Châm cứu có thể giúp bạn phục hồi sau đột quỵ không? Lợi ích và rủi ro

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào. Có hai thể đột quỵ: đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

Châm cứu có thể giúp bạn phục hồi sau đột quỵ không? Lợi ích và rủi ro - Ảnh 1

Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (nhồi máu) xảy ra khi não bộ không được cung cấp đủ máu. Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu não bị vỡ hoặc rò rỉ. 

Cả hai thể đột quỵ trên đều rất nguy hiểm, mức độ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ, não có thể tổn thương vĩnh viễn. Phục hồi chức năng là một phần rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân đột quỵ. Có rất nhiều phương pháp phục hồi chức năng, như: hoạt động thể chất, các hoạt động nhận thức và cảm xúc. 

Châm cứu được coi là một phương pháp phục hồi chức năng bổ sung bên cạnh các phương pháp truyền thống. Hãy đọc tiếp bài viết này để hiểu được về những lợi ích và những rủi ro tiềm ẩn mà châm cứu mang lại cho bệnh nhân sau đột quỵ. 

Châm cứu mang lại những lợi ích gì cho sức khoẻ?

  • Châm cứu được chấp nhận rộng rãi như một phương pháp điều trị những cơn đau mạn tính.
  • Châm cứu có thể giúp người bệnh thư giãn cơ thể và tâm trí.
  • Đã có những nghiên cứu và những bằng chứng xác thực về vai trò của châm cứu với việc giảm đau.
  • Có ít tác dụng phụ.
  • Dễ dàng tiếp cận với chi phí tương đối thấp.

Châm cứu là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc và đã có từ hàng ngàn năm trước. Đây là phương pháp điều trị sử dụng các kim mảnh, đầu nhọn, làm từ thép không gỉ, sử dụng một lần. Các chuyên gia châm cứu sẽ thực hiện thủ thuật bằng cách châm những kim này vào trong  da. 

Kim châm cứu. Nguồn ảnh: jessbutler.comKim châm cứu. Nguồn ảnh: jessbutler.com 

Những chiếc kim mảnh này được đặt ở những vị trí cụ thể trên cơ thể, phụ thuộc vào trị trí của dây thần kinh, cân, cơ và gân. Ví dụ, châm cứu vào một điểm giữa hai lông mày hay còn được gọi là “điểm con mắt thứ ba” có thể làm giảm đau đầu.

Người ta cho rằng châm cứu chủ yếu có tác dụng làm dịu các cơn đau mạn tính, nhưng lợi ích của nó còn vượt xa hơn thế. Châm cứu đã được sử dụng để cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có thể giúp chúng ta thư giãn cơ thể và tâm trí, đồng thời giảm bớt căng thẳng và lo lắng. 

Các nghiên cứu đã chứng minh điều gì? 

Trong một nghiên cứu năm 2005, những bệnh nhân sau đột quỵ được tiến hành châm cứu. Mục tiêu của liệu pháp này là giúp họ giảm đau và giảm khó chịu. 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đối tượng tham gia đã cải thiện được tình trạng co cứng cổ tay và mở rộng được phạm vi chuyển động của cổ tay và vai.

Tuy nhiên, mức độ cải thiện lại không có ý nghĩa thống kê. 

Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy rằng châm cứu kết hợp với tập thể dục có thể mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau vai do đột quỵ. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng châm cứu có thể hữu ích trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau đột quỵ do nó làm tăng lưu lượng máu đến các khu vực bị tổn thương. 

Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều những nghiên cứu nữa để chứng minh được rằng liệu châm cứu có thực sự hiệu quả trong việc hồi phục của bệnh nhân đột quỵ hay không? 

Cơ chế hoạt động của châm cứu?

Châm cứu có thể làm tăng lưu thông máu. Nguồn ảnh: https://www.bloggedtopics.com/ Châm cứu có thể làm tăng lưu thông máu. Nguồn ảnh: https://www.bloggedtopics.com/ 

Châm cứu có thể làm tăng lưu thông máu, thư giãn cơ và kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như endorphin và serotonin. Từ đó nó giúp người bệnh thư giãn và giảm đau. 

Đối với những bệnh nhân đột quỵ, điều quan trọng nhất là phải hạn chế được các phản ứng viêm và tăng phạm vi chuyển động của các chi bị tổn thương . 

Bác sỹ châm cứu sẽ xem xét tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Họ có thể chẩn đoán bằng cách quan sát lưỡi hoặc bắt mạch. 

Khi thực hiện thủ thuật châm cứu, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn nằm xuống. Tuỳ thuộc vào vị trí can thiệp mà bạn có thể nằm ngửa, nằm úp hoặc nằm nghiêng.

Sau đó, bác sỹ sẽ nhẹ nhàng đưa các kim châm vô trùng qua da đến các huyệt.

Khi đó, bạn có thể cảm nhận được những gì bác sỹ đang làm nhưng lại không thấy đau. Bác sỹ cũng có thể sử dụng thêm liệu pháp nóng lạnh hoặc xoa bóp để hỗ trợ thêm. 

Mỗi lần châm cứu thường kéo dài 30 phút. Một liệu trình châm cứu cần tối đa 12 buổi. Có một số công ty bảo hiểm chi trả cho liệu pháp châm cứu. Do đó để chắc chắn thì bạn nên trao đổi trước với họ về liệu pháp điều trị này. 

Tác dụng phụ của châm cứu 

  • Có thể gây bầm tím hoặc chảy máu xung quanh các vị trí châm cứu
  • Có thể gây buồn ngủ. Vì vậy ngay sau khi châm cứu bạn không nên lái xe
  • Có thể làm tình trạng đau tệ hơn trước khi được cải thiện
  • Có thể không được bảo hiểm chi trả

Trước khi tìm đến các bác sỹ châm cứu, hãy hỏi ý kiến bác sỹ đang điều trị đột quỵ cho bạn. Họ có thể giúp bạn đánh giá xem châm cứu có phải là lựa chọn tốt nhất hay không. Tuy nhiên, châm cứu an toàn với tất cả mọi người.  

Hãy đảm bảo rằng bác sỹ châm cứu của bạn đã có chứng chỉ hành nghề.

Các bác sỹ châm cứu được cấp phép tại Hoa Kỳ phải hoàn thành tối thiểu 3 năm học chuyên khoa sau khi tốt nghiệp đại học và vượt qua các kỳ thi cấp quốc gia để có thể hành nghề châm cứu. 

Sau khi châm cứu, bạn có thể bị chảy máu, bầm tím hoặc đau nhức tại một vài vị trí, đó là một phản ứng rất bình thường. Nếu bạn có những triệu chứng bất thường khác, hãy báo với bác sỹ. 

Các lựa chọn thay thế châm cứu 

Nếu bạn không được điều trị bằng châm cứu hoặc muốn thử các phương pháp chăm sóc truyền thống, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn khác. Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể được điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Các lựa chon điều trị bao gồm: liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp vận động và vật lý trị liệu. 

Những phương pháp điều trị này có thể giúp bạn lấy lại khả năng ngôn ngữ, cũng như cải thiện được khả năng vận động của chân, cánh tay và bàn tay. 

Nếu não bị tổn thương do đột quỵ, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ thần kinh để được điều trị thêm. 

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý và các chuyên gia về thần kinh học để tìm được phương pháp điều trị toàn diện nhất. 

Tổng kết

Hồi phục sau đột quỵ là một thách thức bất kể bạn bị ở mức độ nào. Hãy cởi mở với gia đình và bạn bè về những gì mà bạn phải chịu đựng để nhận được hỗ trợ tốt nhất trong quá trình hồi phục. 

Hãy trao đổi với bác sỹ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Và bạn nên kiểm tra lại nếu điều trị hiện tại không có tác dụng. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!