịch muối không tác dụng với dung dịch AgNO3 là NaF

Xem thêm các phương trình hóa học hay, đầy đủ khác:

NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl | NH4Cl ra NH4NO3 | AgNO3 ra AgCl

Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O | Ag ra AgNO3

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 l AgNO3 ra AgCl

AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | AgNO3 ra Ag

Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag | Cu ra Cu(NO3)2

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!