Chúng ta có cần tiêm nhắc lại vaccin COVID-19 không?

Các loại vắc-xin đang được sử dụng ở Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới được đánh giá là an toàn và hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng khi nhiễm COVID-19.

Video 5 điều cần biết khi tiêm vắc xin Pfizer

  • Giám đốc điều hành của một số công ty dược phẩm cho biết cần tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19 ngay từ mùa thu năm nay để tăng cường khả năng miễn dịch chống lại căn bệnh này.
  • Các chuyên gia cho rằng việc tiêm nhắc lại hay không và thời điểm tiêm nhắc lại khi nào hiện chưa có câu trả lời cụ thể.
  • Tuy nhiên tiêm nhắc lại vắc-xin không phải là hiếm. Một số loại vắc-xin có mũi tiêm nhắc lại như Tdap (chống uốn ván, bạch hầu, ho gà), mũi nhắc lại có tác dụng tăng cường khả năng bảo vệ. 

Sự bảo vệ đó kéo dài bao lâu hiện vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ vì dịch mới xuất hiện, virus không ngừng biến chủng, thời gian nghiên cứu còn hạn chế.

Hiện tượng nhiễm bệnh dù đã tiêm vaccine đầy đủ không phải là không có, trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca nhiễm đột phá (Breakthrough infections). Đa số những ca nhiễm này không biểu hiện triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện qua sàng lọc.

Khi các biến chủng coronavirus tiếp tục lây lan và đột biến, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại vaccine như thế nào? Câu hỏi này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Các chuyên gia cho rằng việc đưa ra kết luận tiêm nhắc lại đối với một số loại vaccine COVID-19 đang dùng hiện nay còn quá sớm.

Tiến sĩ Amesh Adalja của trung tâm y tế Johns Hopkins, Baltimore cho biết còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của việc tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 cũng như lựa chọn thời điểm nhắc lại vào thời gian nào là phù hợp.

Việc đánh giá sẽ đầy đủ và hiệu quả hơn nếu tìm được ngưỡng phát hiện những trường hợp tiêm đủ liều vaccine nhắc lại mà vẫn nhiễm bệnh trong tình trạng nặng phải nhập viện. Chúng ta vẫn chưa tìm ra ngưỡng đó.

Quan điểm của các CEO công ty sản xuất vaccine cho rằng việc tiêm nhắc lại vaccine hàng năm là cần thiết, giống như tiêm phòng cúm. Họ nói rằng vaccine tiêm nhắc lại sẽ được cung cấp sớm trong tháng 9.

Thông tin từ dữ liệu cho thấy vaccine Moderna và Pfizer có cùng cơ chế sản xuất là sử dụng mARN của virus để kích thích cơ thể tạo kháng thể, hiệu quả bảo vệ của hai loại vaccine này kéo dài trong vòng 6 tháng. Vaccine Pfizer đang được thử nghiệm tiêm mũi nhắc lại sau một năm tiêm hai liều đầy đủ.  Thử nghiệm đánh giá hiệu quả của việc tiêm mũi vaccine AstraZeneca thứ hai sau tiêm mũi một 12 tuần, kết quả cho thấy không có sự khác biệt so với việc sử dụng các liều gần nhau.

Các loại vaccine phổ biến hiện nay, nguồn: ReutersCác loại vaccine phổ biến hiện nay, nguồn: Reuters

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã đăng một bài báo trên tạp chí Nature Medicine vào tháng 1 báo cáo kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 đánh giá hiệu quả tiêm vaccine COVID-19. Họ cho rằng các liều tăng cường có thể kéo dài thời gian bảo vệ. Tuy nhiên sự khác biệt giữa việc tiêm đủ liều vaccine ban đầu với liều bổ sung nhắc lại hàng năm hiện chưa có câu trả lời chính xác.

Tiến sĩ Anthony Fauci-chuyên gia hàng đầu bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho rằng độ bền vững của vaccine có hạn, do vậy việc tiêm nhắc lại là cần thiết. Thời điểm tiêm mũi nhắc lại chính xác nhất khi ta biết được thời gian kéo dài tác dụng của của các loại vaccine đang dùng.

Trung tâm kiểm soát và phòng tránh dịch bệnh CDC khuyến cáo tiêm nhắc lại cho một số loại vaccine phổ biến:

Như là, tiêm nhắc lại vaccine ngừa uốn ván, bạch cầu, ho gà, Tdap 10 năm một lần. Những người đi du lịch ở các nước có mức độ viêm gan A cao được khuyên nên tiêm nhắc lại sau mũi tiêm đầu tiên 12 tháng.

Một nhóm nghiên cứu người Úc đã công bố kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình dự đoán thời gian kéo dài khả năng bảo vệ của vaccine COVID-19 vào tháng 3 thông qua việc theo dõi nồng độ kháng thể lưu hành trong máu. Họ phát hiện thấy sự suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine sau tiêm 250 ngày. Vaccin có hiệu quả bảo vệ giúp người nhiễm có triệu chứng nhẹ nhàng hơn, nhưng độ bền vững của vaccin thì không phải là tồn tại vĩnh viễn.

Tiến sĩ Stephen Russell, CEO và đồng sáng lập Imanis Life Sciences cho biết thông qua việc đánh giá kháng thể, khả năng bảo vệ của vaccine có thể kéo dài hơn một năm, ngắn nhất là trong vòng 3 tháng. Khoảng thời gian bảo vệ kéo dài do vậy khó để xác định chính xác thời điểm thích hợp tiêm mũi nhắc lại nếu không có thông tin đầy đủ về đỉnh hiệu giá kháng thể trung hòa và tốc độ giảm của nó ở mỗi cá thể. Ông cho biết vaccine Pfizer và Moderna có hiệu giá kháng thể cao nhất, tiếp theo đến vaccine AstraZeneca và Johnson&Johnson. Nhưng mỗi loại vaccine có cách thực hoạt động khác nhau và có thể có loại vaccine tạo được khả năng miễn dịch lâu dài.

Những vaccine thông thường tiêm chủng cho trẻ em như sởi, quai bị, rubella có khả năng tạo miễn dịch suốt đời, chúng là nhóm vaccine sử dụng virus sống giảm động lực để tạo kháng thể, điều này được cho là tạo khả năng bảo vệ lâu bền hơn so với vaccine sản xuất từ mRNA.

Hiện việc các loại vaccin vẫn có tác dụng bảo vệ khi nhiễm COVID kể cả đối với các biến thể mới xuất hiện.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!