Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện Trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện Trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu.

b. Cho biết nhân vật nào có số lượt lời nhiều nhất và giải thích lí do.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần.

d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ:

ĐỀ HẦU: (-Dạ! thưa bọn quan này)

...

HUYỆN TRÌA:

...

(Em) Phải năng lên hầu gần quan

(Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa

Trả lời

a.

Đối thoại

- ĐỀ HẦU: Trộm của Trùm Sò đêm trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua

- HUYỆN TRÌA: Lão Đề lấy tờ khai/ Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng, cung cho ngay…

- THỊ HẾN: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn…

Độc thoại

- ĐỀ HẦU: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng/ Phen này ông bày mặt thú lang…

Bàng thoại

- HUYỆN TRÌA: Tri huyện Trìa là mỗ/ Nội hạt tiếng khen khen ta…

Lời chỉ dẫn sân khấu

Hạ.

b.

- Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất

- Lí do: huyện Trìa xử án và huyện Trìa có toàn quyền quyết định

c.

- Lời thoại của nhân vật trong văn bản mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần:

Lời giới thiệu của huyện Trìa gieo vần “a”

“Tri huyện Trìa là mỗ

Nội hạt tiếng khen khen ta

Cầm đường ngày tháng vào ra…”

d.

- Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn vì đó là lời đệm của nhân vật, sự chuyển lời trong tuồng.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tri thức ngữ văn trang 109

Thị Mầu lên chùa

Huyện Trìa xử án

Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương

Thực hành tiếng Việt trang 127

Xã trưởng - Mẹ Đốp

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả