Video Dấu hiệu chấn thương dây chằng đầu gối
Có 3 mức độ chấn thương dây chằng bên gối:
- Chấn thương độ 1: Dây chằng giãn nhẹ nhưng không bị lỏng
- Chấn thương độ 2: Dây chằng bị rách một phần
- Chấn thương độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn và khớp không ổn định
Chấn thương dây chằng bên gối thường xảy ra do lực tác động lên mặt trong khớp gối. Chấn thương này chủ yếu xảy ra khi chơi thể thao, tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện do sử dụng khớp quá mức hoặc do ngã nếu đối tượng đã cao tuổi.
Các triệu chứng của chấn thương dây chằng bên gối
Các triệu chứng bao gồm:
- Khó chịu ở mặt ngoài đầu gối khi có áp lực đè lên, khi nắn bóp
- Đau và sưng ở mặt ngoài đầu gối
- Đau âm ỉ khi chạm vào vùng phía trên dây chằng bị ảnh hưởng
- Yếu đầu gối
Xử trí và điều trị
Chăm sóc, sơ cứu đúng cách và thực hiện sớm có thể giảm đau và giảm sưng ngay sau khi bị chấn thương đầu gối bằng cách:
- Nghỉ ngơi để hạn chế đề nặng lên đầu gối.
- Chườm túi nước đá ở đầu gối ít nhất hai giờ một lần và mỗi lần là 20 phút.
- Quấn miếng băng thun quanh đầu gối.
- Kê cao đầu gối bằng cách đặt gối hoặc chăn dưới đầu gối bị chấn thương.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Đeo đai trong vài ngày để cố định đầu gối
- Sử dụng nạng cho đến khi mọi chuyển động và sức mạnh của khớp được phục hồi.
- Tập các bài tập đầu gối nhằm phục hồi tính linh hoạt của khớp và sức mạnh ở cơ đùi; phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích
- Dùng các loại thuốc kháng viêm không phải steroid để giảm đau: Paracetamol, Efferalgan
- Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép bằng băng quấn ace và kê cao chân (phương pháp RICE)
- Có thể cần tiến hành phẫu thuật trong trường hợp tổn thương nặng, ví dụ như khi dây chằng bị rách và đầu gối không ổn định
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu:
- Người bệnh là vận động viên và muốn tiếp tục trong môn thể thao của mình.
- Ngoài tổn thương dây chằng thì sụn ở đầu gối cũng bị thương
- Chấn thương khiến đầu gối không thể di chuyển và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Trong quá trình tái tạo dây chằng chéo, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ dây chằng bị tổn thương và thay thế nó bằng một đoạn mô tương tự như dây chằng nối cơ với xương. Sau phẫu thuật xong thì người bệnh vẫn phải tham gia điều trị phục hồi chức năng. Tái tạo dây chằng chéo thành công kết hợp với phục hồi chức năng có thể khôi phục sự ổn định và chức năng cho đầu gối cho người bệnh.
Xem thêm: