Chăm sóc và điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) tại nhà: Lối sống và chế độ ăn

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) gây khó chịu, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Những triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, bụng chướng và tiêu chảy gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Tuy nhiên, việc xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học có thể giúp làm giảm khởi phát các đợt bệnh và cải thiện triệu chứng. Cơ thể của mỗi người là khác nhau, không có công thức chung cho tất cả mọi người, nhưng khi bạn tìm thấy các biện pháp khắc phục hiệu quả, bạn có thể sử dụng chúng để ngăn ngừa sự khó chịu do IBS gây ra.

Chế độ tập luyện của người mắc IBS

Nguồn ảnh: Sky NewsNguồn ảnh: Sky News

Đối với nhiều người, tập thể dục là một phương pháp trị liệu giúp giảm bớt căng thẳng, trầm cảm và lo lắng, đặc biệt là khi thực hiện tập luyện đều đặn. Bất cứ cách nào giúp giảm căng thẳng đều có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu gây ra do các cơn co thắt thường xuyên của đường ruột. Nếu bạn chưa có thói quen tập thể dục, hãy bắt đầu bài tập nhẹ nhàng và tăng dần. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần.

Thư giãn dành cho người bị IBS

Video Đối phó với hội chứng ruột kích thích

Kết hợp các kỹ thuật thư giãn vào chế độ nghỉ ngơi hàng ngày có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với người đang phải chung sống với IBS. Hiệp hội Rối loạn tiêu hóa chức năng quốc tế mô tả ba kỹ thuật thư giãn đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các triệu chứng của IBS. Các kỹ thuật này bao gồm:

  • Thở bằng cơ hoành ( thở bụng)
  • Bài tập giãn cơ 
  • Thiết kế các hình ảnh trực quan mang ý nghĩa tích cực trong môi trường sống và làm việc

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả, hạt. Nguồn: Touro InfirmaryChất xơ có nhiều trong rau, củ, quả, hạt. Nguồn: Touro Infirmary

Chất xơ là một thành phần quan trọng của thực phẩm, có nhiều trong rau xanh, quả, các loai hạt, cần thiết trong việc tạo khuôn phân, giúp hệ đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Chất xơ giúp giảm bớt một số triệu chứng như táo bón. Thực tế, chất xơ cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng khác như đau bụng và đầy hơi. Tuy nhiên, việc sử dụng tăng dần các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và đậu trong vài tuần được khuyên dùng để điều trị IBS. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thêm chất xơ bổ sung bằng chế độ ăn hoặc bằng sản phẩm viên uống nếu như chế độ ăn không đủ. Theo khuyến nghị từ Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG), thức ăn có chứa chất xơ loại psyllium có thể giúp giảm nhiều triệu chứng của IBS hơn thức ăn có chứa cám.

Hạn chế sữa

Một số người bệnh IBS có biểu hiện không dung nạp lactose. Những người này có thể thử ăn sữa chua thay cho sữa - hoặc thử dùng một sản phẩm enzyme hỗ trợ để giúp bạn xử lý đường lactose. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh hoàn toàn các sản phẩm từ sữa. Trong trường hợp đó, bạn cần cung cấp đủ protein và canxi từ các nguồn thực phẩm khác ngoài sữa. Hãy tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có chỉ định về thực hiện chế độ ăn không sữa.

Thận trọng với thuốc nhuận tràng

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn (OTC) làm giảm táo bón có thể cải thiện các triệu chứng IBS, nhưng cũng có thể làm nặng thêm tình trạng chướng bụng, khó tiêu, tùy thuộc vào các sử dụng. Mayo Clinic khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn, hoặc thuốc nhuận tràng, chẳng hạn như polyethylene glycol hoặc sữa magie. Uống thuốc trước khi ăn 20 đến 30 phút để giúp ngăn ngừa các triệu chứng. Làm theo hướng dẫn trên bao bì để tránh các tác dụng không mong muốn.

Lựa chọn thực phẩm thông minh

Chế độ ăn là phương pháp phòng chống bệnh quan trọng giúp kiểm soát triệu chứng IBS. Nguồn: ScharChế độ ăn là phương pháp phòng chống bệnh quan trọng giúp kiểm soát triệu chứng IBS. Nguồn: Schar

Một số loại thực phẩm gây kích thích đường tiêu hóa, khiến khởi phát các triệu chứng hoặc làm các cơn đau bụng do IBS nặng hơn. Hãy để ý những loại thực phẩm nào làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh và nhớ tránh chúng. Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể kích thích khởi phát bệnh IBS:

  • Đậu (đỗ)
  • Bắp cải
  • Súp lơ trắng
  • Bông cải xanh
  • Rượu
  • Sô cô la
  • Cà phê
  • Nước ngọt
  • Các sản phẩm từ sữa

Bạn nên tránh một số loại thực phẩm gây kích thích hệ đường ruột, và nên ăn bổ sung một số loại thực phẩm bạn có lợi đối với IBS. Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ gợi ý rằng thực phẩm có chứa probiotics, hoặc vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa sẽ giúp làm giảm một số triệu chứng của IBS, chẳng hạn chướng bụng và đầy hơi.

Những điểm cần nhớ

IBS gây ra các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, nhưng có nhiều cách chăm sóc và điều trị tại nhà giúp phòng ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Quản lý cảm xúc, tránh căng thẳng, thực hành chế độ ăn uống khoa hoc, sinh hoạt lành mạnh là các cách tốt nhất để cải thiện triệu chứng IBS ngay tại nhà. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!