Vẽ sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp, đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt luật, niêm, vần, nhịp, đối của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường

Trả lời

Yếu tố

Đặc điểm

Luật

Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm gọn bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ - lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thư ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng/ trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ được làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ được làm theo luật trắc.

Niêm

Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7. Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3.

Vần

Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

Nhịp

Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3.

Đối

Đối là đặt câu của sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định câu thứ ba đối với câu thư tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú luật Đường.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc (Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường)

Bài 7: Yêu thương và hi vọng (Truyện)

Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin)

Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử)

Bài 10: Cười mình, cười người (Thơ trào phúng)

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả