Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolon, một số ví dụ của nhóm này như:
- Levofloxacin
- Ofloxacin
- Gatifloxacin
- Norfloxacin
- Moxifloxacin
- Trovafloxacin
Công dụng của Ciprofloxacin
Các bác sĩ và nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe y tế khác thường kê đơn ciprofloxacin để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ như:
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng phổi hoặc đường thở chẳng hạn như bệnh lao, bệnh dịch hạch thể phổi, nhiễm trùng huyết do Yersinia pestis (Y. pestis) gây ra, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và viêm phế quản mãn tính
- Nhiễm trùng xương
- Nhiễm trùng khớp
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do một số vi khuẩn như E.coli
- Tiêu chảy có truyền nhiễm do vi khuẩn E.coli, Campylobacter jejuni và Shigella gây ra
- Bệnh nhân mắc bệnh than bị sốt, có số lượng bạch cầu thấp và đã nhiễm trùng trong ổ bụng.
- Sốt thương hàn
- Bệnh lậu ở cổ tử cung và niệu đạo do Neisseria gonorrhoeae
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
- Viêm bàng quang cấp tính không biến chứng
Những bệnh chống chỉ định điều trị bằng Ciprofloxacin
Do các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolon, ciprofloxacin không nên được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng sau đây trừ khi không còn lựa chọn thay thế nào khác, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng (UTI)
- Đợt cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính do vi khuẩn cấp tính
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn
Cảnh báo về tác dụng phụ nghiêm trọng gây hại của Ciprofloxacin
Ciprofloxacin cũng như các kháng sinh khác trong nhóm fluoroquinolon đều có thể gây ra viêm gân và thậm chí là đứt gân, đặc biệt là gân Achilles. Một số bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên hạn chế vận động mạnh trong thời gian đang dùng thuốc này.
Fluoroquinolon còn ngăn chặn hoạt động của thần kinh cơ, do đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng yếu cơ ở những người bị bệnh nhược cơ.
Các tác dụng phụ của Ciprofloxacin
Các tác dụng phụ phổ biến nhất là:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Phát ban
- Đau đầu
- Có cảm giác bồn chồn
Sốc phản vệ hoặc sốc là phản ứng dị ứng hiếm gặp của thuốc này, đồng thời cũng cần cấp cứu y tế khẩn cấp khi mắc phải. Do đó, nếu gặp các triệu chứng trên hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức.
Các triệu chứng của sốc bao gồm:
- Suy tim
- Sưng mặt hoặc cổ họng
- Khó thở
- Nổi mề đay
- Ngứa
Các tác dụng phụ nghiêm trọng và các tác dụng phụ khác của Ciprofloxacin
Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra của Ciprofloxacin bao gồm:
- Mắc bệnh lý về thần kinh ngoại biên
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (CNS), ví dụ như có các rối loạn tâm thần độc hại như bồn chồn, kích động, mất ngủ, lo âu, gặp ác mộng, hoang tưởng, chóng mặt, run, trầm cảm và ảo giác.
- Tăng đường huyết
- Bị tiêu chảy liên quan đến clostridiumdifficile (CDAD)
- Nhịp tim bất thường
- Rối loạn chức năng gan
- Đột quỵ
- Co giật
- Hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell)
- Mắc hội chứng Stevens-Johnson
- Viêm mạch máu
- Viêm phổi do dị ứng
- Viêm thận kẽ
- Suy thận cấp tính
- Viêm gan
- Vàng da
- Suy gan
- Thiếu máu
- Giảm bạch cầu
Các tác dụng phụ nghiêm trọng và các tác dụng phụ khác bao gồm:
- Thuốc nên được sử dụng thận trọng cho các bệnh nhân mắc các bệnh về hệ thần kinh trung ương như co giật, vì những cơn co giật hiếm gặp đã được báo cáo xuất hiện ở một số người dùng ciprofloxacin.
- Nên tránh dùng thuốc ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, vì chưa có hướng dẫn sử dụng an toàn cho những đối tượng trên
- Nhiều loại thuốc kháng sinh, bao gồm cả ciprofloxacin, có thể làm thay đổi các vi khuẩn bình thường trong ruột kết, tăng cường sự phát triển quá mức của loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm ruột kết, (C. difficile hoặc viêm đại tràng giả mạc). Dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc sau khi dùng ciprofloxacin là tiêu chảy, sốt, đau bụng và có thể bị sốc, nếu mắc hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
- Tim ngừng đập
- Suy hô hấp
Liều dùng Ciprofloxacin
Liều lượng Ciprofloxacin
- Đối với hầu hết các bệnh nhiễm trùng, liều dùng được khuyến cáo cho người lớn là:
- 250-750mg (viên nén giải phóng nhanh) cách liều 12 giờ
- 500-1000mg (viên nén giải phóng chậm) cách liều 24 giờ
- Liều tiêm tĩnh mạch thông thường là 200-400mg, cách 8-12 giờ một lần.
Các dạng thuốc
- Viên nén: 250, 500 và 750 mg.
- Viên nén giải phóng chậm (XR): 500 và 1000 mg.
- Viên nang siêu nhỏ để pha hỗn dịch (vi nang): 250 mg/5 ml, 500 mg/5 ml.
- Thuốc tiêm hoặc thuốc cô đặc: 200 mg/100 ml, 200 mg/20 mg, 400 mg/200 ml, 400 mg/40 ml.
Tương tác thuốc Ciprofloxacin
- Ciprofloxacin được sử dụng cùng với theophylline (Respbid, Slo-Bid, Theo-24, Theolair) sẽ làm tăng nồng độ theophylline trong máu độc hại. Theophylline thường được sử dụng để mở đường thở trong điều trị hen suyễn, có thể gây co giật và rối loạn nhịp tim. Nếu không thể tránh việc sử dụng đồng thời cả hai loại thuốc trên, thì nên làm xét nghiệm thường xuyên để theo dõi nồng độ theophylline trong máu.
- Ciprofloxacin làm tăng tác dụng của tizanidine (Zanaflex) được sử dụng để điều trị chứng co cứng cơ. Do đó, không nên kết hợp hai thuốc này.
- Muối sắt (ví dụ, sulfat sắt) có thể làm giảm sự hấp thu của ciprofloxacin vì sẽ gây hình thành phức hợp ciprofloxacin-sắt mà cơ thể không thể hấp thu. Thuốc kháng axit cũng làm giảm sự hấp thu của ciprofloxacin. Nếu bệnh nhân đang dùng cả ba loại thuốc trên, thì nên dùng ciprofloxacin trước hai giờ hoặc sáu giờ sau khi dùng muối sắt hoặc thuốc kháng axit.
- Ciprofloxacin sẽ làm tăng tác dụng làm loãng máu của warfarin (Coumadin, Jantoven). Tuy chưa có lý do rõ ràng cho điều này, nhưng vẫn cần theo dõi hoạt động chống đông máu của cơ thể sau khi bắt đầu hoặc ngưng dùng ciprofloxacin.
- Sevelamer (Renagel) có thể làm giảm sự hấp thu và hiệu quả của ciprofloxacin. Sữa và nước cam cũng như vậy. Do đó, Ciprofloxacin, cũng như sắt và thuốc kháng axit, nên được dùng trước hai giờ hoặc sáu giờ sau khi uống sữa hoặc nước cam.
- Sử dụng ciprofloxacin cùng các thuốc điều trị tiểu đường (ví dụ như glyburide [Micronase, Diabeta, Glynase, Prestab]) có thể khiến lượng đường huyết thấp nghiêm trọng.
- Ciprofloxacin có thể làm tăng nồng độ sildenafil (Viagra) trong máu, thường được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương. Nên tránh sự kết hợp hai loại này.
- Bệnh nhân dùng Ciprofloxacin có thể bị nhạy cảm với ánh nắng trực tiếp (ánh sáng), do đó tránh tiếp xúc nhất có thể và sử dụng thêm kem chống nắng.
- Fluoroquinolon sẽ làm vấn đề đường huyết thấp thêm trầm trọng khi kết hợp với sulfonylurea, ví dụ, glyburide (Micronase, Diabeta, Glynase, Prestab).
An toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú
Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng kháng sinh Ciprofloxacin nếu đang mang thai hoặc cho con bú vì chưa có thông tin rõ ràng về sự an toàn khi dùng thuốc trong thời gian này.
Bảo quản thuốc
- Viên nén: bảo quản dưới 30 độ C (86 F).
- Viên nén phóng thích chậm: bảo quản trong khoảng từ 15 đến 30 độ C (59 đến 86 F).
- Vi nang: bảo quản dưới 25 độ C (77 F), tránh để thuốc bị đóng băng.
- Thuốc tiêm: bảo quản trong khoảng từ 5 đến 30 độ C (41 đến 86 F), tránh để thuốc bị đóng băng.
Xem thêm: