Vẽ hình cho các trường hợp sau: a) Hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M
309
26/11/2023
Toán lớp 6 trang 78 Bài 2: Vẽ hình cho các trường hợp sau:
a) Hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M.
b) Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y trong hai trường hợp: m và n cắt nhau, hoặc m và n song song với nhau.
Trả lời
a) Cách vẽ hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M:
Cách 1:
- Vẽ đường thẳng p bất kỳ.
- Vẽ đường thẳng q cắt đường thẳng p.
- Lấy điểm M là giao điểm của hai đường thẳng p và q.
Ta có hình vẽ:
Cách 2:
- Vẽ đường thẳng p bất kỳ.
- Lấy điểm M thuộc đường thẳng p.
- Vẽ đường thẳng q đi qua điểm M và không trùng với đường thẳng p.
Ta có hình vẽ:
b) Vì đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y nên ta sẽ không xét trường hợp ba đường thẳng giao nhau tại một điểm.
Ta xét hai trường hợp còn lại:
- Trường hợp 1: Đường thẳng m và đường thẳng n cắt nhau. Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại điểm X và Y.
* Cách vẽ:
- Vẽ đường thẳng m bất kỳ.
- Vẽ đường thẳng n cắt đường thẳng m.
- Vẽ đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại hai điểm X và Y.
* Ta có hình vẽ:
- Trường hợp 2: Đường thẳng m và đường thẳng n song song với nhau. Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại điểm X và Y.
* Cách vẽ:
- Vẽ đường thẳng m bất kỳ.
- Vẽ đường thẳng n song song với đường thẳng m.
- Vẽ đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại hai điểm X và Y.
* Ta có hình vẽ:
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Điểm. Đường thẳng
Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng
Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng
Bài 6: Góc